Goldman Sachs gây sửng sốt với khoản lãi kỷ lục
Liệu có thể kết luận lợi nhuận quý 2 của Goldman là một bằng chứng về sự kết thúc của khủng hoảng tài chính?
Ngay ở Phố Wall, nơi những khoản thu nhập với 6-7 con số không phải là chuyện gì xa lạ, mức lợi nhuận và lời hứa lương thưởng mà ngân hàng Goldman Sachs công bố hôm 14/7 vẫn là những thông tin gây sửng sốt.
Sau thời kỳ nhận vốn tiếp tế từ Chính phủ Mỹ, Goldman đã trỗi dậy với mức lợi nhuận quý 2 đạt kỷ lục trong lịch sử 140 năm của tập đoàn và chuẩn bị thưởng cho nhân viên những khoản tiền không kém gì ở thời hoàng kim của Phố Wall.
Một lần nữa, Goldman lại chứng minh cho ngành tài chính thế giới thấy họ là một định chế tài chính đáng gờm tới mức nào.
Lợi nhuận kỷ lục
Quý 2 vừa qua, Goldman đạt lợi nhuận 3,4 tỷ USD, tăng 65% so với cùng kỳ năm 2008 và tăng 89% so với quý 1/2009, vượt xa dự báo của giới phân tích, đồng thời đánh dấu quý đạt lợi nhuận kỷ lục của tập đoàn. Goldman tuyên bố sẽ dành tổng số tiền 11,4 tỷ USD để chi trả lương thưởng cho nhân viên trong năm nay. Như vậy, mỗi nhân viên của Goldman sẽ kiếm bình quân 770.000 USD trong năm 2009 này, gần bằng với những gì mà họ kiếm được ở thời kỳ đỉnh cao của Phố Wall trước khi nổ ra khủng hoảng.
Đương nhiên, giới lãnh đạo của Goldman sẽ được trả cao hơn rất nhiều con số bình quân trên. Mới chỉ cách đây 3 năm, Goldman trả cho 50 lãnh đạo mỗi người 50 triệu USD. Năm 2007, Giám đốc điều hành (CEO) của Goldman là Lloyd C. Blankfein đã hưởng một trong những gói tiền thưởng lớn nhất trong lịch sử doanh nghiệp.
Goldman cho biết, khoản lợi nhuận kỷ lục trong quý 2 của tập đoàn bắt nguồn chủ yếu từ bộ phận giao dịch. “Mặc dù các thị trường còn yếu và chúng tôi nhận thấy những thách thức trong nền kinh tế, kết quả kinh doanh quý 2 của Goldman phản ánh sự cải thiện điều kiện trên các thị trường tài chính”, CEO Blankflein nói.
Liệu có thể kết luận lợi nhuận quý 2 của Goldman là một bằng chứng về sự kết thúc của khủng hoảng tài chính? Ở góc nhìn tươi sáng, một số nhà phân tích xem kết quả kinh doanh quý 2 của Goldman như một bằng chứng về sự bình ổn trở lại của hệ thống tài chính.
Mùa thu năm ngoái, giá cổ phiếu của Goldman lao dốc thảm hại theo các cổ phiếu khác trong ngành tài chính, khiến giá trị tài sản của lãnh đạo và nhân viên của tập đoàn (với một phần đáng kể là cổ phiếu) cũng sụt giảm theo.Tới tận quý 4 năm ngoái, Goldman vẫn còn thua lỗ và phải sa thải nhân viên. Hiện Goldman chỉ còn 29.400 nhân viên, so với mức 35.000 nhân viên ở thời điểm cách đây 1 năm.
Tuy nhiên, từ đầu năm tới nay, giá cổ phiếu của Goldman đã tăng 77%, lên mức gần 150 USD/cổ phiếu, dù vẫn thấp hơn nhiều so với mức đỉnh 250 USD/cổ phiếu vào năm 2007. Giữa lúc nhiều “hàng xóm” khác như Bank of America hay Citibank còn chưa trả lại tiền cứu trợ cho Chính phủ Mỹ, thì cách đây 1 tháng, Goldman đã làm được điều này.
Lo nhiều hơn vui?
Mặc dù vậy, một số nhà phân tích khác cho rằng, Goldman chỉ là một trường hợp đặc biệt trong ngành tài chính Mỹ. Trong lần khủng hoảng này, Goldman đã vươn lên trở thành một trong những định chế tài chính vững mạnh nhất tại Mỹ nhờ nhiều yếu tố mang tính may mắn.
Thời thế tạo anh hùng, Goldman đã được lợi từ sự đổ vỡ của những đối thủ trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư như Bear Stearns và Lehman Brothers, từ đợt phục hồi vừa qua trên thị trường tài chính Mỹ, từ một môi trường lãi suất thấp, những đợt rót vốn của Chính phủ, và cả những đợt phát hành trái phiếu lãi suất thấp với sự hậu thuẫn của Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC).
