“Gót chân Asin” của nhà băng Thụy Sỹ
Nhiều nhân viên đang làm việc trong các ngân hàng Thụy Sỹ tìm cách đánh cắp dữ liệu khách hàng để bán cho chính phủ nước ngoài
Các ngân hàng từ lâu vẫn được xem là “pháo đài bí mật” ở Thụy Sỹ vừa phát hiện ra rằng, mối đe dọa lớn nhất đối với sự bảo mật thông tin khách hàng của họ chính là nhân viên đang làm việc trong các nhà băng này.
Sự thật trên được các ngân hàng Thụy Sỹ “ngộ” ra sau khi Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 1/2 tuyên bố, Chính phủ của bà có thể mua lại các dữ liệu bị đánh cắp về các tài khoản ngân hàng Thụy Sỹ.
Trước đó, các nhà chức trách Pháp đã mua được những thông tin tương tự từ một nhân viên làm việc trong bộ phận ngân hàng phục vụ tư nhân của HSBC ở Geneva. Cách đây 2 năm, Đức cũng đã chi 5 triệu Euro (tương đương 7 triệu USD) để mua thông tin mật từ tập đoàn tài chính LGT Group ở công quốc láng giềng Liechtenstein.
“Đây là một kiểu “cuộc chiến kinh doanh” nhằm vào ngành ngân hàng Thụy Sỹ, trong đó những hành vi hoàn toàn phi pháp đã được chấp nhận. Đây là một mối nguy lớn đối với các ngân hàng Thụy Sỹ”, ông Daniel Fischer, người sáng lập của công ty luật Fischer & Partner ở Zurich, cho biết.
Việc chính phủ các nước Đức và Pháp muốn mua các dữ liệu bị đánh cắp nói trên đang là nguồn căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước này với Thụy Sỹ trong bối cảnh Thụy Sỹ nỗ lực đàm phán các công ước buộc họ thực thi cam kết hợp tác với các cuộc điều tra thuế quốc tế. Tháng trước, Chính phủ Thụy Sỹ cho hay họ sẽ soạn thảo một dự luật cấm việc các quan chức hỗ trợ các quốc gia khác trong các vụ việc liên quan tới đánh cắp dữ liệu.
Trong tuyên bố đưa ra ngày 30/1, Hiệp hội Ngân hàng Thụy Sỹ (SBA), tổ chức đại diện cho hơn 300 ngân hàng của nước này, bao gồm những ngân hàng lớn như UBS và Credit Suisse, cho rằng, việc Đức sử dụng những dữ liệu như vậy sẽ “phản tác dụng” trong các cuộc đàm phán giữa hai bên trong tương lai, và Chính phủ Đức không nên sử dụng những thứ là của đánh cắp.
Theo giới phân tích, mức giá mà các chính phủ sẵn sàng chi ra để mua thông tin về các tài khoản ngân hàng Thụy Sỹ quá hấp dẫn để các nhân viên làm việc tại các ngân hàng này thực hiện việc đánh cắp dữ liệu và bán lại các dữ liệu đó.
Tờ Financial Times tại Đức mới đây cho biết, một cá nhân không lộ danh tính đã chào bán cho Chính phủ Đức thông tin về 1.300 khách hàng có tài khoản ở ngân hàng Thụy Sỹ với giá 2,5 triệu Euro. Financial Times cho hay, số thông tin này bị đánh cắp từ bộ phận ngân hàng phục vụ tư nhân của HSBC ở Geneva, trong khi một tờ báo khác của Đức là Handelsblatt lại cho rằng, đây là thông tin bị lộ từ UBS.
Theo Handelsblatt, dữ liệu trên có thể giúp Chính phủ Đức thu về được 200 triệu Euro doanh thu thuế đã bị mất mát. Năm ngoái, các nhà chức trách Đức đã đưa nhiều nhân vật trốn thuế ra xét xử nhờ việc sử dụng thông tin mua lại từ một chuyên gia công nghệ từng làm việc ở LGT. Bộ Tài chính Đức cho biết, kể từ sau vụ trên, ngày càng có nhiều người chào bán thông tin mật trong các ngân hàng Thụy Sỹ cho Chính phủ Đức.
Luật bảo mật thông tin của Thụy Sỹ quy định nhân viên ngân hàng sẽ phải chịu án phạt tù lên tới 5 năm nếu tiết lộ thông tin của khách hàng. Tuy nhiên, quy định này đã không đủ sức ngăn chặn việc đánh cắp thông tin. Theo các chuyên gia, Chính phủ Thụy Sỹ khó có thể thành công trong việc kêu gọi chính phủ các nước tuân thủ các đạo luật quy định về việc cấm sử dụng thông tin bị đánh cắp.
Trong vòng hai năm trở lại đây, vấn đề bảo mật trong ngành ngân hàng đã thu hút mạnh mẽ sự chú ý của dư luận quốc tế khi Mỹ, Pháp và Đức đẩy mạnh công tác chống trốn thuế nhằm hạn chế thâm hụt ngân sách trong bối cảnh khủng hoảng và suy thoái.
Đầu năm ngoái, Thụy Sỹ đã buộc phải nhất trí hợp tác với các quốc gia trong việc điều tra trốn thuế. Tháng 8/2009, Chính phủ Thụy Sỹ tuyên bố sẽ cung cấp dữ liệu của khoảng 4.450 tài khoản ngân hàng UBS cho Cơ quan Thuế vụ Mỹ (IRS), sau khi ngân hàng lớn nhất Thụy Sỹ này thừa nhận đã giúp các khách hàng Mỹ trốn thuế.
