“Gói kích cầu vừa qua chưa thực sự đến tay nông dân”
Các gói kích cầu đều thông qua hệ thống ngân hàng và rất nhiều rào cản, khiến nông dân khó tiếp cận được với vốn vay
Ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã đưa ra một ý kiến khá thẳng thắn và đáng lưu tâm rằng, gói kích cầu của Chính phủ vừa qua chưa thực sự đến tay người nông dân, khi có quá nhiều rào cản thủ tục làm người dân chùn bước.
Mặc dù chỉ số về xuất khẩu gạo liên tục tăng trưởng, nông dân vẫn chưa được quan tâm đúng mức, cả từ phía doanh nghiệp và các cơ quan Nhà nước.
"Doanh nghiệp xuất khẩu gạo chỉ vun vén lợi ích của họ"
Giá bán lúa gạo của ta luôn thấp hơn nhiều so với Thái Lan, ông nhận định thế nào về vấn đề này?
Diện tích canh tác lúa của mỗi nông dân Thái Lan cao gấp gần 6 lần so với nông dân Việt Nam. Bài toán sản xuất và tiêu thụ lúa gạo của nước ta cũng khác với Thái Lan. Chúng ta phải thâm canh tăng năng suất để có sản lượng cao vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa đảm bảo xuất khẩu. Bởi vậy, trong khi ta chú trọng giải pháp canh tác những giống thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chất lượng khá và trung bình, thì Thái Lan sử dụng những giống truyền thống thời gian sinh trưởng dài, năng suất thấp và chất lượng gạo thơm ngon.
Thị trường xuất khẩu của 2 nước cũng khác nhau. Gạo Thái Lan hướng đến thị trường châu Âu đòi hỏi chất lượng cao, giá bán cao. Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam chủ yếu là Philippines và các nước châu Phi. Riêng Philippines mỗi năm nhập từ Việt Nam 2 triệu tấn gạo. Theo tôi, không nên so sánh một cách đơn thuần về giá lúa gạo giữa Việt Nam và Thái Lan, bởi so sánh sẽ khập khiễng.
Ông bằng lòng với giá mua lúa gạo cho nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay?
Nói là bằng lòng thì chưa hẳn. Chính phủ đề ra giá thu mua phải đảm bảo nông dân có lãi 30%. Mức lãi này, đối với các ngành khác là cao nhưng giá sàn mà Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đặt ra chỉ là lý thuyết.
Thực tế các doanh nghiệp không mua lúa trực tiếp từ nông dân, mà mua từ thương lái. Giá sàn thương lái hưởng và thương lái thu mua lúa từ nông dân với giá thấp hơn nhiều. Ngay cả khi nông dân bán được lúa với giá sàn thì thu nhập cũng vẫn thấp. Bình quân mỗi lao động chỉ trồng chưa tới 0,1 ha lúa, mỗi năm 3 vụ, cho sản lượng khoảng 1,5 tấn thóc, bán với giá 4.100 đồng/kg hiện nay thì cũng chỉ được khoảng 6 triệu đồng. Lợi nhuận 30% thì cũng chỉ đạt thu nhập 2 triệu đồng/người/năm.
Không nên căn cứ vào giá thành sản xuất để ấn định giá bán lúa mà phải căn cứ vào thị trường và cố gắng để gia tăng giá trị cho sản phẩm. Các doanh nghiệp nên tìm mọi cách xuất khẩu gạo với giá cao nhất có thể, vừa tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp, đồng thời chia sẻ lợi nhuận tăng thêm đó với nông dân.
Nhưng hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo chỉ vun vén lợi ích của họ. Nông dân chưa được quan tâm thỏa đáng, kể cả từ phía các doanh nghiệp và từ phía Nhà nước.
"Nông dân khó tiếp cận vốn vay"
Trên cơ sở nào để khẳng định rằng nông dân chưa được quan tâm thỏa đáng, thưa ông?
Chúng tôi đang rất trăn trở với gói kích cầu của Chính phủ hỗ trợ nông dân. Nông dân Việt Nam còn rất nghèo, vì vậy những chính sách hỗ trợ là đáng quý. Tuy nhiên, tôi xin thẳng thắn nói rằng, gói kích cầu vừa qua chưa thực sự đến tay người nông dân.
Các gói kích cầu đều thông qua hệ thống ngân hàng và rất nhiều rào cản, khiến nông dân khó tiếp cận được với vốn vay. Tỷ lệ nông dân đồng bằng sông Cửu Long được vay vốn đã ít, với nông dân ở Bắc Bộ, việc vay vốn kích cầu càng hãn hữu.
Bởi diện tích canh tác thấp, nông dân ít có nhu cầu mua máy nông nghiệp, trong khi rất cần vốn để mua vật tư. Quyết định 497 quy định, mỗi ha được hỗ trợ vay tối đa 7 triệu đồng để mua vật tư. Thông thường mỗi hộ chỉ trồng 3-10 sào, như vậy họ sẽ chỉ được vay vài trăm nghìn đến 2 triệu đồng.
