Hai kịch bản cho nền kinh tế Việt Nam 2010
Hai kịch bản cho nền kinh tế năm 2010 đã được đưa ra tại Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2010
Nếu giữ lạm phát ở mức thấp (8,5%), kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng ở mức 6,3% trong năm nay. Trong khi đó, nếu chấp nhận lạm phát ở mức cao hơn (10,5%), GDP cả nước có thể gia tăng 6,8-6,9%.
Hai kịch bản kinh tế này đã được đưa ra tại hội thảo công bố Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2010, do Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức sáng 8/4.
Báo cáo nêu rõ, năm 2009, nền kinh tế Việt Nam chịu tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến độ tăng trưởng trong quý 1 sụt giảm mạnh, chỉ đạt 3,1% so với cùng kỳ năm trước. Cũng như hầu hết các nước thế giới, Việt Nam đã nhanh chóng đưa ra một loạt các chính sách để chống lại các tác động tiêu cực của sự kiện này. Kết quả là nền kinh tế đã ra khỏi thời kỳ thu hẹp và đang tăng trưởng vững chắc hơn. Tốc độ tăng trưởng của các quý tăng dần, tới quý 4/2009 đạt 5,32%.
Đối với năm 2010, báo cáo hướng vào một số vấn đề lớn mà Việt Nam nên quyết định lựa chọn trong tương lai gần. Đó là các vấn đề về chính sách tỷ giá, cơ cấu kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển công nghiệp.
So với năm 2009, nhiều yếu tố nền tảng của nền kinh tế sẽ được cải thiện trong năm 2010, trong đó phải kể đến sự hồi phục của cầu đầu tư và cầu tiêu dùng trong nước. Cầu xuất khẩu cũng sẽ phục hồi đáng kể do kinh tế thế giới tăng trưởng trở lại. Thêm vào đó, dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam có thể sẽ ổn định và vững chắc hơn. Những yếu tố này hứa hẹn một bức tranh sáng màu hơn cho năm 2010.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách: “chúng ta cần thừa nhận rằng, một điểm đặc biệt đáng lưu ý của Việt Nam là những cân đối vĩ mô lớn như thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại đang có khuynh hướng trở thành căn bệnh kinh niên. Đây là nguyên nhân của những bất ổn kinh tế trong ngắn hạn, đồng thời xói mòn tiềm năng tăng trưởng trong trung và dài hạn, đi liền với sự suy yếu khả năng thích nghi của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”.
Đơn cử vấn đề liên quan đến tỷ giá, có thể thấy VND sẽ tiếp tục bị áp lực giảm giá trong thời gian tới vì một số nguyên nhân. Thứ nhất, lạm phát luôn ở mức cao trong khu vực và thế giới. Thứ hai, trong năm 2010, phục hồi kinh tế thế giới vẫn chưa thực sự vững vàng dẫn đến cầu xuất khẩu và đầu tư nước ngoài chưa thể có cải thiện đột biến. Thêm vào đó, ngay cả khi có sự cải thiện đáng kể của nguồn cung ngoại hối năm nay, thì việc tái lập quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia là không thể tránh khỏi. Điều này dẫn tới một áp lực giữ cho đồng VND trong trạng thái tương đối liên tục yếu.
Về thâm hụt ngân sách, nhiều ý kiến cho rằng đây là một vấn đề mới chỉ được thảo luận nhiều gần đây, khi vào đầu năm 2009, nhiều người lo sợ chính sách kích cầu để chống đỡ khủng hoảng kinh tế đi liền với việc suy giảm các nguồn thu cũng do khó khăn kinh tế sẽ đẩy thâm hụt lên mức rất cao (từ 7% - 10%). Tuy nhiên, thực tế vấn đề thâm hụt ngân sách rất đáng lo ngại trong trung và dài hạn vì bội chi ngân sách của Việt Nam đã luôn ở mức 5% GDP từ nhiều năm gần đây. Riêng năm 2009, bội chi ước tính bằng 7% GDP.
Trong năm 2010, do nền kinh tế vẫn còn yếu nên mức thâm hụt dự báo vẫn ở mức cao. Để giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách, Nhà nước sẽ phải tăng thuế hoặc phải vay nợ thông qua phát hành trái phiếu. Cả hai hành động này đều tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.
Báo cáo cũng đưa ra dự báo về nền kinh tế Việt Nam trong năm 2010, trong đó có 2 kịch bản cho nền kinh tế.
Thứ nhất là kịch bản lạm phát “thấp”, ở mức 8,5% trong năm. Để đạt mức lạm phát này, cần có sự thận trọng trong chính sách tiền tệ. Nền kinh tế có thể đạt tăng trưởng ở mức 6,3%, với sự tăng trưởng của các khu vực, trong đó có khu vực kinh tế Nhà nước, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước...
Đối với kịch bản thứ hai, mức lạm phát có thể cao hơn, khoảng 10,5% nếu Chính phủ lựa chọn không quyết liệt trong việc chống lạm phát, vì cho rằng việc thắt chặt tiền tệ có thể khiến gây ra nhiều chi phí cho nền kinh tế trong ngắn hạn như lãi suất cao và cung tín dụng thấp. Do đó, trong kịch bản này, nhiều chuyên gia tại hội thảo dự báo rằng tăng trưởng sẽ cao hơn, có thể đạt mức 6,8 - 6,9% trong năm 2010.
Tuy nhiên, mức tăng trưởng này có thể dẫn tới những bất ổn vĩ mô như lạm phát vượt một con số, thâm hụt thương mại tiếp tục tăng và thâm hụt ngân sách có thể không giảm đáng kể so với năm 2009...
