Hà Nội tính chuyện xây sân bay ở... Tiên Lãng
Theo định hướng quy hoạch hàng không đến năm 2030, Hà Nội dự tính sẽ xây thêm hàng loạt sân bay trong phạm vi vùng Thủ đô
UBND thành phố Hà Nội vừa có tờ trình lên Hội đồng Nhân dân thành phố về việc thông qua đồ án quy hoạch giao thông vận tải thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050.
Theo định hướng quy hoạch hạ tầng hàng không đến năm 2030, Hà Nội dự tính sẽ xây dựng thêm hàng loạt sân bay trong phạm vi vùng Thủ đô.
Theo đó, ngoài việc cải tạo, nâng cấp cảng hàng không, sân bay quốc tế Nội Bài thành cảng hàng không, sân bay quốc tế lớn phía Bắc, có thể tiếp nhận 35 triệu hành khách/năm, 500.000 tấn hàng hoá/năm vào năm 2030, Thành phố cũng sẽ quy hoạch cảng hàng không Gia Lâm sử dụng chung cho dân dụng nội địa tầm ngắn và quân sự với lượng hành khách tiếp nhận khoảng 290.000 hành khách/năm.
Thành phố cũng sẽ quy hoạch, xây dựng sân bay Hòa Lạc, Miếu Môn phục vụ cho mục đích quân sự, nhưng vẫn có thể phục vụ dân sự khi có yêu cầu.
Một sân bay khác là sân bay Bạch Mai sẽ được quy hoạch là sân bay cứu hộ, trực thăng.
Đáng chú ý, theo quy hoạch hạ tầng hàng không đến năm 2030, Hà Nội định hướng sẽ xây dựng sân bay quốc tế thứ hai cho vùng Thủ đô tại Tiên Lãng, Hải Phòng.
Đối với quy hoạch vận tải bằng đường sắt, thành phố sẽ tập trung cho dự án tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam, đoạn đi qua khu vực thành phố Hà Nội sẽ bắt đầu từ ga Ngọc Hồi, đi song song với đường sắt thống nhất hiện tại, có xem xét tránh khu đô thị vệ tinh Phú Xuyên và kết thúc phạm vi Hà Nội sau khi đi qua địa phận huyện Phú Xuyên.
Ngoài ra, thành phố cũng dự tính xây dựng nhiều tuyến đường sắt vành đai, 5 tuyến đường sắt hướng tâm cùng hệ thống các ga quốc gia như: Hà Nội, Yên Viên, Cổ Bi, Ngọc Hồi và Bắc Hồng; trong đó ga Hà Nội chỉ lập tàu khách, ga Bắc Hồng chỉ lập tàu hàng, các ga còn lại lập cả tàu khách và hàng.
Đối với quy hoạch hạ tầng đường bộ sẽ tập trung đầu tư mạng đường bộ đối ngoại bao gồm đường cao tốc, đường quốc lộ và 2 vành đai liên vùng. Các đường cao tốc hướng tâm có điểm đầu tại đường vành đai 3 kết nối với đường cao tốc đô thị trên vành đai 3 thành mạng.
Thành phố dự kiến xây dựng 9 tuyến đường cao tốc 6 - 8 làn xe song hành với các quốc lộ có lưu lượng lớn. Đại lộ Thăng Long và Pháp Vân - Cầu Giẽ được quy hoạch là cao tốc đô thị.
Ngoài ra, thành phố sẽ đẩy mạnh việc cải tạo, mở rộng 9 tuyến quốc lộ hướng tâm hiện tại lên thành đường có 4 đến 6 làn xe cơ giới, xây mới các đường vành đai giao thông liên vùng, cao tốc đô thị; vành đai đô thị...
Theo định hướng quy hoạch hạ tầng hàng không đến năm 2030, Hà Nội dự tính sẽ xây dựng thêm hàng loạt sân bay trong phạm vi vùng Thủ đô.
Theo đó, ngoài việc cải tạo, nâng cấp cảng hàng không, sân bay quốc tế Nội Bài thành cảng hàng không, sân bay quốc tế lớn phía Bắc, có thể tiếp nhận 35 triệu hành khách/năm, 500.000 tấn hàng hoá/năm vào năm 2030, Thành phố cũng sẽ quy hoạch cảng hàng không Gia Lâm sử dụng chung cho dân dụng nội địa tầm ngắn và quân sự với lượng hành khách tiếp nhận khoảng 290.000 hành khách/năm.
Thành phố cũng sẽ quy hoạch, xây dựng sân bay Hòa Lạc, Miếu Môn phục vụ cho mục đích quân sự, nhưng vẫn có thể phục vụ dân sự khi có yêu cầu.
Một sân bay khác là sân bay Bạch Mai sẽ được quy hoạch là sân bay cứu hộ, trực thăng.
Đáng chú ý, theo quy hoạch hạ tầng hàng không đến năm 2030, Hà Nội định hướng sẽ xây dựng sân bay quốc tế thứ hai cho vùng Thủ đô tại Tiên Lãng, Hải Phòng.
Đối với quy hoạch vận tải bằng đường sắt, thành phố sẽ tập trung cho dự án tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam, đoạn đi qua khu vực thành phố Hà Nội sẽ bắt đầu từ ga Ngọc Hồi, đi song song với đường sắt thống nhất hiện tại, có xem xét tránh khu đô thị vệ tinh Phú Xuyên và kết thúc phạm vi Hà Nội sau khi đi qua địa phận huyện Phú Xuyên.
Ngoài ra, thành phố cũng dự tính xây dựng nhiều tuyến đường sắt vành đai, 5 tuyến đường sắt hướng tâm cùng hệ thống các ga quốc gia như: Hà Nội, Yên Viên, Cổ Bi, Ngọc Hồi và Bắc Hồng; trong đó ga Hà Nội chỉ lập tàu khách, ga Bắc Hồng chỉ lập tàu hàng, các ga còn lại lập cả tàu khách và hàng.
Đối với quy hoạch hạ tầng đường bộ sẽ tập trung đầu tư mạng đường bộ đối ngoại bao gồm đường cao tốc, đường quốc lộ và 2 vành đai liên vùng. Các đường cao tốc hướng tâm có điểm đầu tại đường vành đai 3 kết nối với đường cao tốc đô thị trên vành đai 3 thành mạng.
Thành phố dự kiến xây dựng 9 tuyến đường cao tốc 6 - 8 làn xe song hành với các quốc lộ có lưu lượng lớn. Đại lộ Thăng Long và Pháp Vân - Cầu Giẽ được quy hoạch là cao tốc đô thị.
Ngoài ra, thành phố sẽ đẩy mạnh việc cải tạo, mở rộng 9 tuyến quốc lộ hướng tâm hiện tại lên thành đường có 4 đến 6 làn xe cơ giới, xây mới các đường vành đai giao thông liên vùng, cao tốc đô thị; vành đai đô thị...