Góc nhìn: Nông nghiệp Việt và vận hội mới
Đang có những tín hiệu tốt cho nền nông nghiệp Việt Nam - đất nước có khoảng 70% dân số là nông dân
Những thông điệp mạnh mẽ đã được gửi đi. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ đang thúc giục các bộ, ngành, địa phương “phải xắn tay áo vào mà làm”, để sớm đưa Việt Nam thành một quốc gia hàng đầu về nông nghiệp.
Đã có những nhà đầu tư Nhật Bản, Hà Lan, Hàn Quốc, Thái Lan đến Quảng Ninh, Hà Nam, Nghệ An, Đà Lạt, Đồng Nai... đầu tư vào nông nghiệp. Nhiều tập đoàn lớn trong nước, sở hữu những thương hiệu đình đám về gỗ, công nghệ, bất động sản…, nay cũng đổ cả nghìn tỷ để nuôi bò, trồng mía, trồng rau…
Đó có thể xem là những tín hiệu tốt cho nền nông nghiệp Việt Nam - đất nước có khoảng 70% dân số là nông dân.
Ba thập kỷ trước, nông nghiệp đã mở đường cho quá trình đổi mới, và tiếp đó tạo nền tảng, động lực cho tăng trưởng kinh tế, và là nhân tố quan trọng bảo đảm sự ổn định của đất nước.
Và đến nay, sau hơn 30 năm đổi mới đất nước, kinh tế phát triển khá toàn diện, song nông sản vẫn đang là những sản phẩm chủ yếu thể hiện sự hội nhập của kinh tế Việt Nam với thế giới.
Với nhiều mặt hàng xuất khẩu có vị thế cao trên thị trường thế giới, các sản phẩm nông sản của Việt Nam đã có mặt tại trên 160 quốc gia, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 30 tỷ USD/năm.
Cả nước hiện có khoảng 18,3 triệu hộ nông dân, với 11 nghìn hợp tác xã, 56 nghìn tổ hợp tác. Đưa nông nghiệp phát triển chắc chắn sẽ là cơ sở quan trọng để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đại bộ phận nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại hơn.
Mới đây, tiếp các đại biểu đại diện cho các hợp tác xã, tổ hợp tác tiêu biểu, nông dân có sáng chế, sáng kiến trong sản xuất nông nghiệp tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định: “Đảng, Nhà nước tiếp tục dành sự quan tâm đặc biệt đến nông dân, không chỉ trong tiếp cận các cơ hội phát triển, mà còn trong việc hỗ trợ giảm thiểu rủi ro, bảo đảm an sinh xã hội”.
Ông nhấn mạnh: “Đích đến sẽ là một nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, xây dựng nông thôn mới với cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ”.
Tháng 10 năm ngoái, trong phát biểu bế mạc hội nghị Trung ương 4, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng lưu ý, một trong những yêu cầu cấp bách của đổi mới mô hình tăng trưởng là ưu tiên nguồn lực cho tái cơ cấu Nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Tổng bí thư yêu cầu, “phải nghiêm túc thực hiện chủ trương về tích tụ, tập trung quyền sử dụng đất nông nghiệp, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người nông dân. Ưu tiên bố trí nguồn lực để bổ sung, hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt hơn đề án cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới...”.
Đầu năm mới Đinh Dậu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng tiếp thêm động lực cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp bằng những tuyên bố mạnh mẽ, trong đó việc mở gói tín dụng lên tới 100.000 tỉ đồng hỗ trợ phát triển nông nghiệp sạch, với cơ chế vay thuận lợi, thông thoáng nhất.
Bởi theo người đứng đầu Chính phủ: “Khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ diễn ra rất quyết liệt trên toàn cầu thì Việt Nam có 3 thế mạnh rất quan trọng. Một là nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, hai là công nghệ thông tin và thứ ba là du lịch”.
Đã có những nhà đầu tư Nhật Bản, Hà Lan, Hàn Quốc, Thái Lan đến Quảng Ninh, Hà Nam, Nghệ An, Đà Lạt, Đồng Nai... đầu tư vào nông nghiệp. Nhiều tập đoàn lớn trong nước, sở hữu những thương hiệu đình đám về gỗ, công nghệ, bất động sản…, nay cũng đổ cả nghìn tỷ để nuôi bò, trồng mía, trồng rau…
Đó có thể xem là những tín hiệu tốt cho nền nông nghiệp Việt Nam - đất nước có khoảng 70% dân số là nông dân.
Ba thập kỷ trước, nông nghiệp đã mở đường cho quá trình đổi mới, và tiếp đó tạo nền tảng, động lực cho tăng trưởng kinh tế, và là nhân tố quan trọng bảo đảm sự ổn định của đất nước.
Và đến nay, sau hơn 30 năm đổi mới đất nước, kinh tế phát triển khá toàn diện, song nông sản vẫn đang là những sản phẩm chủ yếu thể hiện sự hội nhập của kinh tế Việt Nam với thế giới.
Với nhiều mặt hàng xuất khẩu có vị thế cao trên thị trường thế giới, các sản phẩm nông sản của Việt Nam đã có mặt tại trên 160 quốc gia, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 30 tỷ USD/năm.
Cả nước hiện có khoảng 18,3 triệu hộ nông dân, với 11 nghìn hợp tác xã, 56 nghìn tổ hợp tác. Đưa nông nghiệp phát triển chắc chắn sẽ là cơ sở quan trọng để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đại bộ phận nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại hơn.
Mới đây, tiếp các đại biểu đại diện cho các hợp tác xã, tổ hợp tác tiêu biểu, nông dân có sáng chế, sáng kiến trong sản xuất nông nghiệp tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định: “Đảng, Nhà nước tiếp tục dành sự quan tâm đặc biệt đến nông dân, không chỉ trong tiếp cận các cơ hội phát triển, mà còn trong việc hỗ trợ giảm thiểu rủi ro, bảo đảm an sinh xã hội”.
Ông nhấn mạnh: “Đích đến sẽ là một nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, xây dựng nông thôn mới với cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ”.
Tháng 10 năm ngoái, trong phát biểu bế mạc hội nghị Trung ương 4, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng lưu ý, một trong những yêu cầu cấp bách của đổi mới mô hình tăng trưởng là ưu tiên nguồn lực cho tái cơ cấu Nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Tổng bí thư yêu cầu, “phải nghiêm túc thực hiện chủ trương về tích tụ, tập trung quyền sử dụng đất nông nghiệp, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người nông dân. Ưu tiên bố trí nguồn lực để bổ sung, hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt hơn đề án cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới...”.
Đầu năm mới Đinh Dậu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng tiếp thêm động lực cho doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp bằng những tuyên bố mạnh mẽ, trong đó việc mở gói tín dụng lên tới 100.000 tỉ đồng hỗ trợ phát triển nông nghiệp sạch, với cơ chế vay thuận lợi, thông thoáng nhất.
Bởi theo người đứng đầu Chính phủ: “Khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ diễn ra rất quyết liệt trên toàn cầu thì Việt Nam có 3 thế mạnh rất quan trọng. Một là nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, hai là công nghệ thông tin và thứ ba là du lịch”.