Giới đầu cơ vàng châu Á sẽ bất chấp giá cao?
Có quá nhiều yếu tố bất ổn khiến vàng trở nên hấp dẫn, và nhà đầu tư châu Á sẽ đổ xô mua vào bất kể giá tăng kỷ lục
Chốt phiên giao dịch đêm qua (26/7), giá vàng giao tháng 8 trên sàn Comex ở New York chỉ nhích nhẹ 4,6 USD/ounce, lên 1.616,8 USD/ounce. Trong phiên, vàng dao động trong khoảng từ 1.607,8 USD/ounce tới 1.619 USD/ounce.
Mặc dù giá cả tương đối ổn định, nhưng khối lượng giao dịch trong ngày đạt tới 2,8 triệu ounce, một trong những phiên giao dịch nhộn nhịp nhất trong năm. Trước đó, trong phiên châu Á, giá vàng giao ngay cũng ít thay đổi. Chiều 26/7 tại Singapore, giá mặt hàng này chỉ nhích nhẹ lên 1.613,40 USD/ounce.
Việc giá vàng tăng chậm lại là do nhà đầu tư tin tưởng rằng nước Mỹ sẽ nâng trần nợ trước phút chót. Sáng qua (theo giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có một bài diễn văn quan trọng. Ông cảnh báo người dân Mỹ rằng, khoản nợ công ngày một lớn có thể gây "thiệt hại nghiêm trọng" tới kinh tế Mỹ nếu không được kiểm soát.
Theo ông Obama, thái độ của Đảng Cộng hòa trong các cuộc thương lượng về giải pháp cho vấn đề nợ công và chi tiêu đang dẫn đến một "ngõ cụt nguy hiểm," song ông cũng tin tưởng rằng một thỏa thuận sẽ đạt được trước hạn chót ngày 2/8 tới nhằm tránh để nước Mỹ rơi vào cảnh vỡ nợ.
Ngay sau bài phát biểu của ông Obama, Chủ tịch Hạ viện Mỹ, nghị sĩ đảng Cộng hòa John Boehner cũng khẳng định Mỹ không thể rơi vào cảnh vỡ nợ, mặc dù Quốc hội bị chia rẽ của nước này vẫn chưa thể nhất trí về một thỏa thuận nhằm tránh nguy cơ này.
Peter Fung, phụ trách kinh doanh của hãng Wing Fung Precious Metals cho rằng, nỗ lực trấn an dư luận quốc tế và thị trường toàn cầu về tình hình nợ công của Mỹ, được phát đi từ Washington tối ngày 25/7, đã phần nào giúp tăng lòng tin về việc hai Đảng ở Mỹ sẽ xích lại gần nhau để tiến tới thỏa thuận nhằm tránh nguy cơ vỡ nợ vào tháng 8 tới.
Cho dù mối lo trần nợ của Mỹ đã được xoa dịu phần nào bởi các tuyên bố trên, nhưng điều đó trước khi trở thành hiện thực vẫn là lực cản lớn đối với chứng khoán, dầu, trong khi tiếp tục đưa vàng trở thành kênh đầu tư an toàn. Thêm vào đó, nợ công châu Âu, lạm phát cũng là những nhân tố khiến giới đầu cơ tìm tới vàng.
Chuyên gia Peter Fung dự báo, nếu đảng Cộng hòa và Nhà Trắng đạt được thỏa thuận về nâng trần nợ công, giá vàng sẽ giảm xuống mức 1.560-1.570 USD/ounce. Tuy nhiên về trung và dài hạn, giá vàng sẽ vẫn tăng cao vì giới đầu tư luôn cần "nơi trú ẩn an toàn" cho nguồn vốn đầu tư của họ trong bối cảnh thế giới còn nhiều bất ổn.
Giá vàng còn chịu sức ép lên giá sau khi Standard & Poor's cảnh báo có 50% khả năng họ sẽ đánh tụt xếp hạng nợ công của Mỹ từ AAA xuống AA trong vòng ba tháng tới. Cùng với đó, cuộc khủng hoảng nợ công tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tiếp tục hỗ trợ giá kim loại quý này.
