Hà Đông chính thức thành quận, Sơn Tây thành thị xã
Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua nghị quyết thành lập quận Hà Đông
Ngày 11/12, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua nghị quyết thành lập quận Hà Đông và chuyển thành phố Sơn Tây thành thị xã.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến cho rằng, những lý do mà UBND thành phố đưa ra trong đề án thành lập quận Hà Đông và chuyển thành phố Sơn Tây thành thị xã là thiếu thuyết phục.
Chưa từng có tiền lệ
Thay mặt ban soạn thảo đề án, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Giám đốc Sở Nội vụ cho biết, việc UBND thành phố đề xuất thành lập quận Hà Đông và chuyển thành phố Sơn Tây thành thị xã Sơn Tây, thuộc thành phố Hà Nội là một việc hoàn toàn mới, chưa từng có trong tiền lệ.
Chính vì vậy, bà Ngọc cho biết, trước khi trình đề án này, UBND thành phố đã phải hết sức cất nhắc, khảo sát và lấy ý kiến của rất nhiều cơ quan, ban ngành Trung ương và địa phương.
Bà Ngọc cho biết, lý do được UBND thành phố đưa ra cho đề án là nhằm đáp ứng yêu cầu tổ chức các đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Hà Nội, đồng thời cũng là để phù hợp với Hiến pháp và Nghị quyết 15/2008 của Quốc hội.
Bên cạnh đó, theo bà Ngọc, một trong những lý do chính của đề án này là nhằm đáp ứng nguyện vọng của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân hai thành phố, và trên thực tế thì cả hai thành phố này đều đã có văn bản yêu cầu các cấp có thẩm quyền cho phép thành lập quận Hà Đông và chuyển thành phố Sơn Tây thành thị xã.
Cũng theo bà Ngọc, mục đích của đề án là nhằm tạo điều kiện cho Hà Đông và Sơn Tây phát huy thế mạnh và tiềm năng sẵn có, tạo động lực phát triển kinh tế cho 2 địa phương, góp phần tăng hiệu quả quản lý nhà nước, đảm bảo an ninh quốc phòng…
Ngoài ra, qua khảo sát của UBND thành phố Hà Nội, thành phố Hà Đông về cơ bản đã đáp ứng đủ các điều kiện về dân số, hạ tầng, lao động, kinh tế…theo tiêu chuẩn để thành lập một quận.
Trên cơ sở đó, UBND thành phố cho rằng, việc thành lập quận Hà Đông và chuyển đổi thành phố Sơn Tây thành thị xã Sơn Tây là hoàn toàn phù hợp với điều kiện tự nhiên, hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội, hạ tầng đô thị của 2 thành phố, đặc biệt là tạo điều kiện để 7 xã của thành phố Hà Đông trở thành phường trước cơn lốc đô thị hóa.
Phải “gật đầu” vì pháp luật?
Phản đối lại những lý do viện dẫn trên, ông Phạm Khắc Tuấn, hiện là Chủ tịch UBND thành phố Hà Đông cho rằng, việc đề án của UBND thành phố viện dẫn “thành lập quận Hà Đông là nhằm đáp ứng nguyện vọng của đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân dân…” là hoàn toàn sai với thực tế.
Ông Tuấn khẳng định, qua lấy ý kiến của quần chúng nhân dân thì không có một ý kiến nào đề nghị “xuống” quận. Ông Tuấn cho biết, tại hội nghị lấy ý kiến tại 7 xã của thành phố Hà Đông thì có đến 92,7% ý kiến không đồng ý thành lập quận, còn biểu quyết của Hội đồng Nhân dân thành phố thì 100% đại biểu không đồng ý “xuống" quận.
Tuy nhiên, theo ông Tuấn, sở dĩ nhân dân phải “gật đầu” là bởi phải tuân theo pháp luật. Hiến pháp và Nghị định 72 của Chính phủ đã quy định, khi phân cấp quản lý đô thị thì không thể có thành phố trực thuộc thành phố và dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ có quận, huyện và thị xã.
