“Hà Đông có thể thành một quận của Hà Nội mới”
Phó viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị - nông thôn nói về quy hoạch của Hà Nội mới
Ông Ngô Trung Hải, Phó viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị - nông thôn (Bộ Xây dựng), nói về quy hoạch của Hà Nội mới.
Sẽ có nhiều khu đô thị vệ tinh
Đến thời điểm này quy hoạch cho Hà Nội mới đã được tính như thế nào, thưa ông?
Chính phủ đã tính đến phương án thuê đối tác nước ngoài trong quá trình quy hoạch Hà Nội mới. Đã có 3 nhà thầu đạt tiêu chuẩn vào danh sách trình Chính phủ.
Mặc dù Chính phủ chưa quyết định lựa chọn nhà tư vấn nào, nhưng tôi thấy xu hướng mô hình đô thị Á Đông kết hợp với cấu trúc của các đô thị phương Tây hiện đại là hài hòa và phù hợp nhất với bản chất đô thị Hà Nội.
Những công ty hỗn hợp có sự tham gia của các công ty châu Á và công ty Mỹ hoặc Hà Lan sẽ có ưu thế.
Phía Viện đã đưa ra phương án quy hoạch cho Hà Nội mới như thế nào?
Theo chỉ đạo của Chính phủ, chúng tôi đã xây dựng một đề án định hướng quy hoạch Hà Nội mở rộng để gửi cho đại biểu Quốc hội tham khảo hướng phát triển cho Hà Nội trong tương lai.
Định hướng này đã được Chính phủ thông qua, được đại biểu Quốc hội đọc và coi như đó là cơ sở nhất định về phương án mở rộng Hà Nội. Hơn nữa, qua 3 phương án của các nhà tư vấn nước ngoài, có 2 phương án khá trùng với đề xuất của chúng tôi, đó là tổ chức các đô thị hạt nhân và đô thị vệ tinh, kết nối các khu đô thị này bằng những đường cao tốc để liên kết nhanh.
Đặc biệt, có những phương án từ phía nhà thầu Nhật Bản - Hà Lan đã đề xuất xây dựng những đô thị có chức năng nổi trội và riêng biệt để phát triển thành những “ốc đảo” với mục đích giữ lại cảnh quan tự nhiên. Những ý tưởng này cũng đã được chúng tôi đưa ra trong đề án định hướng trình Quốc hội.
Trong đề án của chúng tôi cũng đề ra những khu đô thị có những chức năng chuyên ngành đặc biệt như: khu đô thị nổi về những khu hành chính quốc gia, khu đô thị nổi về giáo dục... có những đô thị nổi trội về công nghệ cao và du lịch...
Sẽ có nhiều khu đô thị vệ tinh
Đến thời điểm này quy hoạch cho Hà Nội mới đã được tính như thế nào, thưa ông?
Chính phủ đã tính đến phương án thuê đối tác nước ngoài trong quá trình quy hoạch Hà Nội mới. Đã có 3 nhà thầu đạt tiêu chuẩn vào danh sách trình Chính phủ.
Mặc dù Chính phủ chưa quyết định lựa chọn nhà tư vấn nào, nhưng tôi thấy xu hướng mô hình đô thị Á Đông kết hợp với cấu trúc của các đô thị phương Tây hiện đại là hài hòa và phù hợp nhất với bản chất đô thị Hà Nội.
Những công ty hỗn hợp có sự tham gia của các công ty châu Á và công ty Mỹ hoặc Hà Lan sẽ có ưu thế.
Phía Viện đã đưa ra phương án quy hoạch cho Hà Nội mới như thế nào?
Theo chỉ đạo của Chính phủ, chúng tôi đã xây dựng một đề án định hướng quy hoạch Hà Nội mở rộng để gửi cho đại biểu Quốc hội tham khảo hướng phát triển cho Hà Nội trong tương lai.
Định hướng này đã được Chính phủ thông qua, được đại biểu Quốc hội đọc và coi như đó là cơ sở nhất định về phương án mở rộng Hà Nội. Hơn nữa, qua 3 phương án của các nhà tư vấn nước ngoài, có 2 phương án khá trùng với đề xuất của chúng tôi, đó là tổ chức các đô thị hạt nhân và đô thị vệ tinh, kết nối các khu đô thị này bằng những đường cao tốc để liên kết nhanh.