Đánh giá riêng về châu Á, tờ Dencan Herald dẫn lời một chuyên gia phân tích của hãng tư vấn Antaike cho rằng, giới đầu cơ vàng khu vực này sẽ không ngại việc giá tăng cao kỷ lục. “Nhà đầu tư có thể sẽ chạy theo đà tăng và tiếp tục mua vàng vì tiền giấy ngày càng mất giá trong khi họ đang lo ngại về lạm phát”, chuyên gia này nói.
Cơn sốt vàng đang cuốn theo các nhà đầu tư ở châu Á và có thể các ngân hàng trung ương cũng sẽ nhảy vào thị trường khi một loạt những bất ổn trên toàn cầu đang góp phần đánh bóng sức hấp dẫn của vàng, một công cụ đầu tư an toàn.
Theo Hội đồng Vàng Thế giới, nhu cầu tiêu thụ vàng của Ấn Độ và Trung Quốc đã chiếm đến 57% tổng nhu cầu toàn thế giới trong quý 1. Dự kiến hai nước này sẽ tiếp tục chứng kiến nhu cầu tiêu thụ vàng tăng lên trong các tháng còn lại của năm, khi tài sản của họ tăng cũng như lạm phát cao khiến vàng trở thành một tài sản hấp dẫn.
Tạp chí chứng khoán Trung Quốc dẫn một báo cáo cho hay, tăng trưởng kinh tế trong quý 3/2011 của Trung Quốc có thể sẽ giảm xuống còn 9,3% sau khi đã tăng 9,5% trong quý 2, nhưng lạm phát tiếp tục căng thẳng.
Theo báo cáo này, lạm phát quý 3 của Trung Quốc sẽ xoay quanh ngưỡng 5,9%. Trước đó, trong tháng 6 vừa qua, lạm phát tại nền kinh tế này đã leo lên mức cao nhất trong vòng 3 năm, 6,4%, vượt xa chỉ tiêu 4% cho cả năm 2011 mà Chính phủ Trung Quốc đề ra.
Nguyên nhân chính khiến lạm phát của Trung Quốc cũng như nhiều quốc gia châu Á khác leo thang là bởi giá thực phẩm tăng cao, như các mặt hàng thịt lợn, đậu và gia vị. Giá thị lợn tăng tới 57% trong tháng 6 tại Trung Quốc. Gạo, thực phẩm chính của khoảng 4 tỷ người trên thế giới, tăng giá 70% so với năm ngoái.
Thực phẩm tăng giá chiếm hơn 30% chỉ số lạm phát trung bình của các quốc gia châu Á. Con số này của châu Âu và Mỹ lần lượt là 15% và dưới 10%. "Đối với các nước có thu nhập thấp, tiêu dùng cho thực phẩm thường chiếm quyền số lớn hơn trong rổ hàng hóa", Yao Xianbin, một quan chức Ngân hàng Phát triển châu Á, cho hay.
Theo Tổ chức Lương thực thế giới (FAO), tháng 6 này giá thực phẩm thế giới đạt gần mức kỷ lục hồi tháng 2, chủ yếu là do giá đường, thịt và bơ sữa tăng cao. Chỉ số của 55 loại mặt hàng thực phẩm tăng từ 231,4 điểm hồi tháng 5 lên 233,8 điểm trong tháng 6. Con số này sắp bằng với 237,7 điểm kỷ lục lập vào tháng 2 năm nay.
Cũng liên quan tới Trung Quốc, hôm qua nước này đã công bố những thành tựu chủ yếu sau 20 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với các quốc gia ASEAN. Trong đó, đáng chú ý, kim ngạch thương mại song phương sau 20 năm đã tăng 37 lần, từ 7,9 tỷ USD năm 1991 lên 229,7 tỷ USD vào năm 2010.