Do đó, việc nhân dân đồng ý là bởi lý do trên chứ hoàn toàn không phải là mong muốn, nguyện vọng của cán bộ, nhân dân như tờ trình của UBND thành phố.
Cũng phản biện lại lý do của UBND thành phố đưa ra, PGS.TS Trần Trọng Hanh (nguyên Hiệu trưởng Trường đại học Kiến trúc Hà Nội) cho rằng, những lý do như “Hà Đông đã đủ điều kiện thành lập quận theo Nghị định 72…” là hoàn toàn không đúng. Ông nói, nếu chiếu theo Nghị định thì Hà Đông chưa thể có đủ điều kiện để thành lập quận.
Tuy nhiên, ông Hanh cho biết, đây là một việc đặc biệt của Thủ đô nên Chính phủ đã có chỉ đạo là phải linh hoạt và tạo điều kiện thuân lợi trong quá trình giải quyết những vấn đề sau khi mở rộng Thủ đô Hà Nội.
Còn đại biểu Nguyễn Trường Tiền cho rằng, việc UBND thành phố đưa ra lý do thành lập quận Hà Đông và chuyển thành phố Sơn Tây thành thị xã là “nhằm phát huy thế mạnh và tiềm năng sẵn có, tạo động lực phát triển kinh tế cho 2 địa phương, góp phần tăng hiệu quả quản lý nhà nước, đảm bảo an ninh quốc phòng…” là thiếu thuyết phục. Bởi lẽ, chắc chắn trước đây, khi đề nghị “nâng cấp” hai địa phương này từ thị xã lên thành phố thì chính quyền cũng đã giải trình trước người dân cũng với chính những luận điểm này.
Chính vì vậy, khi đề nghị chuyển đổi thành quận và thị xã mà cũng đưa những lý do này vào thì hoàn toàn không có tính thuyết phục.
Đồng tình với ý kiến này, ông Lê Quang Nhuệ, Phó chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội cũng cho rằng, chắc chắn thị xã không thể có điều kiện phát triển hơn thành phố, nên việc “xuống” thị xã cũng không thể coi là hợp lý được.
Nhiều vấn đề mới nảy sinh
Sau gần 3 giờ thảo luận, mặc dù còn nhiều ý kiến trái ngược nhau, song vào phút cuối, Hội đồng Nhân dân thành phố đã biểu quyết thông qua đề án thành lập quận Hà Đông và chuyển đổi thành phố Sơn Tây thành thị xã Sơn Tây, thuộc thành phố Hà Nội.
Tuy nhiên, dù đã được Hội đồng Nhân dân thông qua, song nhiều ý kiến của các đại biểu vẫn băn khoăn về những vấn đề liên quan sau khi nghị quyết chính thức có hiệu lực.
Theo ông Lê Quang Nhuệ, trong thời gian tới, khi Hà Đông chính thức trở thành một quận của Hà Nội thì sẽ có rất nhiều vấn đề mới nảy sinh mà không phải có thể dễ dàng giải quyết được.
Cụ thể đó là việc 7 xã của Hà Đông sau khi được chuyển thành phường thì trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của người dân, công tác quản lý cũng phải thay đổi. Hơn nữa, trong khi chúng ta đang chủ trương giảm biên chế thì việc thành lập phường lại phải tăng thêm biên chế, liệu điều này có trái với chủ trương ?
Cũng theo ông Nhuệ, một vấn đề cũng rất quan trọng, đó là việc đổi tên các đường phố của quận Hà Đông sẽ gây ra nhiều khó khăn (theo quy định của Nghị định 72 là đường phố của các quận trong thành phố không được trùng tên), bởi nó liên quan đến nhiều vấn đề của người dân như địa chỉ, hộ khẩu, chứng minh nhân dân, tài sản…
Đáp lại những băn khoăn này, bà Nguyễn thị Bích Ngọc, Giám đốc sở Nội vụ , thay mặt cho UBND cam kết, thành phố sẽ rà soát lại tất cả các vấn đề vướng mắc và sẽ giải trình với các đại biểu trong thời gian sớm nhất.
Cũng trong phiên họp, Hội đồng Nhân dân thành phố đã thông qua nghị quyết về việc xác lập địa giới hành chính của các xã: Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung và huyện Mê Linh của thành phố Hà Nội.
