Ngân hàng Thụy Sỹ nay không còn bí mật!
Ngân hàng khổng lồ UBS của Thụy Sỹ vừa chấp nhận nộp phạt, vừa chuẩn bị công bố danh sách khách hàng của mình
Ngân hàng khổng lồ UBS của Thụy Sỹ vừa chấp nhận nộp phạt 780 triệu USD, vừa chuẩn bị công bố danh sách khách hàng của mình, sau khi bị các nhà chức trách Mỹ cáo buộc giúp các công dân Mỹ trốn thuế đối với số tiền hàng chục tỷ USD.
Đây được xem là một đòn giáng mạnh vào ngành ngân hàng của quốc gia châu Âu này, vốn từ lâu có tiếng là một “pháo đài bí mật”.
Các nhà điều tra của Mỹ trong vụ việc trên cáo buộc UBS đã giúp các khách hàng Mỹ che giấu bất hợp pháp số tiền 20 tỷ USD, giúp họ trốn một khoản thuế 300 triệu USD mỗi năm trong thời gian từ 2002 - 2007.
Trong một bản thú nhận gây sốc công bố ngày 18/2, UBS cho hay, trong thời gian này, một số nhà quản lý thuộc mảng dịch vụ ngân hàng tư nhân của UBS “đã tham gia vào một chương trình đánh lừa nước Mỹ” và cơ quan thuế vụ của Mỹ, bằng cách giúp các khách hàng Mỹ thành lập những tài khoản “ẩn” ở Thụy Sỹ.
Chương trình này bao gồm cả hoạt động làm giả hoặc né tránh một số loại chứng từ thuế bắt buộc phải có.
UBS đã khuyến khích nhiều khách hàng Mỹ của họ hủy các loại chứng từ và cất giấu các tài sản quý như trang sức và các tác phẩm nghệ thuật mà họ mua bằng tiền gửi trong các tài khoản “đen” vào những địa chỉ gửi đồ tin cậy tại Thụy Sỹ.
Ngân hàng này còn khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ tín dụng của Thụy Sỹ để cơ quan thuế của Mỹ không thể theo dõi việc mua sắm của họ.
Sau nhiều né tránh, UBS cuối cùng đã chịu nộp 780 triệu USD tiền phạt để tránh bị đem ra truy tố trước pháp luật. Tổng số tiền phạt mà UBS phải trả trong vụ này có thể lên tới hơn 1 tỷ USD.
Đáng chú ý hơn, UBS buộc phải chấp nhận yêu cầu của Bộ Tư pháp Mỹ về việc công bố danh tính của nhiều khách hàng của ngân hàng này, nếu không, lãnh đạo của UBS sẽ đứng trước nguy cơ phải hầu tòa.
Trước đó, UBS đã nhất quyết không chịu tuân thủ yêu cầu công khai danh tính của khách hàng, vì luật pháp của Thụy Sỹ phân biệt rạch ròi các hành vi tránh thuế, trốn thuế và gian lận thuế.
Mặt khác, không giống ở Mỹ, trốn thuế không phải là tội hình sự ở Thụy Sỹ.
Hiện số lượng khách hàng cụ thể của ngân hàng lớn nhất Thụy Sỹ này “cho xem mặt” vẫn chưa rõ sẽ là bao nhiêu. Các điều tra viên của Mỹ đã kiểm tra khoảng 19.000 tài khoản của ngân hàng này, nhưng rất có thể UBS sẽ chỉ công bố danh tính của vài trăm khách hàng trong số này.
UBS cho biết họ đang tiến hành đóng các tài khoản tiền gửi của khách hàng Mỹ. Tuy nhiên, các nhà chức trách Mỹ vẫn buộc UBS phải đưa ra những bằng chứng xác thực bằng giấy tờ để chứng minh điều này. Lĩnh vực kinh doanh ngân hàng tư nhân cho khách nước ngoài đem về cho ngân hàng mỗi năm 200 triệu USD.
Cho dù UBS sẽ mở hồ sơ của bao nhiêu khách hàng, động thái này được xem là hồi kết cho sự tuyệt mật của ngành ngân hàng Thụy Sỹ vốn có truyền thống từ thời Trung cổ.
“Người Thụy Sỹ cho là thế là chấm hết cho truyền thống ngân hàng của họ. Sẽ chẳng còn ai tin vào các ngân hàng Thụy Sỹ nữa”, ông Jack Blum, một chuyên gia về thuế vụ của Mỹ nói.
Sau khi vụ việc bị lôi ra ánh sáng, Chủ tịch UBS, ông Peter Kurer tuyên bố: “UBS thực sự hối tiếc vì đã không tuân thủ quy định pháp luật khi hợp tác với các khách hàng Mỹ và bị các nhà điều tra phát giác hành vi này. Chúng tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về những sai lầm này”.
Động thái chịu nộp phạt và chấp nhận công bố tên tuổi khách hàng của UBS ngay trước thềm một phiên điều trần của một tiểu bang trong Thượng viện Mỹ về vụ này đã cho thấy, khả năng ngân hàng UBS này hầu tòa là cực cao nếu họ còn tỏ thái độ bất hợp tác.
Vụ việc này được xem là “họa vô đơn chí” đối với UBS, xét tới khoản thua lỗ lên tới 50 tỷ USD mà ngân hàng này đã phải gánh từ khi khủng hoảng nợ dưới chuẩn ở Mỹ bắt đầu tới nay.