Tuy nhiên, “vận may” bất ngờ xuất hiện chỉ 1 tháng sau khi Goldman trả lại 10 tỷ USD tiền cứu trợ của Chính phủ Mỹ đang khiến nhiều nhà chức trách của nước này phải đặt câu hỏi. Giới phân tích cảnh báo, Goldman đang ôm vào nhiều rủi ro tài chính mà các đối thủ không dám bén mảng tới gần. Họ cho rằng, ở thời điểm hiện nay, Goldman quản lý được những rủi ro trên, nhưng chiến lược này có thể phản tác dụng nếu thị trường không thuận buồm xuôi gió.
Ở Goldman có một chỉ số được gọi là Value at Risk (tạm dịch: Giá trị ở trạng thái rủi ro) để cân đong xem tập đoàn có thể thua lỗ mất bao nhiêu tiền trong một ngày. Trong quý 2 vừa qua, Value at Risk đã tăng 33%, đạt tới mức cao kỷ lục. Điều này có nghĩa là Goldman đang tiếp tục đặt nhiều hơn nữa tiền của họ vào thế may rủi.
Một lo ngại nữa là khoản lợi nhuận béo bở của Goldman có thể sẽ khuyến khích các đối thủ của ngân hàng này đua theo để có tiền lãi trả thưởng lớn cho nhân viên. Nhiều người cho rằng, văn hóa tiền thưởng ở Phố Wall đã bị xem là khích lệ sự liều lĩnh chấp nhận mức rủi ro cao - một trong những nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính này.
“Tôi cho rằng mức lợi nhuận và tiền thưởng của Goldman không phải không đáng ngại. Mối lo chính của tôi là việc những khoản tiền này dường như là trở lại của những cấu trúc lương thưởng ngắn hạn đầy rẫy những sai lầm đã góp tay tạo ra khủng hoảng tài chính”, Giáo sư luật học Lucian A. Bebchuk thuộc Đại học Harvard nhận xét.
Nguy cơ từ mức thưởng cao
Thậm chí, ngay cả ở bên trong Goldman, giới lãnh đạo cũng thừa nhận rằng, xuất hiện ở thời điểm mà người Mỹ đang phải đương đầu với một giai đoạn suy thoái nghiêm trọng, mức lợi nhuận và tiền thưởng gây bất ngờ của ngân hàng này sẽ dẫn tới những thách thức trong vấn đề quan hệ công chúng.
“Ở đây tồn tại hai quy tác đối nghịch nhau. Một mặt, khi những người làm việc trong một công ty tài chính làm ra tiền cho công ty đó, họ cảm thấy xứng đáng phải được hưởng một phần. Nhưng mặt khác, các ngân hàng đã phải được giúp đỡ mới vượt qua cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, và sẽ là không hợp lý nếu lãnh đạo và nhân viên ở đó kiếm được quá nhiều”, ông Douglas J. Elliot, một chuyên gia của Viện Brookings, nhận xét.
“Chúng tôi biết rõ chứ. Chúng tôi hiểu là mình đang sống trong một thế giới bấp bênh, nơi có rất nhiều người thất nghiệp”, Giám đốc tài chính (CFO) David A. Viniar của Goldman nói.
Goldman cho biết, năm ngoái, lương thưởng ở tập đoàn này giảm do lợi nhuận giảm. Trong đó, CEO Blankfein chỉ kiếm được 1,1 triệu USD và tiền thưởng trong toàn tập đoàn giảm bình quân 50%.
Theo CFO Viniar , tiền thưởng tại Goldman năm nay cao xuất phát từ sự trở lại của mức lợi nhuận hấp dẫn. “Chúng tôi thưởng theo kết quả làm việc”, Viniar cho biết, nhưng cũng nhấn mạnh rằng tới cuối năm, Goldman mới ấn định mức thưởng cuối cùng và không loại trừ khả năng lợi nhuận trong nửa sau của năm không tốt như nửa đầu năm.
Tuy nhiên, ngay sau khi gói lương thưởng 11,4 tỷ USD của Goldman được công bố, các nhà làm luật ở Washington đã lên tiếng cảnh báo rằng việc thưởng lớn trở lại này có thể sẽ dẫn tới sự nổi giận của dân chúng ngay giữa lúc chính quyền Tổng thống Barack Obama ra sức cải tổ hệ thống giám sát tài chính.
“Người dân ở đất nước này quá đỗi giận dữ khi chứng kiến hàng xóm của mình mất việc còn Chính phủ thì giúp những tập đoàn như AIG và Goldman Sachs, sau đó thì những tập đoàn này gặt hái lợi nhuận khổng lồ và chia nhau những khoản lương thưởng béo bở”, Thượng nghị sỹ Cộng hòa Sherrod Brown của bang Ohio nói.