Tuy nhiên, vẫn có nhiều ý kiến cho rằng, những lý do mà UBND thành phố đưa ra trong đề án thành lập quận Hà Đông và chuyển thành phố Sơn Tây thành thị xã là thiếu thuyết phục.
Chưa từng có tiền lệ
Thay mặt ban soạn thảo đề án, bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Giám đốc Sở Nội vụ cho biết, việc UBND thành phố đề xuất thành lập quận Hà Đông và chuyển thành phố Sơn Tây thành thị xã Sơn Tây, thuộc thành phố Hà Nội là một việc hoàn toàn mới, chưa từng có trong tiền lệ.
Chính vì vậy, bà Ngọc cho biết, trước khi trình đề án này, UBND thành phố đã phải hết sức cất nhắc, khảo sát và lấy ý kiến của rất nhiều cơ quan, ban ngành Trung ương và địa phương.
Bà Ngọc cho biết, lý do được UBND thành phố đưa ra cho đề án là nhằm đáp ứng yêu cầu tổ chức các đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Hà Nội, đồng thời cũng là để phù hợp với Hiến pháp và Nghị quyết 15/2008 của Quốc hội.
Bên cạnh đó, theo bà Ngọc, một trong những lý do chính của đề án này là nhằm đáp ứng nguyện vọng của đông đảo cán bộ, đảng viên và nhân dân hai thành phố, và trên thực tế thì cả hai thành phố này đều đã có văn bản yêu cầu các cấp có thẩm quyền cho phép thành lập quận Hà Đông và chuyển thành phố Sơn Tây thành thị xã.
Cũng theo bà Ngọc, mục đích của đề án là nhằm tạo điều kiện cho Hà Đông và Sơn Tây phát huy thế mạnh và tiềm năng sẵn có, tạo động lực phát triển kinh tế cho 2 địa phương, góp phần tăng hiệu quả quản lý nhà nước, đảm bảo an ninh quốc phòng…
Ngoài ra, qua khảo sát của UBND thành phố Hà Nội, thành phố Hà Đông về cơ bản đã đáp ứng đủ các điều kiện về dân số, hạ tầng, lao động, kinh tế…theo tiêu chuẩn để thành lập một quận.
Trên cơ sở đó, UBND thành phố cho rằng, việc thành lập quận Hà Đông và chuyển đổi thành phố Sơn Tây thành thị xã Sơn Tây là hoàn toàn phù hợp với điều kiện tự nhiên, hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội, hạ tầng đô thị của 2 thành phố, đặc biệt là tạo điều kiện để 7 xã của thành phố Hà Đông trở thành phường trước cơn lốc đô thị hóa.
Phải “gật đầu” vì pháp luật?
Phản đối lại những lý do viện dẫn trên, ông Phạm Khắc Tuấn, hiện là Chủ tịch UBND thành phố Hà Đông cho rằng, việc đề án của UBND thành phố viện dẫn “thành lập quận Hà Đông là nhằm đáp ứng nguyện vọng của đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân dân…” là hoàn toàn sai với thực tế.
Ông Tuấn khẳng định, qua lấy ý kiến của quần chúng nhân dân thì không có một ý kiến nào đề nghị “xuống” quận. Ông Tuấn cho biết, tại hội nghị lấy ý kiến tại 7 xã của thành phố Hà Đông thì có đến 92,7% ý kiến không đồng ý thành lập quận, còn biểu quyết của Hội đồng Nhân dân thành phố thì 100% đại biểu không đồng ý “xuống" quận.
Tuy nhiên, theo ông Tuấn, sở dĩ nhân dân phải “gật đầu” là bởi phải tuân theo pháp luật. Hiến pháp và Nghị định 72 của Chính phủ đã quy định, khi phân cấp quản lý đô thị thì không thể có thành phố trực thuộc thành phố và dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ có quận, huyện và thị xã.
Do đó, việc nhân dân đồng ý là bởi lý do trên chứ hoàn toàn không phải là mong muốn, nguyện vọng của cán bộ, nhân dân như tờ trình của UBND thành phố.
