Đề xuất xây tổ hợp cao 70 tầng tại ga Hà Nội
Hà Nội muốn xây dựng mới một tổ hợp thương mại, tài chính, dịch vụ và vận tải đường sắt tại địa điểm ga Hà Nội hiện tại
UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản xin ý kiến các bộ, ngành về Đồ án quy hoạch phân khu đô thị khu vực ga Hà Nội và vùng phụ cận.
Theo đó, thành phố đề xuất xây dựng lại ga Hà Nội với chức năng là ga trung tâm tàu khách và liên vận quốc tế đi tất cả các hướng.
Để thực hiện các chức năng trên, đồ án quy hoạch 9 phân vùng chức năng gồm khu văn hoá thấp tầng; các khu tài chính cao 40 -70 tầng; khu thương mại quốc tế, khu lối sống mới cao 40 - 60 tầng; khu nghỉ dưỡng đô thị 40 - 60 tầng; khu ga đường sắt 40 -70 tầng.
Chiều cao công trình từ 100-200 m xây dựng quanh khu vực hồ Linh Quang, trong đó có một công trình điểm nhấn cao 200 m tại phía Tây Bắc hồ.
Đại diện Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội cho hay, vốn đầu tư dự kiến của đồ án là khoảng 23.800 tỷ đồng, trong đó Hà Nội đảm nhận nguồn vốn khoảng 700 tỷ đồng cho toàn bộ hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật.
Về phân kỳ đầu tư, đồ án đưa ra ba giai đoạn. Giai đoạn một đến năm 2020 sẽ tập trung xây dựng các công trình tái định cư khu vực nhà máy nước Ngô Sỹ Liên và tập thể Văn Chương; tái thiết ga Hà Nội và khu vực hồ Linh Quang; đồng thời xây dựng hạ tầng kỹ thuật cơ bản và mạng lưới bãi đỗ xe ngầm.
Giai đoạn hai đến 2030 sẽ xây dựng mạng lưới đường giao thông và đường ngầm cho người đi bộ; xây dựng các khu truyền thông, khu lối sống mới, khu thương mại quốc tế, khu ga đường sắt.
Giai đoạn ba từ 2025 - 2035 gối đầu với giai đoạn hai đảm bảo 100% nhà tái định cư để thúc đẩy phát triển; xây dựng các trung tâm tài chính trong khu quy hoạch.
Lãnh đạo Sở Quy hoạch kiến trúc cho hay, theo đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đã được Thủ tướng phê duyệt năm 2011, khu vực ga Hà Nội bị hạn chế chiều cao công trình. Do đó, thành phố phải lấy ý kiến các đơn vị liên quan trước khi trình Thủ tướng quyết định.
Trước đó, vào năm 2015, tập đoàn T&T do ông Đỗ Quang Hiển làm Chủ tịch cũng đã kiến nghị cơ quan chức năng về việc muốn đầu tư vào ga Hà Nội theo hình thức xã hội hóa, xây dựng một tổ hợp dịch vụ tại đây, song đến nay vẫn chưa được chấp thuận.
Theo đó, thành phố đề xuất xây dựng lại ga Hà Nội với chức năng là ga trung tâm tàu khách và liên vận quốc tế đi tất cả các hướng.
Để thực hiện các chức năng trên, đồ án quy hoạch 9 phân vùng chức năng gồm khu văn hoá thấp tầng; các khu tài chính cao 40 -70 tầng; khu thương mại quốc tế, khu lối sống mới cao 40 - 60 tầng; khu nghỉ dưỡng đô thị 40 - 60 tầng; khu ga đường sắt 40 -70 tầng.
Chiều cao công trình từ 100-200 m xây dựng quanh khu vực hồ Linh Quang, trong đó có một công trình điểm nhấn cao 200 m tại phía Tây Bắc hồ.
Đại diện Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội cho hay, vốn đầu tư dự kiến của đồ án là khoảng 23.800 tỷ đồng, trong đó Hà Nội đảm nhận nguồn vốn khoảng 700 tỷ đồng cho toàn bộ hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật.
Về phân kỳ đầu tư, đồ án đưa ra ba giai đoạn. Giai đoạn một đến năm 2020 sẽ tập trung xây dựng các công trình tái định cư khu vực nhà máy nước Ngô Sỹ Liên và tập thể Văn Chương; tái thiết ga Hà Nội và khu vực hồ Linh Quang; đồng thời xây dựng hạ tầng kỹ thuật cơ bản và mạng lưới bãi đỗ xe ngầm.
Giai đoạn hai đến 2030 sẽ xây dựng mạng lưới đường giao thông và đường ngầm cho người đi bộ; xây dựng các khu truyền thông, khu lối sống mới, khu thương mại quốc tế, khu ga đường sắt.
Giai đoạn ba từ 2025 - 2035 gối đầu với giai đoạn hai đảm bảo 100% nhà tái định cư để thúc đẩy phát triển; xây dựng các trung tâm tài chính trong khu quy hoạch.
Lãnh đạo Sở Quy hoạch kiến trúc cho hay, theo đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đã được Thủ tướng phê duyệt năm 2011, khu vực ga Hà Nội bị hạn chế chiều cao công trình. Do đó, thành phố phải lấy ý kiến các đơn vị liên quan trước khi trình Thủ tướng quyết định.
Trước đó, vào năm 2015, tập đoàn T&T do ông Đỗ Quang Hiển làm Chủ tịch cũng đã kiến nghị cơ quan chức năng về việc muốn đầu tư vào ga Hà Nội theo hình thức xã hội hóa, xây dựng một tổ hợp dịch vụ tại đây, song đến nay vẫn chưa được chấp thuận.