(Theo New York Times, Business Week)
Sau thời kỳ nhận vốn tiếp tế từ Chính phủ Mỹ, Goldman đã trỗi dậy với mức lợi nhuận quý 2 đạt kỷ lục trong lịch sử 140 năm của tập đoàn và chuẩn bị thưởng cho nhân viên những khoản tiền không kém gì ở thời hoàng kim của Phố Wall.
Một lần nữa, Goldman lại chứng minh cho ngành tài chính thế giới thấy họ là một định chế tài chính đáng gờm tới mức nào.
Lợi nhuận kỷ lục
Quý 2 vừa qua, Goldman đạt lợi nhuận 3,4 tỷ USD, tăng 65% so với cùng kỳ năm 2008 và tăng 89% so với quý 1/2009, vượt xa dự báo của giới phân tích, đồng thời đánh dấu quý đạt lợi nhuận kỷ lục của tập đoàn. Goldman tuyên bố sẽ dành tổng số tiền 11,4 tỷ USD để chi trả lương thưởng cho nhân viên trong năm nay. Như vậy, mỗi nhân viên của Goldman sẽ kiếm bình quân 770.000 USD trong năm 2009 này, gần bằng với những gì mà họ kiếm được ở thời kỳ đỉnh cao của Phố Wall trước khi nổ ra khủng hoảng.
Đương nhiên, giới lãnh đạo của Goldman sẽ được trả cao hơn rất nhiều con số bình quân trên. Mới chỉ cách đây 3 năm, Goldman trả cho 50 lãnh đạo mỗi người 50 triệu USD. Năm 2007, Giám đốc điều hành (CEO) của Goldman là Lloyd C. Blankfein đã hưởng một trong những gói tiền thưởng lớn nhất trong lịch sử doanh nghiệp.
Goldman cho biết, khoản lợi nhuận kỷ lục trong quý 2 của tập đoàn bắt nguồn chủ yếu từ bộ phận giao dịch. “Mặc dù các thị trường còn yếu và chúng tôi nhận thấy những thách thức trong nền kinh tế, kết quả kinh doanh quý 2 của Goldman phản ánh sự cải thiện điều kiện trên các thị trường tài chính”, CEO Blankflein nói.
Liệu có thể kết luận lợi nhuận quý 2 của Goldman là một bằng chứng về sự kết thúc của khủng hoảng tài chính? Ở góc nhìn tươi sáng, một số nhà phân tích xem kết quả kinh doanh quý 2 của Goldman như một bằng chứng về sự bình ổn trở lại của hệ thống tài chính.
Mùa thu năm ngoái, giá cổ phiếu của Goldman lao dốc thảm hại theo các cổ phiếu khác trong ngành tài chính, khiến giá trị tài sản của lãnh đạo và nhân viên của tập đoàn (với một phần đáng kể là cổ phiếu) cũng sụt giảm theo.Tới tận quý 4 năm ngoái, Goldman vẫn còn thua lỗ và phải sa thải nhân viên. Hiện Goldman chỉ còn 29.400 nhân viên, so với mức 35.000 nhân viên ở thời điểm cách đây 1 năm.
Tuy nhiên, từ đầu năm tới nay, giá cổ phiếu của Goldman đã tăng 77%, lên mức gần 150 USD/cổ phiếu, dù vẫn thấp hơn nhiều so với mức đỉnh 250 USD/cổ phiếu vào năm 2007. Giữa lúc nhiều “hàng xóm” khác như Bank of America hay Citibank còn chưa trả lại tiền cứu trợ cho Chính phủ Mỹ, thì cách đây 1 tháng, Goldman đã làm được điều này.
Lo nhiều hơn vui?
Mặc dù vậy, một số nhà phân tích khác cho rằng, Goldman chỉ là một trường hợp đặc biệt trong ngành tài chính Mỹ. Trong lần khủng hoảng này, Goldman đã vươn lên trở thành một trong những định chế tài chính vững mạnh nhất tại Mỹ nhờ nhiều yếu tố mang tính may mắn.
Thời thế tạo anh hùng, Goldman đã được lợi từ sự đổ vỡ của những đối thủ trong lĩnh vực ngân hàng đầu tư như Bear Stearns và Lehman Brothers, từ đợt phục hồi vừa qua trên thị trường tài chính Mỹ, từ một môi trường lãi suất thấp, những đợt rót vốn của Chính phủ, và cả những đợt phát hành trái phiếu lãi suất thấp với sự hậu thuẫn của Cơ quan Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC).