Cũng phản biện lại lý do của UBND thành phố đưa ra, PGS.TS Trần Trọng Hanh (nguyên Hiệu trưởng Trường đại học Kiến trúc Hà Nội) cho rằng, những lý do như “Hà Đông đã đủ điều kiện thành lập quận theo Nghị định 72…” là hoàn toàn không đúng. Ông nói, nếu chiếu theo Nghị định thì Hà Đông chưa thể có đủ điều kiện để thành lập quận.
Tuy nhiên, ông Hanh cho biết, đây là một việc đặc biệt của Thủ đô nên Chính phủ đã có chỉ đạo là phải linh hoạt và tạo điều kiện thuân lợi trong quá trình giải quyết những vấn đề sau khi mở rộng Thủ đô Hà Nội.
Còn đại biểu Nguyễn Trường Tiền cho rằng, việc UBND thành phố đưa ra lý do thành lập quận Hà Đông và chuyển thành phố Sơn Tây thành thị xã là “nhằm phát huy thế mạnh và tiềm năng sẵn có, tạo động lực phát triển kinh tế cho 2 địa phương, góp phần tăng hiệu quả quản lý nhà nước, đảm bảo an ninh quốc phòng…” là thiếu thuyết phục. Bởi lẽ, chắc chắn trước đây, khi đề nghị “nâng cấp” hai địa phương này từ thị xã lên thành phố thì chính quyền cũng đã giải trình trước người dân cũng với chính những luận điểm này.
Chính vì vậy, khi đề nghị chuyển đổi thành quận và thị xã mà cũng đưa những lý do này vào thì hoàn toàn không có tính thuyết phục.
Đồng tình với ý kiến này, ông Lê Quang Nhuệ, Phó chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội cũng cho rằng, chắc chắn thị xã không thể có điều kiện phát triển hơn thành phố, nên việc “xuống” thị xã cũng không thể coi là hợp lý được.
Nhiều vấn đề mới nảy sinh
Sau gần 3 giờ thảo luận, mặc dù còn nhiều ý kiến trái ngược nhau, song vào phút cuối, Hội đồng Nhân dân thành phố đã biểu quyết thông qua đề án thành lập quận Hà Đông và chuyển đổi thành phố Sơn Tây thành thị xã Sơn Tây, thuộc thành phố Hà Nội.
Tuy nhiên, dù đã được Hội đồng Nhân dân thông qua, song nhiều ý kiến của các đại biểu vẫn băn khoăn về những vấn đề liên quan sau khi nghị quyết chính thức có hiệu lực.
Theo ông Lê Quang Nhuệ, trong thời gian tới, khi Hà Đông chính thức trở thành một quận của Hà Nội thì sẽ có rất nhiều vấn đề mới nảy sinh mà không phải có thể dễ dàng giải quyết được.
Cụ thể đó là việc 7 xã của Hà Đông sau khi được chuyển thành phường thì trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của người dân, công tác quản lý cũng phải thay đổi. Hơn nữa, trong khi chúng ta đang chủ trương giảm biên chế thì việc thành lập phường lại phải tăng thêm biên chế, liệu điều này có trái với chủ trương ?
Cũng theo ông Nhuệ, một vấn đề cũng rất quan trọng, đó là việc đổi tên các đường phố của quận Hà Đông sẽ gây ra nhiều khó khăn (theo quy định của Nghị định 72 là đường phố của các quận trong thành phố không được trùng tên), bởi nó liên quan đến nhiều vấn đề của người dân như địa chỉ, hộ khẩu, chứng minh nhân dân, tài sản…
Đáp lại những băn khoăn này, bà Nguyễn thị Bích Ngọc, Giám đốc sở Nội vụ , thay mặt cho UBND cam kết, thành phố sẽ rà soát lại tất cả các vấn đề vướng mắc và sẽ giải trình với các đại biểu trong thời gian sớm nhất.
Cũng trong phiên họp, Hội đồng Nhân dân thành phố đã thông qua nghị quyết về việc xác lập địa giới hành chính của các xã: Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung và huyện Mê Linh của thành phố Hà Nội.