Với số tiền quá ít ỏi, mà bắt họ phải làm những thủ tục phức tạp, nên hầu hết nông dân đều bỏ cuộc, không dám vay vốn.
Theo tôi, nên hỗ trợ trực tiếp bằng giống và vật tư nông nghiệp thì mới có hiệu quả. Như vậy, nông dân sẽ mạnh dạn áp dụng những giống chất lượng, năng suất cao, có ưu thế vào sản xuất. Đồng thời, họ sẽ có điều kiện đầu tư thâm canh, gia tăng giá trị sản phẩm đầu ra.
Năm 2009 này, Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã rất nhiều lần đề xuất với Chính phủ rằng, vụ thu đông là vụ sản xuất chính, nên hỗ trợ giống cho nông dân đưa diện tích lúa thu đông ở đồng bằng sông Cửu Long đạt 500 nghìn ha. Nhưng đề xuất của chúng tôi chưa được sự đồng tình của các bộ, các ngành, nên diện tích lúa thu đông ở đồng bằng sông Cửu Long chỉ được 400 nghìn ha.
Trong bối cảnh giá thóc đang thu hoạch khá cao, 4.100-4.200 đồng/kg, nông dân đang được lợi. Thiếu đi 100 nghìn ha lúa, cũng là giảm đi gần 2.000 tỷ đồng tiền bán lúa, giảm 650 tỷ đồng lợi nhuận của nông dân, điều này thật đáng tiếc.
Ở khu vực phía Bắc, vụ đông đang trở thành vụ sản xuất hàng hóa chính. Vào thời điểm này năm 2008, trận mưa lịch sử cuối tháng 10 khiến vụ đông bị mất đến 78%, nên năm nay, nông dân thiếu giống trầm trọng cho gieo trồng vụ đông. Vì vậy vụ thu đông năm nay rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước. Nếu Nhà nước hỗ trợ cho các địa phương 300-500 tỷ đồng mua giống, sẽ tạo ra giá trị hàng hóa vụ đông ở miền Bắc đạt 8-10 nghìn tỷ đồng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã kiến nghị lên Chính phủ từ tháng 4/2009, rồi đến tháng 6, tháng 9 đều tiếp tục kiến nghị. Nhưng cho đến thời điểm này, vẫn chưa có một chính sách cụ thể nào hỗ trợ sản xuất vụ đông. Cũng mừng là, nhiều địa phương đã ý thức được vấn đề này, nên đã tự trích kinh phí ra hỗ trợ vụ đông, những tỉnh làm tốt như: Ninh Bình, Thái Bình, Hải Dương, Thanh Hoá, Nghệ An. Tuy vậy vẫn là chưa đủ khi gieo trồng vụ đông năm nay chỉ đạt 65% diện tích.
Mặc dù chỉ số về xuất khẩu gạo liên tục tăng trưởng, nông dân vẫn chưa được quan tâm đúng mức, cả từ phía doanh nghiệp và các cơ quan Nhà nước.
"Doanh nghiệp xuất khẩu gạo chỉ vun vén lợi ích của họ"
Giá bán lúa gạo của ta luôn thấp hơn nhiều so với Thái Lan, ông nhận định thế nào về vấn đề này?
Diện tích canh tác lúa của mỗi nông dân Thái Lan cao gấp gần 6 lần so với nông dân Việt Nam. Bài toán sản xuất và tiêu thụ lúa gạo của nước ta cũng khác với Thái Lan. Chúng ta phải thâm canh tăng năng suất để có sản lượng cao vừa đảm bảo an ninh lương thực, vừa đảm bảo xuất khẩu. Bởi vậy, trong khi ta chú trọng giải pháp canh tác những giống thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao, chất lượng khá và trung bình, thì Thái Lan sử dụng những giống truyền thống thời gian sinh trưởng dài, năng suất thấp và chất lượng gạo thơm ngon.
Thị trường xuất khẩu của 2 nước cũng khác nhau. Gạo Thái Lan hướng đến thị trường châu Âu đòi hỏi chất lượng cao, giá bán cao. Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam chủ yếu là Philippines và các nước châu Phi. Riêng Philippines mỗi năm nhập từ Việt Nam 2 triệu tấn gạo. Theo tôi, không nên so sánh một cách đơn thuần về giá lúa gạo giữa Việt Nam và Thái Lan, bởi so sánh sẽ khập khiễng.
Ông bằng lòng với giá mua lúa gạo cho nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long hiện nay?
Nói là bằng lòng thì chưa hẳn. Chính phủ đề ra giá thu mua phải đảm bảo nông dân có lãi 30%. Mức lãi này, đối với các ngành khác là cao nhưng giá sàn mà Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đặt ra chỉ là lý thuyết.