Kim ngạch thương mại ASEAN-Trung Quốc trong sáu tháng đầu năm 2011 cũng đạt 171,12 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước. Hội nghị thượng đỉnh về thương mại và đầu tư Trung Quốc-ASEAN và Hội chợ hàng năm Trung Quốc-ASEAN rất quan trọng đối với việc đẩy mạnh quan hệ kinh tế thương mại song phương.
Trong khi đó, phát biểu nhân chuyến thăm của phái đoàn các doanh nghiệp Mỹ đến Malaysia, Chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp Mỹ-ASEAN Alexander Feldman cho biết, Mỹ hy vọng Cộng đồng kinh tế ASEAN dự kiến ra đời vào năm 2015 sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa lợi ích của Mỹ ở “nơi năng động đáng kinh ngạc này”.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Đông Nam Á năm 2010 đã tăng lên 155 tỷ USD từ mức 122,9 tỷ USD của năm 2009, giúp Đông Nam Á trở thành điểm thu hút FDI lớn nhất ở châu Á, hơn cả Trung Quốc hay Ấn Độ. Ông Feldman hy vọng FDI sẽ tăng mạnh sau khi Cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập.
Trong một diễn biến quan trọng khác, các chuyên gia kinh tế thế giới mới đây đã đưa ra nhận định, giá dầu vào cuối năm 2011 có thể tăng 20% và đạt mức 120 USD/thùng khi tăng trưởng kinh tế toàn cầu thúc đẩy nhu cầu về nguồn nhiên liệu thiết yếu này.
Các nhà kinh doanh dầu mỏ thế giới cho rằng, tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế mới nổi có thể vượt quá các tác động bất lợi của cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu, của tăng trưởng kinh tế chậm chạp ở Mỹ cũng như các nỗ lực của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nhằm kiềm chế tăng giá dầu.
Mức tăng giá dầu trên thế giới có thể vượt quá các dự báo của 26 nhà dự báo giá dầu mỏ được coi là đáng tin cậy nhất trong 8 quý vừa qua theo xếp loại của Bloomberg, cơ quan cung cấp thông tin tài chính và kinh doanh hàng đầu của Mỹ.
Theo tính toán của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), giá dầu tăng 10% sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế thế giới khoảng 0,25% nếu mức tăng này ổn định trong 1 năm. IMF đã giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2011 từ mức dự báo trong tháng 4 là 4,4% xuống mức 4,3%.
Mặc dù giá cả tương đối ổn định, nhưng khối lượng giao dịch trong ngày đạt tới 2,8 triệu ounce, một trong những phiên giao dịch nhộn nhịp nhất trong năm. Trước đó, trong phiên châu Á, giá vàng giao ngay cũng ít thay đổi. Chiều 26/7 tại Singapore, giá mặt hàng này chỉ nhích nhẹ lên 1.613,40 USD/ounce.
Việc giá vàng tăng chậm lại là do nhà đầu tư tin tưởng rằng nước Mỹ sẽ nâng trần nợ trước phút chót. Sáng qua (theo giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có một bài diễn văn quan trọng. Ông cảnh báo người dân Mỹ rằng, khoản nợ công ngày một lớn có thể gây "thiệt hại nghiêm trọng" tới kinh tế Mỹ nếu không được kiểm soát.
Theo ông Obama, thái độ của Đảng Cộng hòa trong các cuộc thương lượng về giải pháp cho vấn đề nợ công và chi tiêu đang dẫn đến một "ngõ cụt nguy hiểm," song ông cũng tin tưởng rằng một thỏa thuận sẽ đạt được trước hạn chót ngày 2/8 tới nhằm tránh để nước Mỹ rơi vào cảnh vỡ nợ.
Ngay sau bài phát biểu của ông Obama, Chủ tịch Hạ viện Mỹ, nghị sĩ đảng Cộng hòa John Boehner cũng khẳng định Mỹ không thể rơi vào cảnh vỡ nợ, mặc dù Quốc hội bị chia rẽ của nước này vẫn chưa thể nhất trí về một thỏa thuận nhằm tránh nguy cơ này.
