Gói 30 nghìn tỷ: Bỏ tiền mua sự... mất niềm tin
Chủ trương, nghị quyết rất đúng, rất hợp lòng dân, nhưng khi triển khai thực hiện thì rất chậm
Gói 30 nghìn tỷ đồng hỗ trợ nhà ở cho người có thu nhập thấp là một trong những dẫn chứng điển hình của việc bỏ tiền ra để đánh đổi lấy sự mất... niềm tin mà nhiều đại biểu Quốc hội nhắc đến, sau khi họ lắng nghe tiếng nói từ người dân.
Phó đoàn đại biểu Quốc hội Phú Yên, ông Nguyễn Thái Học nói: “Có những chủ trương, nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ rất đúng, rất hợp lòng dân, được người dân đồng tình ủng hộ, nhưng khi triển khai thực hiện thì rất chậm, kết quả không cao, làm cho người dân thiếu tin tưởng. Nổi bật trong đó là gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng của Chính phủ về hỗ trợ nhà ở cho người có thu nhập thấp”.
Thêm động lực để lao dốc
Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, ông Phùng Đức Tiến cũng chung quan điểm như vậy, “gói hỗ trợ này triển khai quá chậm chạp, gặp nhiều vướng mắc, gây phiền hà và chưa đáp ứng được lòng mong mỏi của người dân”.
Còn Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, bà Lê Thị Công bày tỏ sự khó hiểu trong đường đi nước bước phát triển của Bộ Xây dựng, tác giả chính của gói 30 nghìn tỷ đồng rằng tung tiền ra hỗ trợ nhằm đạt đến mục đích thực sự là gì?
Nữ đại biểu này còn dẫn ra số liệu của Bộ Xây dựng hiện cả nước có 4.015 dự án phát triển đô thị, phát triển nhà ở đã được quy hoạch và cấp phép đầu tư, với tổng mức đầu tư lên đến 4.486.674 tỷ đồng và tổng diện tích đất quy hoạch là 102.228 ha.
Kết quả rà soát cho thấy có 19% số dự án với tổng diện tích đất khoảng 20.660 ha đang... đắp chiếu.
Trong khi gói 30 nghìn tỷ đang trên đường lao dốc niềm tin, thì gần đây lại được thêm “động lực” mới để gói này lao dốc nhanh hơn. Đó là tình trạng các doanh nghiệp lợi dụng gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng để trục lợi, còn đối tượng chính của gói hỗ trợ là người thu nhập thấp lại gặp khó khăn khi tiếp cận gói vay này, cho thấy cơ quan quản lý chưa có giải pháp ngăn chặn doanh nghiệp trục lợi, khiến người dân phải chịu thiệt hại.
Trong cuộc họp báo Chính phủ tháng 8, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên đã trả lời về vấn đề này.
Ông Nên cho biết, sau hơn hai năm thực hiện (đến 31/5/2015), tổng số tiền cam kết cho vay đối với khách hàng khoảng 14.161 tỷ đồng (đạt gần 50% tổng số tiền của gói hỗ trợ), trong đó có hơn 18.000 hộ gia đình, cá nhân với số tiền là gần 9.000 tỷ đồng.
“Vừa qua, báo chí phản ánh về tình hình một số doanh nghiệp lợi dụng chính sách hỗ trợ này để trục lợi, Bộ Xây dựng đã giao Thanh tra Bộ và Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản kiểm tra làm rõ, đồng thời tiến hành rà soát, tiếp tục hoàn thiện các quy định về đối tượng và điều kiện cho vay để tránh việc lợi dụng.
Ngân hàng Nhà nước cũng đã chỉ đạo rà soát kỹ quy trình cho vay, việc giải ngân vốn vay đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng theo quy định và sẽ phối hợp với các địa phương kiểm tra các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn, trước hết là ở những địa phương mà báo chí phản ánh, xử lý nghiêm các vi phạm”, người phát ngôn Chính phủ khẳng định.
Bỏ thì thương, vương thì tội
Bộ Xây dựng cũng phát đi thông điệp để tránh việc lợi dụng chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước để trục lợi bất chính, đồng thời kiểm soát chặt để thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, ổn định.