Thực tế các doanh nghiệp không mua lúa trực tiếp từ nông dân, mà mua từ thương lái. Giá sàn thương lái hưởng và thương lái thu mua lúa từ nông dân với giá thấp hơn nhiều. Ngay cả khi nông dân bán được lúa với giá sàn thì thu nhập cũng vẫn thấp. Bình quân mỗi lao động chỉ trồng chưa tới 0,1 ha lúa, mỗi năm 3 vụ, cho sản lượng khoảng 1,5 tấn thóc, bán với giá 4.100 đồng/kg hiện nay thì cũng chỉ được khoảng 6 triệu đồng. Lợi nhuận 30% thì cũng chỉ đạt thu nhập 2 triệu đồng/người/năm.
Không nên căn cứ vào giá thành sản xuất để ấn định giá bán lúa mà phải căn cứ vào thị trường và cố gắng để gia tăng giá trị cho sản phẩm. Các doanh nghiệp nên tìm mọi cách xuất khẩu gạo với giá cao nhất có thể, vừa tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp, đồng thời chia sẻ lợi nhuận tăng thêm đó với nông dân.
Nhưng hiện nay, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo chỉ vun vén lợi ích của họ. Nông dân chưa được quan tâm thỏa đáng, kể cả từ phía các doanh nghiệp và từ phía Nhà nước.
"Nông dân khó tiếp cận vốn vay"
Trên cơ sở nào để khẳng định rằng nông dân chưa được quan tâm thỏa đáng, thưa ông?
Chúng tôi đang rất trăn trở với gói kích cầu của Chính phủ hỗ trợ nông dân. Nông dân Việt Nam còn rất nghèo, vì vậy những chính sách hỗ trợ là đáng quý. Tuy nhiên, tôi xin thẳng thắn nói rằng, gói kích cầu vừa qua chưa thực sự đến tay người nông dân.
Các gói kích cầu đều thông qua hệ thống ngân hàng và rất nhiều rào cản, khiến nông dân khó tiếp cận được với vốn vay. Tỷ lệ nông dân đồng bằng sông Cửu Long được vay vốn đã ít, với nông dân ở Bắc Bộ, việc vay vốn kích cầu càng hãn hữu.
Bởi diện tích canh tác thấp, nông dân ít có nhu cầu mua máy nông nghiệp, trong khi rất cần vốn để mua vật tư. Quyết định 497 quy định, mỗi ha được hỗ trợ vay tối đa 7 triệu đồng để mua vật tư. Thông thường mỗi hộ chỉ trồng 3-10 sào, như vậy họ sẽ chỉ được vay vài trăm nghìn đến 2 triệu đồng.
Với số tiền quá ít ỏi, mà bắt họ phải làm những thủ tục phức tạp, nên hầu hết nông dân đều bỏ cuộc, không dám vay vốn.
Theo tôi, nên hỗ trợ trực tiếp bằng giống và vật tư nông nghiệp thì mới có hiệu quả. Như vậy, nông dân sẽ mạnh dạn áp dụng những giống chất lượng, năng suất cao, có ưu thế vào sản xuất. Đồng thời, họ sẽ có điều kiện đầu tư thâm canh, gia tăng giá trị sản phẩm đầu ra.
Năm 2009 này, Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã rất nhiều lần đề xuất với Chính phủ rằng, vụ thu đông là vụ sản xuất chính, nên hỗ trợ giống cho nông dân đưa diện tích lúa thu đông ở đồng bằng sông Cửu Long đạt 500 nghìn ha. Nhưng đề xuất của chúng tôi chưa được sự đồng tình của các bộ, các ngành, nên diện tích lúa thu đông ở đồng bằng sông Cửu Long chỉ được 400 nghìn ha.
Trong bối cảnh giá thóc đang thu hoạch khá cao, 4.100-4.200 đồng/kg, nông dân đang được lợi. Thiếu đi 100 nghìn ha lúa, cũng là giảm đi gần 2.000 tỷ đồng tiền bán lúa, giảm 650 tỷ đồng lợi nhuận của nông dân, điều này thật đáng tiếc.
Ở khu vực phía Bắc, vụ đông đang trở thành vụ sản xuất hàng hóa chính. Vào thời điểm này năm 2008, trận mưa lịch sử cuối tháng 10 khiến vụ đông bị mất đến 78%, nên năm nay, nông dân thiếu giống trầm trọng cho gieo trồng vụ đông. Vì vậy vụ thu đông năm nay rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước. Nếu Nhà nước hỗ trợ cho các địa phương 300-500 tỷ đồng mua giống, sẽ tạo ra giá trị hàng hóa vụ đông ở miền Bắc đạt 8-10 nghìn tỷ đồng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã kiến nghị lên Chính phủ từ tháng 4/2009, rồi đến tháng 6, tháng 9 đều tiếp tục kiến nghị. Nhưng cho đến thời điểm này, vẫn chưa có một chính sách cụ thể nào hỗ trợ sản xuất vụ đông. Cũng mừng là, nhiều địa phương đã ý thức được vấn đề này, nên đã tự trích kinh phí ra hỗ trợ vụ đông, những tỉnh làm tốt như: Ninh Bình, Thái Bình, Hải Dương, Thanh Hoá, Nghệ An. Tuy vậy vẫn là chưa đủ khi gieo trồng vụ đông năm nay chỉ đạt 65% diện tích.