Hạ nhiệt giá dầu: Đợi quyết định từ OPEC
Saudi Arabia muốn tăng sản lượng khai thác dầu, nhưng một số quốc gia thành viên OPEC khác lại không đồng tình
Saudi Arabia muốn tăng sản lượng khai thác dầu để hạ nhiệt giá “vàng đen” từ mức 100 USD/thùng hiện nay, nhưng một số quốc gia thành viên khác trong Tổ chức Xuất khẩu dầu lửa (OPEC) lại không đồng tình.
Theo hãng tin Reuters, nội bộ OPEC lại mâu thuẫn quanh chuyện tăng hay không tăng sản lượng ngay trước thềm cuộc họp khối diễn ra vào ngày 8/6 tại Vienna, Áo.
Nguồn tin thân cận tiết lộ với Reuters, đối mặt với áp lực từ các quốc gia nhập khẩu dầu muốn kiềm chế đà tăng giá nhiên liệu, Saudi Arabia hy vọng sẽ thuyết phục được OPEC nâng hạn ngạch sản lượng thêm 1,5 triệu thùng/ngày trong cuộc họp lần này.
Các quốc gia là đồng minh của nước này ở vùng Vịnh như Kuwait và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) cũng ủng hộ mục tiêu trên.
Tuy nhiên, 5 quốc gia gồm Iran, Venezule, Ecuador, Iraq và Angoloa tuyên bố, họ không nhận thấy sự cần thiết phải tăng sản lượng. Các nước này đều muốn duy trì giá dầu ở mức trên 100 USD/thùng như hiện nay.
Iran và Venezuela được dự báo là sẽ tỏ ra cứng rắn nhất trong cuộc họp lần này. “Chúng tôi không đồng ý tăng sản lượng vào lúc này. Chúng ta cần phải củng cố sự cân bằng hiện nay trên thị trường và bảo vệ mức giá hợp lý”, Tổng thống Venezuela, ông Hugo Chavez, phát biểu hôm 7/6.
Tuy nhiên, với tư cách là nước sản xuất dầu lớn nhất trong OPEC và là quốc gia duy nhất có sản lượng dầu dự trữ lớn trong khối, Saudi Arabia thường thắng thế trong những lần tranh cãi như thế này.
Hai thành viên châu Phi là Nigeria và Algeria cũng có quan điểm ủng hộ phe vùng Vịnh. Như vậy, đã có 5 nước thành viên OPEC về phe chủ trương tăng sản lượng, và 5 nước phản đối chủ trương này. Hai thành viên khác là Qatar và Libya chưa thể hiện quan điểm.
Hiện giới hạn sản lượng chính thức cho nửa đầu năm 2011 mà OPEC đặt ra là 24,8 triệu thùng/ngày, nhưng theo ước tính của tổ chức này hồi tháng 4, họ đã khai thác 26,2 triệu thùng/ngày. Bởi vậy, mục tiêu của các nước vùng Vịnh ở cuộc họp này là ít nhất phải tăng mức hạn ngạch chính thức được thêm 1,4 triệu thùng/ngày để giải quyết mức chênh lệch giữa mức hạn ngạch hiện nay và sản lượng thực tế.
Ngoài mức trên, sản lượng dầu thực tế tăng thêm sẽ tùy thuộc vào Saudi Arabia. Theo Reuters, cho dù quyết định của OPEC lần này có ra sao, thì Saudi Arabia vẫn sẽ sản xuất thêm nhiều dầu.
Một quan chức vùng Vịnh cho biết, Saudi Arabia đã tăng sản lượng dầu khai thác của nước này thêm ít nhất 500.000 thùng/ngày trong tháng 6, lên 9,5-9,7 triệu thùng/ngày.
Sản lượng dầu của Saudi Arabia hồi giữa năm 2008 - khi giá dầu lập kỷ lục 147 USD/thùng - cũng cao như hiện nay. Những con số về sản lượng này cho thấy, thị trường hiện nay cần phải được cung cấp thêm dầu mới hạ nhiệt được giá năng lượng này.
Theo hãng tin Reuters, nội bộ OPEC lại mâu thuẫn quanh chuyện tăng hay không tăng sản lượng ngay trước thềm cuộc họp khối diễn ra vào ngày 8/6 tại Vienna, Áo.
Nguồn tin thân cận tiết lộ với Reuters, đối mặt với áp lực từ các quốc gia nhập khẩu dầu muốn kiềm chế đà tăng giá nhiên liệu, Saudi Arabia hy vọng sẽ thuyết phục được OPEC nâng hạn ngạch sản lượng thêm 1,5 triệu thùng/ngày trong cuộc họp lần này.
Các quốc gia là đồng minh của nước này ở vùng Vịnh như Kuwait và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) cũng ủng hộ mục tiêu trên.
Tuy nhiên, 5 quốc gia gồm Iran, Venezule, Ecuador, Iraq và Angoloa tuyên bố, họ không nhận thấy sự cần thiết phải tăng sản lượng. Các nước này đều muốn duy trì giá dầu ở mức trên 100 USD/thùng như hiện nay.
Iran và Venezuela được dự báo là sẽ tỏ ra cứng rắn nhất trong cuộc họp lần này. “Chúng tôi không đồng ý tăng sản lượng vào lúc này. Chúng ta cần phải củng cố sự cân bằng hiện nay trên thị trường và bảo vệ mức giá hợp lý”, Tổng thống Venezuela, ông Hugo Chavez, phát biểu hôm 7/6.
Tuy nhiên, với tư cách là nước sản xuất dầu lớn nhất trong OPEC và là quốc gia duy nhất có sản lượng dầu dự trữ lớn trong khối, Saudi Arabia thường thắng thế trong những lần tranh cãi như thế này.
Hai thành viên châu Phi là Nigeria và Algeria cũng có quan điểm ủng hộ phe vùng Vịnh. Như vậy, đã có 5 nước thành viên OPEC về phe chủ trương tăng sản lượng, và 5 nước phản đối chủ trương này. Hai thành viên khác là Qatar và Libya chưa thể hiện quan điểm.
Hiện giới hạn sản lượng chính thức cho nửa đầu năm 2011 mà OPEC đặt ra là 24,8 triệu thùng/ngày, nhưng theo ước tính của tổ chức này hồi tháng 4, họ đã khai thác 26,2 triệu thùng/ngày. Bởi vậy, mục tiêu của các nước vùng Vịnh ở cuộc họp này là ít nhất phải tăng mức hạn ngạch chính thức được thêm 1,4 triệu thùng/ngày để giải quyết mức chênh lệch giữa mức hạn ngạch hiện nay và sản lượng thực tế.
Ngoài mức trên, sản lượng dầu thực tế tăng thêm sẽ tùy thuộc vào Saudi Arabia. Theo Reuters, cho dù quyết định của OPEC lần này có ra sao, thì Saudi Arabia vẫn sẽ sản xuất thêm nhiều dầu.
Một quan chức vùng Vịnh cho biết, Saudi Arabia đã tăng sản lượng dầu khai thác của nước này thêm ít nhất 500.000 thùng/ngày trong tháng 6, lên 9,5-9,7 triệu thùng/ngày.
Sản lượng dầu của Saudi Arabia hồi giữa năm 2008 - khi giá dầu lập kỷ lục 147 USD/thùng - cũng cao như hiện nay. Những con số về sản lượng này cho thấy, thị trường hiện nay cần phải được cung cấp thêm dầu mới hạ nhiệt được giá năng lượng này.