Bộ đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, theo chức năng và nhiệm vụ được Chính phủ giao, chỉ đạo các tổ chức tín dụng được giao triển khai thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP và Nghị quyết số 61/NQ-CP của Chính phủ, khẩn trương rà soát, kiểm tra lại quy trình cho vay, việc giải ngân vốn vay... đối với các đối tượng vay để mua nhà ở thương mại từ gói tín dụng hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng.
Việc cho vay cần phải bảo đảm đủ điều kiện, đúng đối tượng theo quy định tại Nghị quyết số 02/NQ-CP và Nghị quyết số 61/NQ-CP của Chính phủ.
Đến giờ, vẫn chưa biết liệu có xử lý nghiêm được trường hợp trục lợi nào hay không, chỉ thấy rằng đây tiếp tục là một cú sốc về niềm tin nữa với gói hỗ trợ 30 nghìn tỷ đồng.
Song, sóng gió vẫn chưa qua đi, khi lại đang tiếp tục nổi lên thông tin khiến người dân không biết nên hiểu thế nào cho đúng về “tuổi thọ” của gói này.
Theo Thông tư 11 của Ngân hàng Nhà nước thì gói tín dụng 30.000 tỷ sẽ được triển khai đến ngày 30/6/2016.
Nhưng, theo khẳng định của Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản, ông Nguyễn Mạnh Hà thì “không có chuyện dừng triển khai gói 30.000 tỷ đồng sau ngày 30/6/2016”.
Vì sau thời gian đó, “theo quy định của Luật Nhà ở hiện nay, các chính sách nhà ở xã hội sẽ tiếp tục thực hiện và được triển khai tại Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Nhà nước cũng phải có quy định các ngân hàng thương mại dành ra một tỷ lệ tín dụng phù hợp để cho vay đối với nhà ở xã hội”.
Cho đến đầu tháng 7/2015, gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng mới được giải ngân khoảng 30% dành cho người thu nhập thấp bởi các ngân hàng.
Nhiều người trong giới chuyên gia kinh tế cũng như các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cho rằng nếu cứ duy trì theo kiểu này thì chỉ khiến tất cả các bên liên quan đều mỏi mệt. Nhưng nếu dừng triển khai thì ước mơ mua nhà thu nhập thấp càng trở nên mịt mùng hơn. Vì vậy, Chính phủ phải sớm tìm ra được giải pháp để khắc phục được tình cảnh bỏ thì thương, vương thì tội này.
Phó đoàn đại biểu Quốc hội Phú Yên, ông Nguyễn Thái Học nói: “Có những chủ trương, nghị quyết của Quốc hội, của Chính phủ rất đúng, rất hợp lòng dân, được người dân đồng tình ủng hộ, nhưng khi triển khai thực hiện thì rất chậm, kết quả không cao, làm cho người dân thiếu tin tưởng. Nổi bật trong đó là gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng của Chính phủ về hỗ trợ nhà ở cho người có thu nhập thấp”.
Thêm động lực để lao dốc
Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, ông Phùng Đức Tiến cũng chung quan điểm như vậy, “gói hỗ trợ này triển khai quá chậm chạp, gặp nhiều vướng mắc, gây phiền hà và chưa đáp ứng được lòng mong mỏi của người dân”.
Còn Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, bà Lê Thị Công bày tỏ sự khó hiểu trong đường đi nước bước phát triển của Bộ Xây dựng, tác giả chính của gói 30 nghìn tỷ đồng rằng tung tiền ra hỗ trợ nhằm đạt đến mục đích thực sự là gì?
Nữ đại biểu này còn dẫn ra số liệu của Bộ Xây dựng hiện cả nước có 4.015 dự án phát triển đô thị, phát triển nhà ở đã được quy hoạch và cấp phép đầu tư, với tổng mức đầu tư lên đến 4.486.674 tỷ đồng và tổng diện tích đất quy hoạch là 102.228 ha.
Kết quả rà soát cho thấy có 19% số dự án với tổng diện tích đất khoảng 20.660 ha đang... đắp chiếu.