Tháng 10 năm ngoái, UBS đã phải nhận 60 tỷ USD tiền cứu trợ của Chính phủ Thụy Sỹ.
(Theo New York Times)
Đây được xem là một đòn giáng mạnh vào ngành ngân hàng của quốc gia châu Âu này, vốn từ lâu có tiếng là một “pháo đài bí mật”.
Các nhà điều tra của Mỹ trong vụ việc trên cáo buộc UBS đã giúp các khách hàng Mỹ che giấu bất hợp pháp số tiền 20 tỷ USD, giúp họ trốn một khoản thuế 300 triệu USD mỗi năm trong thời gian từ 2002 - 2007.
Trong một bản thú nhận gây sốc công bố ngày 18/2, UBS cho hay, trong thời gian này, một số nhà quản lý thuộc mảng dịch vụ ngân hàng tư nhân của UBS “đã tham gia vào một chương trình đánh lừa nước Mỹ” và cơ quan thuế vụ của Mỹ, bằng cách giúp các khách hàng Mỹ thành lập những tài khoản “ẩn” ở Thụy Sỹ.
Chương trình này bao gồm cả hoạt động làm giả hoặc né tránh một số loại chứng từ thuế bắt buộc phải có.
UBS đã khuyến khích nhiều khách hàng Mỹ của họ hủy các loại chứng từ và cất giấu các tài sản quý như trang sức và các tác phẩm nghệ thuật mà họ mua bằng tiền gửi trong các tài khoản “đen” vào những địa chỉ gửi đồ tin cậy tại Thụy Sỹ.
Ngân hàng này còn khuyến khích khách hàng sử dụng thẻ tín dụng của Thụy Sỹ để cơ quan thuế của Mỹ không thể theo dõi việc mua sắm của họ.
Sau nhiều né tránh, UBS cuối cùng đã chịu nộp 780 triệu USD tiền phạt để tránh bị đem ra truy tố trước pháp luật. Tổng số tiền phạt mà UBS phải trả trong vụ này có thể lên tới hơn 1 tỷ USD.
Đáng chú ý hơn, UBS buộc phải chấp nhận yêu cầu của Bộ Tư pháp Mỹ về việc công bố danh tính của nhiều khách hàng của ngân hàng này, nếu không, lãnh đạo của UBS sẽ đứng trước nguy cơ phải hầu tòa.
Trước đó, UBS đã nhất quyết không chịu tuân thủ yêu cầu công khai danh tính của khách hàng, vì luật pháp của Thụy Sỹ phân biệt rạch ròi các hành vi tránh thuế, trốn thuế và gian lận thuế.
Mặt khác, không giống ở Mỹ, trốn thuế không phải là tội hình sự ở Thụy Sỹ.
Hiện số lượng khách hàng cụ thể của ngân hàng lớn nhất Thụy Sỹ này “cho xem mặt” vẫn chưa rõ sẽ là bao nhiêu. Các điều tra viên của Mỹ đã kiểm tra khoảng 19.000 tài khoản của ngân hàng này, nhưng rất có thể UBS sẽ chỉ công bố danh tính của vài trăm khách hàng trong số này.
UBS cho biết họ đang tiến hành đóng các tài khoản tiền gửi của khách hàng Mỹ. Tuy nhiên, các nhà chức trách Mỹ vẫn buộc UBS phải đưa ra những bằng chứng xác thực bằng giấy tờ để chứng minh điều này. Lĩnh vực kinh doanh ngân hàng tư nhân cho khách nước ngoài đem về cho ngân hàng mỗi năm 200 triệu USD.
Cho dù UBS sẽ mở hồ sơ của bao nhiêu khách hàng, động thái này được xem là hồi kết cho sự tuyệt mật của ngành ngân hàng Thụy Sỹ vốn có truyền thống từ thời Trung cổ.
“Người Thụy Sỹ cho là thế là chấm hết cho truyền thống ngân hàng của họ. Sẽ chẳng còn ai tin vào các ngân hàng Thụy Sỹ nữa”, ông Jack Blum, một chuyên gia về thuế vụ của Mỹ nói.
Sau khi vụ việc bị lôi ra ánh sáng, Chủ tịch UBS, ông Peter Kurer tuyên bố: “UBS thực sự hối tiếc vì đã không tuân thủ quy định pháp luật khi hợp tác với các khách hàng Mỹ và bị các nhà điều tra phát giác hành vi này. Chúng tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn về những sai lầm này”.
Động thái chịu nộp phạt và chấp nhận công bố tên tuổi khách hàng của UBS ngay trước thềm một phiên điều trần của một tiểu bang trong Thượng viện Mỹ về vụ này đã cho thấy, khả năng ngân hàng UBS này hầu tòa là cực cao nếu họ còn tỏ thái độ bất hợp tác.
Vụ việc này được xem là “họa vô đơn chí” đối với UBS, xét tới khoản thua lỗ lên tới 50 tỷ USD mà ngân hàng này đã phải gánh từ khi khủng hoảng nợ dưới chuẩn ở Mỹ bắt đầu tới nay.
Tháng 10 năm ngoái, UBS đã phải nhận 60 tỷ USD tiền cứu trợ của Chính phủ Thụy Sỹ.
(Theo New York Times)