Peter Fung, phụ trách kinh doanh của hãng Wing Fung Precious Metals cho rằng, nỗ lực trấn an dư luận quốc tế và thị trường toàn cầu về tình hình nợ công của Mỹ, được phát đi từ Washington tối ngày 25/7, đã phần nào giúp tăng lòng tin về việc hai Đảng ở Mỹ sẽ xích lại gần nhau để tiến tới thỏa thuận nhằm tránh nguy cơ vỡ nợ vào tháng 8 tới.
Cho dù mối lo trần nợ của Mỹ đã được xoa dịu phần nào bởi các tuyên bố trên, nhưng điều đó trước khi trở thành hiện thực vẫn là lực cản lớn đối với chứng khoán, dầu, trong khi tiếp tục đưa vàng trở thành kênh đầu tư an toàn. Thêm vào đó, nợ công châu Âu, lạm phát cũng là những nhân tố khiến giới đầu cơ tìm tới vàng.
Chuyên gia Peter Fung dự báo, nếu đảng Cộng hòa và Nhà Trắng đạt được thỏa thuận về nâng trần nợ công, giá vàng sẽ giảm xuống mức 1.560-1.570 USD/ounce. Tuy nhiên về trung và dài hạn, giá vàng sẽ vẫn tăng cao vì giới đầu tư luôn cần "nơi trú ẩn an toàn" cho nguồn vốn đầu tư của họ trong bối cảnh thế giới còn nhiều bất ổn.
Giá vàng còn chịu sức ép lên giá sau khi Standard & Poor's cảnh báo có 50% khả năng họ sẽ đánh tụt xếp hạng nợ công của Mỹ từ AAA xuống AA trong vòng ba tháng tới. Cùng với đó, cuộc khủng hoảng nợ công tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) tiếp tục hỗ trợ giá kim loại quý này.
Đánh giá riêng về châu Á, tờ Dencan Herald dẫn lời một chuyên gia phân tích của hãng tư vấn Antaike cho rằng, giới đầu cơ vàng khu vực này sẽ không ngại việc giá tăng cao kỷ lục. “Nhà đầu tư có thể sẽ chạy theo đà tăng và tiếp tục mua vàng vì tiền giấy ngày càng mất giá trong khi họ đang lo ngại về lạm phát”, chuyên gia này nói.
Cơn sốt vàng đang cuốn theo các nhà đầu tư ở châu Á và có thể các ngân hàng trung ương cũng sẽ nhảy vào thị trường khi một loạt những bất ổn trên toàn cầu đang góp phần đánh bóng sức hấp dẫn của vàng, một công cụ đầu tư an toàn.
Theo Hội đồng Vàng Thế giới, nhu cầu tiêu thụ vàng của Ấn Độ và Trung Quốc đã chiếm đến 57% tổng nhu cầu toàn thế giới trong quý 1. Dự kiến hai nước này sẽ tiếp tục chứng kiến nhu cầu tiêu thụ vàng tăng lên trong các tháng còn lại của năm, khi tài sản của họ tăng cũng như lạm phát cao khiến vàng trở thành một tài sản hấp dẫn.
Tạp chí chứng khoán Trung Quốc dẫn một báo cáo cho hay, tăng trưởng kinh tế trong quý 3/2011 của Trung Quốc có thể sẽ giảm xuống còn 9,3% sau khi đã tăng 9,5% trong quý 2, nhưng lạm phát tiếp tục căng thẳng.
Theo báo cáo này, lạm phát quý 3 của Trung Quốc sẽ xoay quanh ngưỡng 5,9%. Trước đó, trong tháng 6 vừa qua, lạm phát tại nền kinh tế này đã leo lên mức cao nhất trong vòng 3 năm, 6,4%, vượt xa chỉ tiêu 4% cho cả năm 2011 mà Chính phủ Trung Quốc đề ra.
Nguyên nhân chính khiến lạm phát của Trung Quốc cũng như nhiều quốc gia châu Á khác leo thang là bởi giá thực phẩm tăng cao, như các mặt hàng thịt lợn, đậu và gia vị. Giá thị lợn tăng tới 57% trong tháng 6 tại Trung Quốc. Gạo, thực phẩm chính của khoảng 4 tỷ người trên thế giới, tăng giá 70% so với năm ngoái.