Đặc biệt, có những phương án từ phía nhà thầu Nhật Bản - Hà Lan đã đề xuất xây dựng những đô thị có chức năng nổi trội và riêng biệt để phát triển thành những “ốc đảo” với mục đích giữ lại cảnh quan tự nhiên. Những ý tưởng này cũng đã được chúng tôi đưa ra trong đề án định hướng trình Quốc hội.
Trong đề án của chúng tôi cũng đề ra những khu đô thị có những chức năng chuyên ngành đặc biệt như: khu đô thị nổi về những khu hành chính quốc gia, khu đô thị nổi về giáo dục... có những đô thị nổi trội về công nghệ cao và du lịch...
Trong đó, về phía Tây, chúng tôi đang có định hướng phát triển về du lịch truyền thống, làng nghề thủ công và phát triển khu vực này như một đô thị cổ, khu đô thị ở Phú Xuyên - Thường Tín sẽ là khu vực phát triển công nghiệp nặng hay khu đô thị ở Mê Linh, Đông Anh sẽ vừa kết hợp với du lịch và công nghệ cao và đô thị hàng không.
Những ý tưởng này cũng đã được liên doanh nhà thầu giữa Nhật Bản - Hà Lan đưa ra.
Trong quy hoạch, những khu vực nào sẽ được dành để xây dựng những khu đô thị vệ tinh?
Theo dự kiến, Hà Đông chắc chắn sẽ là thành phố vệ tinh đầu tiên, thành phố Sơn Tây cũng vậy, nhưng do Hà Đông quá gần với Hà Nội cho nên tính khác biệt của khu đô thị vệ tinh và Hà Nội chưa rõ ràng, nhiều khả năng Hà Đông sẽ thành một quận của Hà Nội mới.
Sẽ có một cụm đô thị rất lớn là cụm đô thị Hòa Lạc, đây sẽ là cụm đô thị khoa học và hành chính, cụm đô thị này sẽ lấy Khu công nghệ cao Hòa Lạc làm trọng tâm. Xuân Mai cũng sẽ có xu hướng xây dựng khu đô thị về giáo dục và đào tạo, kết hợp với công nghiệp, đặc biệt là có cả an ninh quốc phòng và đây sẽ là khu đô thị tương đối độc đáo.
Quanh trục đường Láng - Hòa Lạc sẽ có tập hợp đô thị, Hà Nội cũ là đô thị hạt nhân và các khu đô thị vệ tinh xung quanh trục đường này. Bên cạnh đó, trục kết nối đường quốc lộ 32, trục kết nối xuống phía đường 6, trục kết nối đường quốc lộ 1, Gia Lâm, Sóc Sơn, Mê Linh... sẽ là hệ thống mà các đô thị vệ tinh sẽ bám theo.
Nhưng trong quá trình triển khai thực tế sẽ phải cân nhắc xem sẽ có bao nhiêu khu đô thị vệ tinh là hợp lý, nhưng với diện tích 3.300 km2 và dân số trên 20 triệu người thì sẽ có nhiều khu đô thị vệ tinh được xây dựng.
Đất nông nghiệp sẽ không để trồng lúa
Đất nông nghiệp của những người nông dân hiện nay sẽ được tính đến như thế nào khi tiến hành quy hoạch Hà Nội mới?
Đây sẽ là vấn đề rất quan trọng. Phát triển đô thị trong một mô hình đặc thù như hiện nay rõ ràng sẽ phải tính toán đến diện tích không thể phát triển đô thị và đất đô thị hóa sẽ chiếm bao nhiêu phần trăm Hà Nội trong tương lai.
Đất không phát triển đô thị sẽ là đất dành cho nông nghiệp, tuy nhiên đây sẽ không phải là đất để trồng lúa mà theo quy hoạch sẽ được chuyển đổi sang những loại hình khác như nông nghiệp có hàm lượng chất xám cao hay khu vực Ba Vì có điều kiện tự nhiên tốt sẽ được quy hoạch làm khu vực trồng hoa thay thế cho làng đào Nhật Tân và Phú Thượng.
Lý thuyết là vậy, nhưng khi triển khai quy hoạch, theo ông, sẽ gặp phải những khó khăn gì?
Sẽ có nhiều khó khăn. Cụ thể, với diện tích Hà Nội mới rất rộng như hiện nay sẽ đòi hỏi phải tìm ra mô hình quy hoạch tối ưu và có một bộ máy đủ năng lực để quản lý đô thị lớn như hiện nay.