Trong khi gói 30 nghìn tỷ đang trên đường lao dốc niềm tin, thì gần đây lại được thêm “động lực” mới để gói này lao dốc nhanh hơn. Đó là tình trạng các doanh nghiệp lợi dụng gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng để trục lợi, còn đối tượng chính của gói hỗ trợ là người thu nhập thấp lại gặp khó khăn khi tiếp cận gói vay này, cho thấy cơ quan quản lý chưa có giải pháp ngăn chặn doanh nghiệp trục lợi, khiến người dân phải chịu thiệt hại.
Trong cuộc họp báo Chính phủ tháng 8, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên đã trả lời về vấn đề này.
Ông Nên cho biết, sau hơn hai năm thực hiện (đến 31/5/2015), tổng số tiền cam kết cho vay đối với khách hàng khoảng 14.161 tỷ đồng (đạt gần 50% tổng số tiền của gói hỗ trợ), trong đó có hơn 18.000 hộ gia đình, cá nhân với số tiền là gần 9.000 tỷ đồng.
“Vừa qua, báo chí phản ánh về tình hình một số doanh nghiệp lợi dụng chính sách hỗ trợ này để trục lợi, Bộ Xây dựng đã giao Thanh tra Bộ và Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản kiểm tra làm rõ, đồng thời tiến hành rà soát, tiếp tục hoàn thiện các quy định về đối tượng và điều kiện cho vay để tránh việc lợi dụng.
Ngân hàng Nhà nước cũng đã chỉ đạo rà soát kỹ quy trình cho vay, việc giải ngân vốn vay đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng theo quy định và sẽ phối hợp với các địa phương kiểm tra các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn, trước hết là ở những địa phương mà báo chí phản ánh, xử lý nghiêm các vi phạm”, người phát ngôn Chính phủ khẳng định.
Bỏ thì thương, vương thì tội
Bộ Xây dựng cũng phát đi thông điệp để tránh việc lợi dụng chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước để trục lợi bất chính, đồng thời kiểm soát chặt để thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, ổn định.
Bộ đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, theo chức năng và nhiệm vụ được Chính phủ giao, chỉ đạo các tổ chức tín dụng được giao triển khai thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP và Nghị quyết số 61/NQ-CP của Chính phủ, khẩn trương rà soát, kiểm tra lại quy trình cho vay, việc giải ngân vốn vay... đối với các đối tượng vay để mua nhà ở thương mại từ gói tín dụng hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng.
Việc cho vay cần phải bảo đảm đủ điều kiện, đúng đối tượng theo quy định tại Nghị quyết số 02/NQ-CP và Nghị quyết số 61/NQ-CP của Chính phủ.
Đến giờ, vẫn chưa biết liệu có xử lý nghiêm được trường hợp trục lợi nào hay không, chỉ thấy rằng đây tiếp tục là một cú sốc về niềm tin nữa với gói hỗ trợ 30 nghìn tỷ đồng.
Song, sóng gió vẫn chưa qua đi, khi lại đang tiếp tục nổi lên thông tin khiến người dân không biết nên hiểu thế nào cho đúng về “tuổi thọ” của gói này.
Theo Thông tư 11 của Ngân hàng Nhà nước thì gói tín dụng 30.000 tỷ sẽ được triển khai đến ngày 30/6/2016.
Nhưng, theo khẳng định của Cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường bất động sản, ông Nguyễn Mạnh Hà thì “không có chuyện dừng triển khai gói 30.000 tỷ đồng sau ngày 30/6/2016”.
Vì sau thời gian đó, “theo quy định của Luật Nhà ở hiện nay, các chính sách nhà ở xã hội sẽ tiếp tục thực hiện và được triển khai tại Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Nhà nước cũng phải có quy định các ngân hàng thương mại dành ra một tỷ lệ tín dụng phù hợp để cho vay đối với nhà ở xã hội”.
Cho đến đầu tháng 7/2015, gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng mới được giải ngân khoảng 30% dành cho người thu nhập thấp bởi các ngân hàng.
Nhiều người trong giới chuyên gia kinh tế cũng như các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản cho rằng nếu cứ duy trì theo kiểu này thì chỉ khiến tất cả các bên liên quan đều mỏi mệt. Nhưng nếu dừng triển khai thì ước mơ mua nhà thu nhập thấp càng trở nên mịt mùng hơn. Vì vậy, Chính phủ phải sớm tìm ra được giải pháp để khắc phục được tình cảnh bỏ thì thương, vương thì tội này.