Thực phẩm tăng giá chiếm hơn 30% chỉ số lạm phát trung bình của các quốc gia châu Á. Con số này của châu Âu và Mỹ lần lượt là 15% và dưới 10%. "Đối với các nước có thu nhập thấp, tiêu dùng cho thực phẩm thường chiếm quyền số lớn hơn trong rổ hàng hóa", Yao Xianbin, một quan chức Ngân hàng Phát triển châu Á, cho hay.
Theo Tổ chức Lương thực thế giới (FAO), tháng 6 này giá thực phẩm thế giới đạt gần mức kỷ lục hồi tháng 2, chủ yếu là do giá đường, thịt và bơ sữa tăng cao. Chỉ số của 55 loại mặt hàng thực phẩm tăng từ 231,4 điểm hồi tháng 5 lên 233,8 điểm trong tháng 6. Con số này sắp bằng với 237,7 điểm kỷ lục lập vào tháng 2 năm nay.
Cũng liên quan tới Trung Quốc, hôm qua nước này đã công bố những thành tựu chủ yếu sau 20 năm thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với các quốc gia ASEAN. Trong đó, đáng chú ý, kim ngạch thương mại song phương sau 20 năm đã tăng 37 lần, từ 7,9 tỷ USD năm 1991 lên 229,7 tỷ USD vào năm 2010.
Kim ngạch thương mại ASEAN-Trung Quốc trong sáu tháng đầu năm 2011 cũng đạt 171,12 tỷ USD, tăng 25% so với cùng kỳ năm trước. Hội nghị thượng đỉnh về thương mại và đầu tư Trung Quốc-ASEAN và Hội chợ hàng năm Trung Quốc-ASEAN rất quan trọng đối với việc đẩy mạnh quan hệ kinh tế thương mại song phương.
Trong khi đó, phát biểu nhân chuyến thăm của phái đoàn các doanh nghiệp Mỹ đến Malaysia, Chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp Mỹ-ASEAN Alexander Feldman cho biết, Mỹ hy vọng Cộng đồng kinh tế ASEAN dự kiến ra đời vào năm 2015 sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa lợi ích của Mỹ ở “nơi năng động đáng kinh ngạc này”.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Đông Nam Á năm 2010 đã tăng lên 155 tỷ USD từ mức 122,9 tỷ USD của năm 2009, giúp Đông Nam Á trở thành điểm thu hút FDI lớn nhất ở châu Á, hơn cả Trung Quốc hay Ấn Độ. Ông Feldman hy vọng FDI sẽ tăng mạnh sau khi Cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập.
Trong một diễn biến quan trọng khác, các chuyên gia kinh tế thế giới mới đây đã đưa ra nhận định, giá dầu vào cuối năm 2011 có thể tăng 20% và đạt mức 120 USD/thùng khi tăng trưởng kinh tế toàn cầu thúc đẩy nhu cầu về nguồn nhiên liệu thiết yếu này.
Các nhà kinh doanh dầu mỏ thế giới cho rằng, tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế mới nổi có thể vượt quá các tác động bất lợi của cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu, của tăng trưởng kinh tế chậm chạp ở Mỹ cũng như các nỗ lực của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nhằm kiềm chế tăng giá dầu.
Mức tăng giá dầu trên thế giới có thể vượt quá các dự báo của 26 nhà dự báo giá dầu mỏ được coi là đáng tin cậy nhất trong 8 quý vừa qua theo xếp loại của Bloomberg, cơ quan cung cấp thông tin tài chính và kinh doanh hàng đầu của Mỹ.
Theo tính toán của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), giá dầu tăng 10% sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế thế giới khoảng 0,25% nếu mức tăng này ổn định trong 1 năm. IMF đã giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2011 từ mức dự báo trong tháng 4 là 4,4% xuống mức 4,3%.