Đây là thời điểm Việt Nam cần có những lựa chọn để giải quyết những vấn đề quan trọng nhằm duy trì sự tăng trưởng bền vững cho giai đoạn sắp tới, báo cáo nêu rõ.
Hai kịch bản kinh tế này đã được đưa ra tại hội thảo công bố Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2010, do Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức sáng 8/4.
Báo cáo nêu rõ, năm 2009, nền kinh tế Việt Nam chịu tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu khiến độ tăng trưởng trong quý 1 sụt giảm mạnh, chỉ đạt 3,1% so với cùng kỳ năm trước. Cũng như hầu hết các nước thế giới, Việt Nam đã nhanh chóng đưa ra một loạt các chính sách để chống lại các tác động tiêu cực của sự kiện này. Kết quả là nền kinh tế đã ra khỏi thời kỳ thu hẹp và đang tăng trưởng vững chắc hơn. Tốc độ tăng trưởng của các quý tăng dần, tới quý 4/2009 đạt 5,32%.
Đối với năm 2010, báo cáo hướng vào một số vấn đề lớn mà Việt Nam nên quyết định lựa chọn trong tương lai gần. Đó là các vấn đề về chính sách tỷ giá, cơ cấu kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển công nghiệp.
So với năm 2009, nhiều yếu tố nền tảng của nền kinh tế sẽ được cải thiện trong năm 2010, trong đó phải kể đến sự hồi phục của cầu đầu tư và cầu tiêu dùng trong nước. Cầu xuất khẩu cũng sẽ phục hồi đáng kể do kinh tế thế giới tăng trưởng trở lại. Thêm vào đó, dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam có thể sẽ ổn định và vững chắc hơn. Những yếu tố này hứa hẹn một bức tranh sáng màu hơn cho năm 2010.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh tế và chính sách: “chúng ta cần thừa nhận rằng, một điểm đặc biệt đáng lưu ý của Việt Nam là những cân đối vĩ mô lớn như thâm hụt ngân sách và thâm hụt thương mại đang có khuynh hướng trở thành căn bệnh kinh niên. Đây là nguyên nhân của những bất ổn kinh tế trong ngắn hạn, đồng thời xói mòn tiềm năng tăng trưởng trong trung và dài hạn, đi liền với sự suy yếu khả năng thích nghi của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”.
Đơn cử vấn đề liên quan đến tỷ giá, có thể thấy VND sẽ tiếp tục bị áp lực giảm giá trong thời gian tới vì một số nguyên nhân. Thứ nhất, lạm phát luôn ở mức cao trong khu vực và thế giới. Thứ hai, trong năm 2010, phục hồi kinh tế thế giới vẫn chưa thực sự vững vàng dẫn đến cầu xuất khẩu và đầu tư nước ngoài chưa thể có cải thiện đột biến. Thêm vào đó, ngay cả khi có sự cải thiện đáng kể của nguồn cung ngoại hối năm nay, thì việc tái lập quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia là không thể tránh khỏi. Điều này dẫn tới một áp lực giữ cho đồng VND trong trạng thái tương đối liên tục yếu.
Về thâm hụt ngân sách, nhiều ý kiến cho rằng đây là một vấn đề mới chỉ được thảo luận nhiều gần đây, khi vào đầu năm 2009, nhiều người lo sợ chính sách kích cầu để chống đỡ khủng hoảng kinh tế đi liền với việc suy giảm các nguồn thu cũng do khó khăn kinh tế sẽ đẩy thâm hụt lên mức rất cao (từ 7% - 10%). Tuy nhiên, thực tế vấn đề thâm hụt ngân sách rất đáng lo ngại trong trung và dài hạn vì bội chi ngân sách của Việt Nam đã luôn ở mức 5% GDP từ nhiều năm gần đây. Riêng năm 2009, bội chi ước tính bằng 7% GDP.
Trong năm 2010, do nền kinh tế vẫn còn yếu nên mức thâm hụt dự báo vẫn ở mức cao. Để giải quyết vấn đề thâm hụt ngân sách, Nhà nước sẽ phải tăng thuế hoặc phải vay nợ thông qua phát hành trái phiếu. Cả hai hành động này đều tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế.
Báo cáo cũng đưa ra dự báo về nền kinh tế Việt Nam trong năm 2010, trong đó có 2 kịch bản cho nền kinh tế.
Thứ nhất là kịch bản lạm phát “thấp”, ở mức 8,5% trong năm. Để đạt mức lạm phát này, cần có sự thận trọng trong chính sách tiền tệ. Nền kinh tế có thể đạt tăng trưởng ở mức 6,3%, với sự tăng trưởng của các khu vực, trong đó có khu vực kinh tế Nhà nước, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, khu vực kinh tế ngoài Nhà nước...
Đối với kịch bản thứ hai, mức lạm phát có thể cao hơn, khoảng 10,5% nếu Chính phủ lựa chọn không quyết liệt trong việc chống lạm phát, vì cho rằng việc thắt chặt tiền tệ có thể khiến gây ra nhiều chi phí cho nền kinh tế trong ngắn hạn như lãi suất cao và cung tín dụng thấp. Do đó, trong kịch bản này, nhiều chuyên gia tại hội thảo dự báo rằng tăng trưởng sẽ cao hơn, có thể đạt mức 6,8 - 6,9% trong năm 2010.
Tuy nhiên, mức tăng trưởng này có thể dẫn tới những bất ổn vĩ mô như lạm phát vượt một con số, thâm hụt thương mại tiếp tục tăng và thâm hụt ngân sách có thể không giảm đáng kể so với năm 2009...
Đây là thời điểm Việt Nam cần có những lựa chọn để giải quyết những vấn đề quan trọng nhằm duy trì sự tăng trưởng bền vững cho giai đoạn sắp tới, báo cáo nêu rõ.