Trước mắt, cần phải có những cơ chế chính sách, cách suy nghĩ mới và tìm ra những cách để thu hút được tiềm năng cũng như nguồn vốn trong và ngoài nước, nhằm xây dựng hệ thống khung hạ tầng hiện đại. Khi có được những kết nối hạ tầng tốt giữa các khu đô thị vệ tinh thì tôi tin rằng Hà Nội mới sẽ phát triển.
Còn nếu vẫn tồn tại tình trạng như khi xây dựng đường Láng - Hòa Lạc đến nay vẫn chưa hoàn tất thì sẽ rất khó.
Những ý tưởng này cũng đã được liên doanh nhà thầu giữa Nhật Bản - Hà Lan đưa ra.
Trong quy hoạch, những khu vực nào sẽ được dành để xây dựng những khu đô thị vệ tinh?
Theo dự kiến, Hà Đông chắc chắn sẽ là thành phố vệ tinh đầu tiên, thành phố Sơn Tây cũng vậy, nhưng do Hà Đông quá gần với Hà Nội cho nên tính khác biệt của khu đô thị vệ tinh và Hà Nội chưa rõ ràng, nhiều khả năng Hà Đông sẽ thành một quận của Hà Nội mới.
Sẽ có một cụm đô thị rất lớn là cụm đô thị Hòa Lạc, đây sẽ là cụm đô thị khoa học và hành chính, cụm đô thị này sẽ lấy Khu công nghệ cao Hòa Lạc làm trọng tâm. Xuân Mai cũng sẽ có xu hướng xây dựng khu đô thị về giáo dục và đào tạo, kết hợp với công nghiệp, đặc biệt là có cả an ninh quốc phòng và đây sẽ là khu đô thị tương đối độc đáo.
Quanh trục đường Láng - Hòa Lạc sẽ có tập hợp đô thị, Hà Nội cũ là đô thị hạt nhân và các khu đô thị vệ tinh xung quanh trục đường này. Bên cạnh đó, trục kết nối đường quốc lộ 32, trục kết nối xuống phía đường 6, trục kết nối đường quốc lộ 1, Gia Lâm, Sóc Sơn, Mê Linh... sẽ là hệ thống mà các đô thị vệ tinh sẽ bám theo.
Nhưng trong quá trình triển khai thực tế sẽ phải cân nhắc xem sẽ có bao nhiêu khu đô thị vệ tinh là hợp lý, nhưng với diện tích 3.300 km2 và dân số trên 20 triệu người thì sẽ có nhiều khu đô thị vệ tinh được xây dựng.
Đất nông nghiệp sẽ không để trồng lúa
Đất nông nghiệp của những người nông dân hiện nay sẽ được tính đến như thế nào khi tiến hành quy hoạch Hà Nội mới?
Đây sẽ là vấn đề rất quan trọng. Phát triển đô thị trong một mô hình đặc thù như hiện nay rõ ràng sẽ phải tính toán đến diện tích không thể phát triển đô thị và đất đô thị hóa sẽ chiếm bao nhiêu phần trăm Hà Nội trong tương lai.
Đất không phát triển đô thị sẽ là đất dành cho nông nghiệp, tuy nhiên đây sẽ không phải là đất để trồng lúa mà theo quy hoạch sẽ được chuyển đổi sang những loại hình khác như nông nghiệp có hàm lượng chất xám cao hay khu vực Ba Vì có điều kiện tự nhiên tốt sẽ được quy hoạch làm khu vực trồng hoa thay thế cho làng đào Nhật Tân và Phú Thượng.
Lý thuyết là vậy, nhưng khi triển khai quy hoạch, theo ông, sẽ gặp phải những khó khăn gì?
Sẽ có nhiều khó khăn. Cụ thể, với diện tích Hà Nội mới rất rộng như hiện nay sẽ đòi hỏi phải tìm ra mô hình quy hoạch tối ưu và có một bộ máy đủ năng lực để quản lý đô thị lớn như hiện nay.
Trước mắt, cần phải có những cơ chế chính sách, cách suy nghĩ mới và tìm ra những cách để thu hút được tiềm năng cũng như nguồn vốn trong và ngoài nước, nhằm xây dựng hệ thống khung hạ tầng hiện đại. Khi có được những kết nối hạ tầng tốt giữa các khu đô thị vệ tinh thì tôi tin rằng Hà Nội mới sẽ phát triển.
Còn nếu vẫn tồn tại tình trạng như khi xây dựng đường Láng - Hòa Lạc đến nay vẫn chưa hoàn tất thì sẽ rất khó.