(Theo Bloomberg)
Sự thật trên được các ngân hàng Thụy Sỹ “ngộ” ra sau khi Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 1/2 tuyên bố, Chính phủ của bà có thể mua lại các dữ liệu bị đánh cắp về các tài khoản ngân hàng Thụy Sỹ.
Trước đó, các nhà chức trách Pháp đã mua được những thông tin tương tự từ một nhân viên làm việc trong bộ phận ngân hàng phục vụ tư nhân của HSBC ở Geneva. Cách đây 2 năm, Đức cũng đã chi 5 triệu Euro (tương đương 7 triệu USD) để mua thông tin mật từ tập đoàn tài chính LGT Group ở công quốc láng giềng Liechtenstein.
“Đây là một kiểu “cuộc chiến kinh doanh” nhằm vào ngành ngân hàng Thụy Sỹ, trong đó những hành vi hoàn toàn phi pháp đã được chấp nhận. Đây là một mối nguy lớn đối với các ngân hàng Thụy Sỹ”, ông Daniel Fischer, người sáng lập của công ty luật Fischer & Partner ở Zurich, cho biết.
Việc chính phủ các nước Đức và Pháp muốn mua các dữ liệu bị đánh cắp nói trên đang là nguồn căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước này với Thụy Sỹ trong bối cảnh Thụy Sỹ nỗ lực đàm phán các công ước buộc họ thực thi cam kết hợp tác với các cuộc điều tra thuế quốc tế. Tháng trước, Chính phủ Thụy Sỹ cho hay họ sẽ soạn thảo một dự luật cấm việc các quan chức hỗ trợ các quốc gia khác trong các vụ việc liên quan tới đánh cắp dữ liệu.
Trong tuyên bố đưa ra ngày 30/1, Hiệp hội Ngân hàng Thụy Sỹ (SBA), tổ chức đại diện cho hơn 300 ngân hàng của nước này, bao gồm những ngân hàng lớn như UBS và Credit Suisse, cho rằng, việc Đức sử dụng những dữ liệu như vậy sẽ “phản tác dụng” trong các cuộc đàm phán giữa hai bên trong tương lai, và Chính phủ Đức không nên sử dụng những thứ là của đánh cắp.
Theo giới phân tích, mức giá mà các chính phủ sẵn sàng chi ra để mua thông tin về các tài khoản ngân hàng Thụy Sỹ quá hấp dẫn để các nhân viên làm việc tại các ngân hàng này thực hiện việc đánh cắp dữ liệu và bán lại các dữ liệu đó.
Tờ Financial Times tại Đức mới đây cho biết, một cá nhân không lộ danh tính đã chào bán cho Chính phủ Đức thông tin về 1.300 khách hàng có tài khoản ở ngân hàng Thụy Sỹ với giá 2,5 triệu Euro. Financial Times cho hay, số thông tin này bị đánh cắp từ bộ phận ngân hàng phục vụ tư nhân của HSBC ở Geneva, trong khi một tờ báo khác của Đức là Handelsblatt lại cho rằng, đây là thông tin bị lộ từ UBS.
Theo Handelsblatt, dữ liệu trên có thể giúp Chính phủ Đức thu về được 200 triệu Euro doanh thu thuế đã bị mất mát. Năm ngoái, các nhà chức trách Đức đã đưa nhiều nhân vật trốn thuế ra xét xử nhờ việc sử dụng thông tin mua lại từ một chuyên gia công nghệ từng làm việc ở LGT. Bộ Tài chính Đức cho biết, kể từ sau vụ trên, ngày càng có nhiều người chào bán thông tin mật trong các ngân hàng Thụy Sỹ cho Chính phủ Đức.
Luật bảo mật thông tin của Thụy Sỹ quy định nhân viên ngân hàng sẽ phải chịu án phạt tù lên tới 5 năm nếu tiết lộ thông tin của khách hàng. Tuy nhiên, quy định này đã không đủ sức ngăn chặn việc đánh cắp thông tin. Theo các chuyên gia, Chính phủ Thụy Sỹ khó có thể thành công trong việc kêu gọi chính phủ các nước tuân thủ các đạo luật quy định về việc cấm sử dụng thông tin bị đánh cắp.
Trong vòng hai năm trở lại đây, vấn đề bảo mật trong ngành ngân hàng đã thu hút mạnh mẽ sự chú ý của dư luận quốc tế khi Mỹ, Pháp và Đức đẩy mạnh công tác chống trốn thuế nhằm hạn chế thâm hụt ngân sách trong bối cảnh khủng hoảng và suy thoái.
Đầu năm ngoái, Thụy Sỹ đã buộc phải nhất trí hợp tác với các quốc gia trong việc điều tra trốn thuế. Tháng 8/2009, Chính phủ Thụy Sỹ tuyên bố sẽ cung cấp dữ liệu của khoảng 4.450 tài khoản ngân hàng UBS cho Cơ quan Thuế vụ Mỹ (IRS), sau khi ngân hàng lớn nhất Thụy Sỹ này thừa nhận đã giúp các khách hàng Mỹ trốn thuế.
(Theo Bloomberg)