Tuy nhiên, “vận may” bất ngờ xuất hiện chỉ 1 tháng sau khi Goldman trả lại 10 tỷ USD tiền cứu trợ của Chính phủ Mỹ đang khiến nhiều nhà chức trách của nước này phải đặt câu hỏi. Giới phân tích cảnh báo, Goldman đang ôm vào nhiều rủi ro tài chính mà các đối thủ không dám bén mảng tới gần. Họ cho rằng, ở thời điểm hiện nay, Goldman quản lý được những rủi ro trên, nhưng chiến lược này có thể phản tác dụng nếu thị trường không thuận buồm xuôi gió.
Ở Goldman có một chỉ số được gọi là Value at Risk (tạm dịch: Giá trị ở trạng thái rủi ro) để cân đong xem tập đoàn có thể thua lỗ mất bao nhiêu tiền trong một ngày. Trong quý 2 vừa qua, Value at Risk đã tăng 33%, đạt tới mức cao kỷ lục. Điều này có nghĩa là Goldman đang tiếp tục đặt nhiều hơn nữa tiền của họ vào thế may rủi.
Một lo ngại nữa là khoản lợi nhuận béo bở của Goldman có thể sẽ khuyến khích các đối thủ của ngân hàng này đua theo để có tiền lãi trả thưởng lớn cho nhân viên. Nhiều người cho rằng, văn hóa tiền thưởng ở Phố Wall đã bị xem là khích lệ sự liều lĩnh chấp nhận mức rủi ro cao - một trong những nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính này.
“Tôi cho rằng mức lợi nhuận và tiền thưởng của Goldman không phải không đáng ngại. Mối lo chính của tôi là việc những khoản tiền này dường như là trở lại của những cấu trúc lương thưởng ngắn hạn đầy rẫy những sai lầm đã góp tay tạo ra khủng hoảng tài chính”, Giáo sư luật học Lucian A. Bebchuk thuộc Đại học Harvard nhận xét.
Nguy cơ từ mức thưởng cao
Thậm chí, ngay cả ở bên trong Goldman, giới lãnh đạo cũng thừa nhận rằng, xuất hiện ở thời điểm mà người Mỹ đang phải đương đầu với một giai đoạn suy thoái nghiêm trọng, mức lợi nhuận và tiền thưởng gây bất ngờ của ngân hàng này sẽ dẫn tới những thách thức trong vấn đề quan hệ công chúng.
“Ở đây tồn tại hai quy tác đối nghịch nhau. Một mặt, khi những người làm việc trong một công ty tài chính làm ra tiền cho công ty đó, họ cảm thấy xứng đáng phải được hưởng một phần. Nhưng mặt khác, các ngân hàng đã phải được giúp đỡ mới vượt qua cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, và sẽ là không hợp lý nếu lãnh đạo và nhân viên ở đó kiếm được quá nhiều”, ông Douglas J. Elliot, một chuyên gia của Viện Brookings, nhận xét.
“Chúng tôi biết rõ chứ. Chúng tôi hiểu là mình đang sống trong một thế giới bấp bênh, nơi có rất nhiều người thất nghiệp”, Giám đốc tài chính (CFO) David A. Viniar của Goldman nói.
Goldman cho biết, năm ngoái, lương thưởng ở tập đoàn này giảm do lợi nhuận giảm. Trong đó, CEO Blankfein chỉ kiếm được 1,1 triệu USD và tiền thưởng trong toàn tập đoàn giảm bình quân 50%.
Theo CFO Viniar , tiền thưởng tại Goldman năm nay cao xuất phát từ sự trở lại của mức lợi nhuận hấp dẫn. “Chúng tôi thưởng theo kết quả làm việc”, Viniar cho biết, nhưng cũng nhấn mạnh rằng tới cuối năm, Goldman mới ấn định mức thưởng cuối cùng và không loại trừ khả năng lợi nhuận trong nửa sau của năm không tốt như nửa đầu năm.
Tuy nhiên, ngay sau khi gói lương thưởng 11,4 tỷ USD của Goldman được công bố, các nhà làm luật ở Washington đã lên tiếng cảnh báo rằng việc thưởng lớn trở lại này có thể sẽ dẫn tới sự nổi giận của dân chúng ngay giữa lúc chính quyền Tổng thống Barack Obama ra sức cải tổ hệ thống giám sát tài chính.
“Người dân ở đất nước này quá đỗi giận dữ khi chứng kiến hàng xóm của mình mất việc còn Chính phủ thì giúp những tập đoàn như AIG và Goldman Sachs, sau đó thì những tập đoàn này gặt hái lợi nhuận khổng lồ và chia nhau những khoản lương thưởng béo bở”, Thượng nghị sỹ Cộng hòa Sherrod Brown của bang Ohio nói.
(Theo New York Times, Business Week)