Hà Nội lên phương án trả nợ vốn vay ODA làm đường sắt đô thị số 3
Hà Nội sẽ cân đối nguồn vay và trả nợ gốc để đảm bảo việc vay vốn cho dự án đường sắt ga Hà Nội - Hoàng Mai không làm tổng dư nợ vay vượt quy định
Trong văn bản giải trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về đề xuất dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi đối với dự án Tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn từ ga Hà Nội đến Hoàng Mai, UBND thành phố Hà Nội cho hay, dự án Tuyến đường sắt đô thị số 3 cần thiết phải thực hiện trong giai đoạn 2020 - 2025 để kết nối với Tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn từ Nhổn - ga Hà Nội.
Đồng thời, dự án khi hoàn thành sẽ kết nối với Tuyến đường sắt đô thị số 2 đang thực hiện tại ga Hàng Bài tạo nên sự gắn kết của mạng lưới đường sắt đô thị của thành phố Hà Nội trong giai đoạn đầu (gồm các tuyến số 1,2, 2A và 3), cơ bản giải quyết vận tải hành khách công cộng khu vực đô thị trung tâm Hà Nội.
Dự kiến tổng mức đầu tư đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai là 1,225 tỷ USD (tương đương 27,685 nghìn tỷ đồng). Trong đó bao gồm vốn vay nước ngoài, vốn đối ứng từ ngân sách thành phố và từ các nguồn khác.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong biên bản ghi nhớ của Đoàn công tác Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tháng 4/2017 chưa đưa dự án vào danh mục dự kiến tài trợ cho Việt Nam giai đoạn 2018-2020.
Tuy nhiên, UBND thành phố Hà Nội cho hay, Đoàn chương trình ADB đã đưa dự án vào danh mục tài trợ ở trạng thái chờ năm 2020 với số tiền dự kiến tài trợ là 450 triệu USD. Ngân hàng tái thiết Đức (KfW) cũng đề nghị tài trợ một khoản vay ưu đãi không ràng buộc trị giá 200 triệu Euro.
Về khả năng trả nợ của ngân sách thành phố, Hà Nội cho biết theo quy định, mức dư nợ vay của ngân sách thành phố không vượt quá 70% số thu ngân sách địa phương. Theo đó, dư nợ huy động tối đa của thành phố Hà Nội năm 2017 khoảng 53.000 tỷ đồng.
Tính đến hết 31/7/2017, tổng dư nợ cùa thành phố là 8.284 tỷ đồng. Dự kiến dư nợ đến cuối năm 2017 là 12.021 tỷ đồng. Dự kiến các năm tiếp theo thành phố Hà Nội có thể vay thêm khoảng 40.979 tỷ đồng, chưa loại trừ giảm dư nợ do trả nợ gốc đến hạn.
Hiện nay, thành phố Hà Nội có mức tăng trưởng dự kiến trung bình là 9%/năm. Vì vậy, đến giai đoạn 2020-2025 (dự kiến thực hiện dự án) mức dư nợ vay của ngân sách thành phố sẽ cao hơn so với hiện nay (do kinh tế tăng trưởng, mức thu ngân sách địa phương tăng vì vậy mức giới hạn vay cũng được tăng.
Ngoài ra, UBND thành phố Hà Nội cũng khẳng định sẽ điều hành cân đối các nguồn vay và trả nợ gốc trong giai đoạn 2020-2025 để đảm bảo việc vay vốn cho dự án không làm cho tổng dư nợ vay vượt quá quy định. Các phương án về vay vốn và trả nợ sẽ được tính toán cụ thể trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi khi phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.
Cũng theo Hà Nội, về cơ bản, các bộ, ngành đã đồng thuận về sự cần thiết đầu tư xây dựng Tuyến đường sắt đô thị số 3 (điểm đầu bắt đầu từ Quảng trường 1-5 (phố Trần Hưng Đạo) và kết thúc tại Yên Sở, Hoàng Mai).
Đây là trục giao thông có lưu lượng hành khách lớn, sau khi hoàn thành sẽ kết nối các khu dân cư lớn của Hà Nội là khu vực Từ Liêm, Cầu Giấy, Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai.
Đồng thời, dự án khi hoàn thành sẽ kết nối với Tuyến đường sắt đô thị số 2 đang thực hiện tại ga Hàng Bài tạo nên sự gắn kết của mạng lưới đường sắt đô thị của thành phố Hà Nội trong giai đoạn đầu (gồm các tuyến số 1,2, 2A và 3), cơ bản giải quyết vận tải hành khách công cộng khu vực đô thị trung tâm Hà Nội.
Dự kiến tổng mức đầu tư đoạn ga Hà Nội - Hoàng Mai là 1,225 tỷ USD (tương đương 27,685 nghìn tỷ đồng). Trong đó bao gồm vốn vay nước ngoài, vốn đối ứng từ ngân sách thành phố và từ các nguồn khác.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong biên bản ghi nhớ của Đoàn công tác Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tháng 4/2017 chưa đưa dự án vào danh mục dự kiến tài trợ cho Việt Nam giai đoạn 2018-2020.
Tuy nhiên, UBND thành phố Hà Nội cho hay, Đoàn chương trình ADB đã đưa dự án vào danh mục tài trợ ở trạng thái chờ năm 2020 với số tiền dự kiến tài trợ là 450 triệu USD. Ngân hàng tái thiết Đức (KfW) cũng đề nghị tài trợ một khoản vay ưu đãi không ràng buộc trị giá 200 triệu Euro.
Về khả năng trả nợ của ngân sách thành phố, Hà Nội cho biết theo quy định, mức dư nợ vay của ngân sách thành phố không vượt quá 70% số thu ngân sách địa phương. Theo đó, dư nợ huy động tối đa của thành phố Hà Nội năm 2017 khoảng 53.000 tỷ đồng.
Tính đến hết 31/7/2017, tổng dư nợ cùa thành phố là 8.284 tỷ đồng. Dự kiến dư nợ đến cuối năm 2017 là 12.021 tỷ đồng. Dự kiến các năm tiếp theo thành phố Hà Nội có thể vay thêm khoảng 40.979 tỷ đồng, chưa loại trừ giảm dư nợ do trả nợ gốc đến hạn.
Hiện nay, thành phố Hà Nội có mức tăng trưởng dự kiến trung bình là 9%/năm. Vì vậy, đến giai đoạn 2020-2025 (dự kiến thực hiện dự án) mức dư nợ vay của ngân sách thành phố sẽ cao hơn so với hiện nay (do kinh tế tăng trưởng, mức thu ngân sách địa phương tăng vì vậy mức giới hạn vay cũng được tăng.
Ngoài ra, UBND thành phố Hà Nội cũng khẳng định sẽ điều hành cân đối các nguồn vay và trả nợ gốc trong giai đoạn 2020-2025 để đảm bảo việc vay vốn cho dự án không làm cho tổng dư nợ vay vượt quá quy định. Các phương án về vay vốn và trả nợ sẽ được tính toán cụ thể trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi khi phê duyệt chủ trương đầu tư dự án.
Cũng theo Hà Nội, về cơ bản, các bộ, ngành đã đồng thuận về sự cần thiết đầu tư xây dựng Tuyến đường sắt đô thị số 3 (điểm đầu bắt đầu từ Quảng trường 1-5 (phố Trần Hưng Đạo) và kết thúc tại Yên Sở, Hoàng Mai).
Đây là trục giao thông có lưu lượng hành khách lớn, sau khi hoàn thành sẽ kết nối các khu dân cư lớn của Hà Nội là khu vực Từ Liêm, Cầu Giấy, Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai.