09:58 08/01/2010

Kinh tế 2010 nhìn từ doanh nghiệp

VnEconomy

Nội dung chính cuộc giao lưu trực tuyến giữa bạn đọc VnEconomy với đại diện doanh nghiệp về triển vọng kinh tế 2010

Với chủ đề “Doanh nghiệp nhận định kinh tế 2010”, chương trình có sự tham gia của lãnh đạo các doanh nghiệp đại diện cho các lĩnh vực sản xuất, xuất nhập khẩu, thương mại dịch vụ, tài chính, bất động sản...
Với chủ đề “Doanh nghiệp nhận định kinh tế 2010”, chương trình có sự tham gia của lãnh đạo các doanh nghiệp đại diện cho các lĩnh vực sản xuất, xuất nhập khẩu, thương mại dịch vụ, tài chính, bất động sản...
Nội dung chính cuộc giao lưu trực tuyến giữa bạn đọc VnEconomy với đại diện doanh nghiệp về triển vọng kinh tế 2010.

Diễn ra từ 9h30 - 11h30 hôm nay (8/1),
cuộc giao lưu trực tuyến diễn ra trên VnEconomy giữa bạn đọcvới đại diện doanh nghiệp có chủ đề “Doanh nghiệp nhận định kinh tế 2010”, nhằm chia sẻ thông tin, trao đổi kinh nghiệm và nhận định từ chính các doanh nghiệp về tình hình kinh tế năm 2010, cũng như chiến lược phát triển và kế hoạch sản xuất kinh doanh của họ trong năm mới này, với sự tham gia của lãnh đạo các doanh nghiệp đại diện cho các lĩnh vực sản xuất, xuất nhập khẩu, thương mại dịch vụ, tài chính, bất động sản:

- Ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam

- TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia

- Ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB)

- Ông Trịnh Hoàng Duy, Ủy viên Hội đồng Quản trị Tổng công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex)

- Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Tổng giám đốc Công ty May 10

- Ông Phan Thanh Sơn, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Tiên Phong (TienPhongBank)

- Ông Lê Duy Hiếu, Chánh văn phòng Tổng công ty Sông Đà

- Ông Ngô Anh Tuấn, Giám đốc Kinh doanh Tập đoàn Thái Hòa

- Bà Lê Thanh Thiên Nga, Giám đốc Đối ngoại Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro)

- Ông Phan Sỹ Nghĩa, Phó giám đốc Công ty Thông tin Viễn thông Điện lực (EVN Telecom)

- Bà Vương Bích Thu, Giám đốc Thương hiệu Công ty Eurowindow

Sau đây, VnEconomy xin giới thiệu nội dung chính của cuộc giao lưu:

Mai Thảo - Nữ 28 tuổi - Nhân viên phát triển thị trường:

Các doanh nghiệp đánh giá thế nào về cuộc vận động người Việt ưu tiên dùng hàng Việt? Sau một thời gian vận động, hiệu quả trên thực tế như thế nào và trong năm 2010 sẽ tiếp tục triển khai ra sao? Tôi thấy cuộc vận động này như đang lắng xuống...

Bà Lê Thanh Thiên Nga:

Đây là một chủ trương hoàn toàn đúng đắn của Đảng và Nhà nước và doanh nghiệp chúng tôi ủng hộ chủ trương này. Nhiều năm trước đây, chúng ta đã bỏ ngỏ thị trường nội địa và thị trường nông thôn. Nhiều mặt hàng của Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, trong khi chúng ta lại nhập khẩu rất nhiều hàng tiêu dùng của các nước có chất lượng tương đương hàng Việt Nam.

Một số nước xung quanh chúng ta như Hàn Quốc, Trung Quốc rất chú trọng đến việc dùng hàng nội địa, điều đó đã kích thích cho sản xuất trong nước phát triển, hạn chế sử dụng ngoại tệ để nhập khẩu những mặt hàng mà trong nước đã sản xuất được tốt.

Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) trong năm qua đã tích cực tham gia cuộc vận động này. Hapro đã đưa nhiều chuyến hàng gồm những mặt hàng của các đơn vị trong nước để phục vụ bà con nông dân tại các huyện của Hà Nội theo chương trình của thành phố. Tết Canh Dần 2010, Hapro có 6 điểm chợ Tết tại các huyện Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Thanh Trì, Thanh Oai để phục vụ bà con.

Ngoài ra, Hapro cũng vận động cán bộ công nhân viên trong toàn tổng công ty ưu tiên dùng hàng của Hapro sản xuất. Đây cũng là một mặt của cuộc vận động ưu tiên dùng hàng Việt Nam.

Trần Quý - Nam 40 tuổi - Kỹ sư:

Xin được hỏi đại diện Tập đoàn Thái Hòa, được biết Tập đoàn đang phát triển dòng sản phẩm cà phê hữu cơ. Vậy ông có thể cho biết địa phương nào ở nước ta đã được Tập đoàn chọn làm vùng phát triển nguyên liệu? Hiện nay diện tích vùng nguyên liệu này là khoảng bao nhiêu ha? Nông dân trồng cà phê theo chương trình này sẽ nhận được hỗ trợ gì?

Ông Ngô Anh Tuấn:

Kinh tế 2010 nhìn từ doanh nghiệp - Ảnh 1

Tập đoàn Thái Hòa đang triển khai dòng sản phẩm cà phê hữu cơ tại vùng Lạc Sơn, Hòa Bình, hiện công ty đã trồng được 100 ha và trong năm nay sẽ phấn đấu trồng thêm 300 ha.

Đối với dự án này, những người dân trồng cà phê được hưởng lợi rất nhiều từ mô hình cổ phần hóa nông nghiệp, người dân góp cổ phần vào công ty bằng đất và Công ty Thái Hòa sẽ cung cấp vốn, giống, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm để cùng phát triển.

Hiện nay, UBND tỉnh Hòa Bình rất chú ý đến phát triển mô hình này trên địa bàn tỉnh.

Trader - Nam 35 tuổi - Kinh doanh chứng khoán:

Xin được hỏi lãnh đạo SHB và TienPhongBank: SHB vừa chuyển đổi, TienPhongBank vừa thành lập, cả hai đều bắt đầu tham gia thị trường rộng lớn thì nền kinh tế và đặc biệt là lĩnh vực tài chính ngân hàng có rất nhiều khó khăn. Vậy trong những khó khăn đó, những kinh nghiệm mà các ông rút ra là gì? Theo các ông, đầu là những điều kiện cần thiết để các ngân hàng hoạt động hiệu quả và những điều kiện đó như thế nào trong năm 2010? Xin cảm ơn.

Ông Phan Thanh Sơn:

Kinh tế 2010 nhìn từ doanh nghiệp - Ảnh 2

TiênPhongBank bắt đầu hoạt động vào tháng 6/2008, với 3 cổ đông chính là FPT, VMS MobiFone và Tổng công ty Tái Bảo hiểm Việt Nam. Với mục tiêu phát triển một ngân hàng hiện đại dựa trên nền tảng công nghệ, nhằm mang tới một đời sống tài chính hiệu quả và giản đơn cho khách hàng.

TiênPhongBank ra đời đúng vào đỉnh điểm cuộc khủng hoảng tài chính thế giới và nền kinh tế Việt Nam cũng chịu sự tác động tiêu cực từ bên ngoài.

Tuy nhiên, hoạt động của TiênPhongBank vẫn đạt được những kết quả khích lệ. Từ trong khó khăn đó, chúng tôi rút ra được những vấn đề rất bổ ích trong hoạt động ngân hàng.

Thứ nhất, TiênPhongBank biết chú trọng đến yếu tố quản trị ngân hàng mà đầu tiên là tập trung đầu tư cho hệ thống công nghệ, hay nói cách khác là mang lại giải pháp toàn diện về quản trị ngân hàng, bao gồm: hệ thống báo cáo quản trị, báo cáo rủi ro, báo cáo hiệu quả hoạt động, hệ thống quản trị chất lượng... Nhờ những giải pháp này, nên chúng tôi luôn có những thông tin cập nhật về thanh khoản, các rủi ro tín dụng, rủi ro tác nghiệp, rủi ro thị trường trong các báo cáo hàng ngày. Qua đó, giúp chúng tôi có những quyết định sách kịp thời trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động.

Thứ hai, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới biến động phức tạp, trong khi độ mở của nền kinh tế của chúng ta khá rộng thì công tác nghiên cứu, theo dõi diễn biến của kinh tế vĩ mô không chỉ của Việt Nam mà của cả thế giới được chúng tôi rất coi trọng. Điều này giúp cho TiênPhongBank phòng tránh rủi ro một cách chủ động, đồng thời chớp lấy các thời cơ xuất hiện để không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh mà việc mua lại trái phiếu Chính phủ do các nhà đầu tư nước ngoài bán tháo vào thời điểm quý 3/2008 là một ví dụ.

Thứ ba, cùng với đó, TiênPhongBank tập trung đưa ra các giải pháp tổng thể về sản phẩm dịch vụ cho khách hàng thông qua các sản phẩm ngân hàng hiện đại, ví như ngân hàng điện tử, giải pháp quản lý dòng tiền, các sản phẩm tín dụng, sản phẩm đầu tư và tiền gửi linh hoạt phù hợp với các nhu cầu đặc thù từng khách hàng. Nhờ đó, mặc dù bối cảnh thị trường rất khó khăn nhưng TiênPhongBank vẫn mở rộng được danh mục khách hàng và đảm bảo thu nhập ổn định.

Còn vế thứ hai mà bạn hỏi là “Theo các ông, đầu là những điều kiện cần thiết để các ngân hàng hoạt động hiệu quả và những điều kiện đó như thế nào trong năm 2010?”, tôi nghĩ, hoạt động của ngân hàng là hoạt động của một tổ chức trung gian tài chính, kết nối nguồn lực tài chính của xã hội cho đầu tư. Vì thế, hoạt động của ngân hàng phải chấp nhận tất cả những điều kiện khách quan và chủ quan, cũng như không thể tự chọn lựa hoặc đòi hỏi những điều kiện cho riêng mình.
Do đó, điều kiện quan trọng nhất để ngân hàng hoạt động hiệu quả là phải đi từ nội lực của chính mình thông qua hệ thống quản trị hiện đại và hiệu quả; đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có đạo đức nghề nghiệp tốt; các sản phẩm dịch vụ phải phù hợp và hiệu quả cho khách hàng trong các giai đoạn khác nhau của nền kinh tế.

NĐT - Nam 32 tuổi - Nhà đầu tư:

Xin chào ông Hiển, ông có thể cho biết một số chỉ tiêu dự kiến trong năm 2010 của SHB không? Thông điệp đầu năm ông gửi đến nhà đầu tư, cổ đông là gì?

Ông Đỗ Quang Hiển:

Kết quả kinh doanh của SHB năm 2009 là rất khả quan khi các chỉ tiêu kinh doanh quan trọng đều vượt cao so với kế hoạch của Đại hội cổ đông thông qua. SHB đã phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu.

Bước sang năm 2010, SHB chủ động xây dựng một chiến lược phù hợp 2010 đến 2012, trên cơ sở chiến lược cạnh tranh, đó là luôn tạo ra sự khác biệt. Đầu năm 2010, SHB đã được Ủy ban Chứng khoán cấp phép phát hành 1.500 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi và đang được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp phép phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ từ 2.000 lên 3.500 tỷ đồng trong quý 1/2010.

Như vậy đến đầu năm 2011, SHB sẽ có vốn điều lệ là 5.000 tỷ đồng. Việc tăng vốn điều lệ đáp ứng nhu cầu tăng quy mô cho vay, hiện đại hóa công nghệ, đa đạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng, phát triển hệ thống đi sâu vào thị trường khách hàng cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, nhằm nâng cao năng lực quản trị điều hành, tăng năng lực cạnh tranh và minh bạch trong hoạt động, luôn đáp ứng sự kỳ vọng của các nhà đầu tư và các cổ đông.

Hà Thúy Liên - Nữ 32 tuổi - Kế toán:

Các doanh nghiệp đánh giá thế nào về cuộc vận động người Việt ưu tiên dùng hàng Việt? Sau một thời gian vận động, hiệu quả trên thực tế như thế nào và trong năm 2010 sẽ tiếp tục triển khai ra sao? Tôi thấy cuộc vận động này như đang lắng xuống...

Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền:

Kinh tế 2010 nhìn từ doanh nghiệp - Ảnh 3

Chào bạn, cảm ơn bạn đã nêu câu hỏi mà tôi nghĩ nhiều độc giả cũng rất quan tâm.

Theo tôi, cuộc vận động người Việt ưu tiên dùng hàng Việt nên tổ chức sớm hơn và quyết liệt hơn, phải trường kỳ, bền bỉ, chứ không đơn giản là chỉ thực hiện trong một thời gian nhất định rồi dừng lại.

Đối với May 10, không phải khi bắt đầu có cuộc vận động này chúng tôi mới quan tâm mà đã luôn coi đây là vấn đề quan trọng số 1 của doanh nghiệp. Cụ thể, doanh nghiệp chúng tôi luôn đặt vấn đề chất lượng lên hàng đầu và coi người tiêu dùng Việt Nam là khách hàng quan trọng nhất. Vì, chỉ có người Việt Nam tôn trọng người Việt Nam bằng hành động cụ thể thì bạn bè quốc tế mới tôn trọng người Việt Nam. Điều này ở Hàn Quốc và Nhật Bản được thể hiện rất rõ.

Về nhận định của bạn là cuộc vận động này như đang lắng xuống, tôi không nghĩ như vậy. Vì người Việt rất thông minh, khi cuộc vận động đã đi vào chiều sâu, hàng Việt đã khẳng định được vị trí của mình thì không có lý do gì mà người Việt lại quay lưng với hàng Việt.

Tuy nhiên, theo ý kiến cá nhân tôi thì bất cứ cuộc vận động nào cũng có lúc sôi động, lúc lắng xuống như bạn nói. Nhưng khi "lắng xuống' có thể cũng là lúc cuộc vận động đã đi vào chiều sâu hơn, giảm bớt những hoạt động bề nổi.

Từ ý kiến của bạn thì chúng tôi cũng cho rằng các doanh nghiệp cần phải nỗ lực nhiều hơn để tiếp tục chinh phục lòng tin của người tiêu dùng, như vậy thì cuộc vận động mới thực sự có ý nghĩa.

Trader - Nam 35 tuổi - Kinh doanh chứng khoán:

Xin được hỏi các lãnh đạo doanh nghiệp XNK. Năm 2009, xuất khẩu Việt Nam theo tôi biết là vẫn giữ được thị trường, giữ được đơn hàng, nhưng kim ngạch sụt giảm mạnh chủ yếu do yếu tố giá. Vậy năm 2010, xuất khẩu của Việt Nam có triển vọng như thế nào, của riêng các doanh nghiệp tham gia giao lưu như thế nào? Nhiều thông tin phản ánh là giá nhiều mặt hàng XNK đang tăng nhanh.

Bà Lê Thanh Thiên Nga:

Hapro được đánh giá là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ lớn của Việt Nam. Trong năm 2009, chúng tôi vẫn giữ vững được thị trường xuất khẩu trên 60 nước và khu vực trên thế giới. Về mặt hàng nông sản, các đơn hàng không như không bị giảm sút, thậm chí có những mặt hàng như hạt điều, còn tăng cao hơn năm 2008.

Tuy nhiên, giá một số mặt hàng nông sản như cà phê, gạo… năm 2009 có giảm nhiều so với năm trước. Trong năm ngoái, do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhu cầu đối với hàng thủ công mỹ nghệ giảm sút đáng kể do đây không phải là mặt hàng thiết yếu.

Theo đánh giá của chúng tôi, kinh tế thế giới năm 2010 đang dần phục hồi. Hy vọng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam nói chung và của Hapro sẽ tăng trưởng hơn năm 2009. Đầu năm nay, giá các mặt hàng nông sản xuất khẩu nhìn chung chưa có nhiều biến động.

Hồng Minh - Nữ 24 tuổi - Sinh viên:

Em là sinh viên kinh tế. Em xin có câu hỏi này không biết có phù hợp với chủ đề không. Các cô, chú có thể tự đánh giá một cách chân thực về thế mạnh của doanh nghiệp mình không, và quan trọng hơn là đánh giá những điểm doanh nghiệp mình còn yếu để có giải pháp khắc phục. Cháu thấy nhiều người vẫn quen nói về thế mạnh và kết quả mà chưa nói nhiều về những điểm yếu đó. Cháu xin cảm ơn.

Bà Vương Bích Thu:

Kinh tế 2010 nhìn từ doanh nghiệp - Ảnh 4

Chào bạn, với vị thế là doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng hoàn thiện, thế mạnh của Eurowindow được thể hiện thông qua: công nghệ tiên tiến, thiết bị đồng bộ, hiện đại gắn liền với nguyên liệu đầu vào cao cấp; đội ngũ cán bộ, công nhân viên lành nghề và có chuyên môn cao, thường xuyên được tham gia các khóa đào tạo nâng cao trong và ngoài nước; áp dụng hệ thống các quy trình quản lý chuẩn để quản lý các nguồn lực: nhân lực, tài chính, sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả và chặt chẽ; yhường xuyên tổ chức các hoạt động chăm sóc khách hàng, coi khách hàng là trọng tâm phát triển của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, vì tốc độ phát triển quá nhanh nên doanh nghiệp chúng tôi cũng gặp những khó khăn nhất định trong việc bổ sung nguồn nhân lực.

Nam Hoan - Nam 33 tuổi - Môi giới chứng khoán:

SHB là ngân hàng thương mại cổ phần sớm thực hiện niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, cả công ty trực thuộc (SHS). Vì sao SHB lại đi nhanh trong hướng này so với các ngân hàng khác? Sau một năm tham gia niêm yết, SHB rút ra được những kinh nghiệm gì, những giá trị gì?

Ông Đỗ Quang Hiển:

Trong chiến lược phát triển của SHB, chúng tôi xác định tầm quan trọng cho phát triển bền vững, đó là sự minh bạch trong tất cả các hoạt động ở từng quy trình, từng cấp quản trị điều hành, cấp quản lý trên toàn hệ thống, đồng thời tăng khả năng giám sát hoạt động ngân hàng từ phía các nhà đầu tư bên ngoài, các khách hàng và đặc biệt là các cổ đông. Điều đó thể hiện sự tất yếu SHB sớm niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Sau một năm niêm yết cổ phiếu trên sàn niêm yết, SHB nhận thấy chiến lược đó là hết sức đúng đắn, ngân hàng đã tạo được uy tín lớn và niềm tin của các nhà đầu tư, các cổ đông, qua đó tạo tiền đề lớn cho sự phát triển của SHB một cách bền vững. SHB đã được Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội bình chọn là một trong ba cổ phiếu có tính thanh khoản lớn nhất trên HNX năm 2009.

Huy Đoàn - Nam 28 tuổi - NVVP:

Xin được hỏi ông Nghĩa: Rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh tế năm 2009 vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhưng riêng viễn thông lại vẫn phát triển rất sôi động và tăng trưởng mạnh. Xin ông cho biết những yếu tố nào đã tạo ra sự khác biệt này? Ông có thể chia sẻ những thành quả và kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh mà EVN Telecom có được trong năm 2009?

Ông Phan Sỹ Nghĩa:

Kinh tế 2010 nhìn từ doanh nghiệp - Ảnh 5

Xin cảm ơn sự quan tâm của bạn đối với ngành viễn thông

Trong những năm qua nhu cầu sử diụng viễn thông của người dân không chỉ ở các thành phố lớn, mà với những người dân ở vùng sâu, xa cũng rất cao. Vì vậy các doanh nghiệp viễn thông đã tăng cường đầu tư, mở rộng mạng lưới và tạo điều kiện cho ngày càng nhiều người có thể sử dụng dịch vụ viễn thông tốt hơn. Chính điều này đã góp phần thúc đẩy ngành viễn thông phát triển mạnh mẽ hơn so với các ngành kinh tế khác.

Những năm qua EVN Telecom đã tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, ngoài các thành phố lớn thì đã tập trung cho các vùng sâu, xa. Vì thế đã đáp ứng được tương đối đầy đủ nhu cầu sử dụng của người dân.

Những năm tới chúng tôi tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng và đặc biệt chú trọng tới dịch vụ chăm sóc khách hàng, đẩy mạnh về các dịch vụ giá trị gia tăng, với mong muốn người dân có thể thâm nhập vào thị trường và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Theo nhận định của cá nhân tôi, trong những năm tới ngành viễn thông vẫn sẽ phát triển rất tốt.

Anh Nghiem - Nam 32 tuổi - KD:

Thưa các vị lãnh đạo doanh nghiệp, theo kết quả một cuộc khảo sát gần đây, có tới hơn 95% doanh nghiệp được hỏi (ở Việt Nam) nhận định rằng sẽ tăng cả doanh thu và lợi nhuận trong năm 2010. Ý kiến các vị thế nào?

Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền:

Cảm ơn bạn đã quan tâm đếm hoạt động của doanh nghiệp. Theo tôi nhận định như trên của các doanh nghiệp đúng đối với doanh nghiệp có sức cạnh tranh cao, cụ thể là phải luôn luôn cải tiến đổi mới quản lý và công nghệ, đồng thời đáp ứng được các đòi hỏi ngày càng khắt khe của khách hàng.

Tuy nhiên, thông thường nhiều ý kiến khẳng định năm 2009 đã thành công thì năm 2010 sẽ khả quan hơn. Nhưng nếu như không có đổi mới mà nhận định rằng doanh thu và lợi nhuận cùng tăng thì khó có thể thành hiện thực.

Với doanh nghiệp chúng tôi thì năm 2010 cả doanh thu và lợi nhuận đều sẽ tăng. Vì, ngay từ quý 4/2009 chúng tôi đã có kế hoạch thực hiện mục tiêu năm 2010. Trong năm nay kế hoạch của chúng tôi là doanh thu tăng 15%, lợi nhuận có thể chỉ tăng 5% do chúng tôi tập trung đầu tư mở rộng và đầu tư chiều sâu để phát triển bền vững, lâu dài chứ không chạy theo lợi nhuận trước mắt.

Bên cạnh đó, thu nhập của người lao động cũng sẽ tăng khoảng 10% so với năm ngoái.

Thành Văn - Nam 33 tuổi - PV:

Thưa ông Hiển, rất nhiều người biết đến ông với tư cách là doanh nhân thành đạt tại Hà Nội, hoạt động trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng, công nghiệp, bất động sản… đồng thời cũng là “ông bầu” nổi tiếng trong lĩnh vực bóng đá. Ông có thể cho biết vì sao có sự song hành này và mối liên hệ giữa hai lĩnh vực mà ông đang tham gia?

Năm qua người hâm mộ bóng đá cả nước cũng được biết, ngay sau khi CLB Bóng đá Đà Nẵng được chuyển giao cho SHB, gắn liền với tên SHB Đà Nẵng, CLB này đã có những bước lột xác và bất ngờ. Cụ thể SHB Đà Nẵng đã đoạt Cup vô địch V-League và Cup Quốc gia 2009. Còn CLB T&T Hà Nội thì 3 năm thăng 3 hạng và có thành tích khá cao tại V-League 2009. Ông có thể cho độc giả biết đâu là bí quyết của thành công đó? Theo ông, đâu là những lợi ích từ mối liên hệ giữa kinh doanh với đầu tư cho bóng đá?

Ông Đỗ Quang Hiển:

Kinh tế 2010 nhìn từ doanh nghiệp - Ảnh 6

Như các bạn đã biết, kinh doanh luôn gắn liền với xã hội, mà bóng đá chính là món ăn tinh thần của xã hội. Xã hội phát triển thì kinh doanh phát triển và bóng đá phát triển. Nhưng vậy, kinh doanh và bóng đá là một thành phần của xã hội luôn luôn gắn liền và hỗ trợ nhau, thúc đẩy sự phát triển của cả hai bên.

SHB Đà Nẵng thành công sau một năm SHB đến với bóng đá Đà Nẵng. Câu lạc bộ bóng đá SHB Đà Nẵng đã đạt cú đúp khi Vô địch Quốc gia và đạt Cúp Quốc gia.

“Bí quyết” thành công đó là sự phát huy tinh thần đoàn kết xây dựng văn hóa doanh nghiệp cùng hướng về một mục tiêu chung. SHB đã khơi dậy, duy trì và phát triển tài năng và tinh thần của toàn thể ban lãnh đạo, ban huấn luyện và các cầu thủ, dẫn tới thành công đó và tiếp tục chinh phục những mục tiêu cao hơn trong tương lai của chúng tôi nói riêng và của đội tuyển quốc gia nói chung.

Nguyễn Hải Hà - Nữ 36 tuổi - BTV:

Gần đây, vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế, tái cấu trúc doanh nghiệp được nhắc đến rất nhiều. Quý vị có thể chia sẻ sự quan tâm của bản thân (doanh nghiệp) về nội dung này?

Ông Ngô Anh Tuấn:

Bước sang năm 2010, Công ty Thái Hòa cũng rất quan tâm đến vấn đề tái cấu trúc ngành cà phê và tái cấu trúc bản thân doanh nghiệp.

Nói về ngành cà phê thì còn có rất nhiều bất cập, khâu sản xuất thì chủ yếu nhỏ lẻ, mang tính chất hộ gia đình, thiếu gắn kết với doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu làm cho cà phê Việt Nam về chất lượng thì rất tốt, được các công ty rang xay lớn nhất thế giới đánh giá cao, nhưng Viêt Nam lại chủ yếu xuất khẩu cà phê thô và giá xuất khẩu thường xuyên bị các công ty thương mại nước ngoài ép giá.

Bên cạnh đó, có quá nhiều doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cà phê mà phần lớn là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, cơ sở vật chất yếu, kinh doanh mang tính chất ngắn hạn đã làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp có đầu tư bài bản, kinh doanh bền vững.

Ngoài ra, việc có quá nhiều doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài được trực tiếp thu mua cà phê từ nông dân bằng tiền đồng đã gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cà phê trong nước.

Bản thân doanh nghiệp có thực hiện tốt việc tái cấu trúc công ty nhưng thiếu vai trò điều tiết vĩ mô của nhà nước trong vấn đề tái cấu trúc ngành, thì các doanh nghiệp cũng khó phát triển mạnh.

Tập đoàn Thái Hòa mong muốn Nhà nước đưa mặt hàng cà phê vào quản lý như một mặt hàng hàng xuất khẩu chiến lược, tương tự như mặt hàng gạo, để cà phê Việt Nam được hưởng đúng như giá trị của nó và đời sống của người dân trồng cà phê ngày càng được nâng cao.

Nguyen Nho Hong - Nam 28 tuổi - Buôn bán:

Tôi có câu hỏi ngắn: Kinh tế năm 2010 có phát triển bền vững không? Trân trọng cám ơn.

Ông Đỗ Quang Hiển:

Chào bạn, kinh tế Việt Nam năm 2010 có dấu hiệu tích cực, tuy nhiên cũng có những dự báo diễn biến phức tạp đòi hỏi các doanh nghiệp, doanh nhân hết sức thận trọng kỹ càng trong các phương án đầu tư.

Lê Quân - Nam 41 tuổi - Chuyên viên phân tích:

Xin hỏi các doanh nghiệp mong chờ điều gì nhất từ chính sách điều hành của Chính phủ? Còn những trở ngại nào về chính sách trong năm 2009 mà các vị chờ được tháo gỡ?

Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền:

Câu hỏi của bạn rất hay nhưng cũng rất khó trả lời cho hay.

Từ thực tế hoạt động không chỉ riêng trong năm 2009, chúng tôi nhận thấy còn có những khó khăn mà tự thân doanh nghiệp khó có điều kiện giải quyết đồng bộ. Như vấn đề quy hoạch, hạ tầng, giải quyết môi trường, nhà ở cho công nhân... Nếu tự doanh nghiệp thì dù có cố gắng đến đâu cũng không thể giải quyết triệt để những vấn đề này.

Nếu những vấn đề trên được giải quyết thì tắc đường cũng sẽ bớt đi, đời sống người lao động được cải thiện và ổn định, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được nâng lên. Và như vậy thì bộ mặt đô thị cũng sẽ được cải thiện và chắc chắn là sẽ đóng góp bền vững vào sự phát triển chung của đất nước.

Vì thế, đây cũng là điều mà chúng tôi mong đợi từ các chính sách vĩ mô của Nhà nước, trong năm nay và cả các năm tiếp theo.

Lê Bách Thắng - Nam 24 tuổi - Tư vấn tài chính:

Xin hỏi bác Nghĩa:

- Theo dự báo mà Quốc hội đưa ra vào năm 2010 là lạm phát 2010 được duy trì ở mức 7%. Tôi thấy chưa ổn ở con số dự báo này. Bác bình luận gì về con số 7% này ạ?

- Một số tổ chức nước ngoài dự báo rất lạc quan về kinh tế Việt Nam 2010: Goldman Sachs dự báo GDP Việt Nam năm 2010 tăng 8,2% trong khi dự báo đưa ra trong nghị định Quốc hội là 6,5% vậy có phải rằng có tổ chức nước ngoài có lạc quan quá không?

- Bác có nhận định gì về đáy của cuộc khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam không ạ. Liệu khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam có đi theo hình chữ W không, hay đã chạm đáy vào quý 1/2009 rồi?

Ông Lê Xuân Nghĩa:

Kinh tế 2010 nhìn từ doanh nghiệp - Ảnh 7

Theo tôi là hơi thấp, mức lạm phát có thể là trên dưới 8%.

Tôi cũng đồng ý là các tổ chức nước ngoài hơi quá lạc quan về kinh tế Việt Nam năm 2010. Thậm chí, theo tôi mức tăng trưởng 6,5% cũng đã là lạc quan.

Bởi vì, năm 2009 tốc độ tăng trưởng 5,32% là nhờ có sự đóng góp khoảng 1,3% của giảm thâm hụt thương mại (từ trên 17 tỷ USD xuống 12,2 tỷ USD). Như vậy, tăng trưởng của đầu tư và tiêu dùng nội địa chỉ 4% (theo công thức GDP = C + I + NX).

Nhưng năm 2010 tình hình lại ngược lại, thâm hụt thương mại sẽ tăng lên. Nếu tăng đến 25-30% thì tăng trưởng GDP sẽ bị giảm trừ đi khoảng 1,5%. Để có được tăng trưởng 6,5% thì tổng đầu tư và tổng tiêu dùng nội địa phải tạo ra mức tăng trưởng 8% (8% - 1,5% = 6,5%).

Nói cách khác, chúng ta phải tăng tiêu dùng nội địa và đầu tư gấp đôi, từ mức tăng 4% trong năm 2009 lên 8% trong năm 2010. Đó là điều không dễ dàng trong tình hình hiện nay, khi mà các doanh nghiệp đang rất khó khăn về vốn và thị trường tiêu thụ và đầu tư của khu vực doanh nghiệp và tư nhân đang tăng chậm lại.

Kinh nghiệm của tôi thấy rằng, có thế tăng trưởng quý 1/2010 sẽ thấp hơn quý 4/2009 và đấy là một đáy mới; hoặc cũng có thể tăng trưởng sẽ hình căn bậc hai.

Anh Nghiem - Nam 32 tuổi - KD:

Thưa các vị lãnh đạo doanh nghiệp, theo kết quả một cuộc khảo sát gần đây, có tới hơn 95% doanh nghiệp được hỏi (ở Việt Nam) nhận định rằng sẽ tăng cả doanh thu và lợi nhuận trong năm 2010. Ý kiến các vị thế nào?

Bà Vương Bích Thu:

Năm 2009 Eurowindow đã đạt doanh số 1.000 tỷ đồng, vượt 18,3% so với kế hoạch đề ra và tăng 211% so với năm 2008. Vì thế không có lý do gì mà chúng tôi không tin tưởng vào một kết quả khả quan trong năm 2010.

Năm 2010, Eurowindow đặt kế hoạch mục tiêu doanh số đạt 1.380 tỷ đồng. Để thực hiện kế hoạch đề ra, cuối năm 2009, chúng tôi đã đưa trung tâm gia công kính hiện đại nhất Việt Nam đi vào hoạt động ổn định và trong quý 1/2010, Eurowindow sẽ cung cấp sản phẩm cửa gỗ ra thị trường.

Anh Nghiem - Nam 32 tuổi - KD:

Thưa các vị lãnh đạo doanh nghiệp, theo kết quả một cuộc khảo sát gần đây, có tới hơn 95% doanh nghiệp được hỏi (ở Việt Nam) nhận định rằng sẽ tăng cả doanh thu và lợi nhuận trong năm 2010. Ý kiến các vị thế nào?

Bà Lê Thanh Thiên Nga:

Kinh tế 2010 nhìn từ doanh nghiệp - Ảnh 8

Tôi cũng thống nhất với nhận xét này. Năm 2010, kinh tế thế giới bước đầu đã có những tín hiệu phục hồi và kinh tế Việt Nam cũng nằm trong xu thế đó. Ngoài ra, Chính phủ cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ như các gói kích cầu, người Việt ưu tiên dùng hàng Việt… Chính vì vậy mà các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.

Dang Luu - Nam 37 tuổi - Nhà đầu tư:

Xin hỏi ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Tại sao năm nào cứ cuối năm các ngân hàng lại khó khăn thanh khoản, lãi suất liên ngân hàng lại bị đẩy cao, hoạt động ngân hàng khó khăn? Điều đó như là thông lệ, đã biến trước mà không khắc phục và xử lý được để rồi năm nào cũng lặp lại? Phải chăng đó là bệnh không có thuốc chữa hay tại năng lực điều hành của Nhà nước? Cám ơn ông.

Ông Cao Sỹ Kiêm:

Cuối năm khó khăn thanh khoản, lãi suất liên ngân hàng lại bị đẩy cao, hoạt động ngân hàng khó khăn có lý do là thường thường theo quy luật quý 4 các doanh nghiệp thường tập trung hoàn thành kế hoạch năm, tập trung hoàn thành các dự án đã được cam kết, tập trung dự trữ hàng hóa cho Tết Nguyên đán và hàng hóa và nguyên liệu cho kế hoạch năm sau nên tạo ra nhu cầu vốn rất lướn trong một thời gian rất ngắn. Điều này làm cho nhu cầu vốn trên thị trường căng thẳng.

Năm 2009 cũng có những yếu tố trên nhưng còn căng thẳng hơn vì qua một thời gian nới lỏng tín dụng để phục vụ cho nhu cầu chống suy giảm, vốn c ủa ngân hàng và doan nghiệp cũng đua ra nhiều để phục vụ cho yêu cầu trên nên lại càng ít và khó. Hơn thế nữa, để chủ động chống lạm phát cao quay trở lại thì và biện pháp của Ngân hàng Nhà nước như nâng lãi suất cơ bản, điều chỉnh biên độ tỷ giá, làm cho tình hình vốn càng thêm căng thẳng.

Vấn đề này, mỗi năm đều có một cách xử lý khác nhau để giải quyết vấn đề. Căn cứ vào tình hình cụ thể năm nay, Chính phủ và ngân hàng cũng có những giải pháp điều hành cũng đã có những kết quả nhưng cũng không tránh khỏi những thiếu sót mà Thủ tướng đã có những đánh giá trong cuộc họp vừa qua như: việc cụ thể hóa chính sách, vấn đề phối hợp và linh hoạt và nhanh nhạy trong điều hành.

ChelseaFC - Nam 40 tuổi - Bóng đá:

Xin chào ông Hiển. Trước hết, là người hâm mộ tôi rất cảm ơn những đóng góp của ông đối với bóng đá Việt Nam, dù có thể ông đến với nó bằng tình yêu, bằng mục đích đầu tư kinh doanh, làm thương hiệu cho doanh nghiệp... Tôi cho rằng cần phải có nhiều doanh nghiệp, doanh nhân tham gia như thế để bóng đá Việt Nam tiến xa hơn. Xin hỏi ông, năm 2010 ông có những kế hoạch mới trong lĩnh vực bóng đá như thế nào? Chúc ông sức khỏe và thành công.

Ông Đỗ Quang Hiển:

Cảm ơn câu hỏi của bạn.

Năm 2010, Câu lạc bộ bóng đá SHB Đà Nẵng tiếp tục hoàn thiện, nâng cao tinh thần đoàn kết, đạo đức, công tác chuyên môn, duy trì và bảo vệ thành công chức vô địch Quốc gia, Cúp Quốc gia và vào sâu giải vô địch AFC. Đồng thời giữ vững và phát triển, thương hiệu, hình ảnh SHB Đà Nẵng, nhằm đáp ứng sự tin yêu của người hâm mộ và tiếp tục đóng góp tích cực hơn nữa cho đội tuyển Quốc gia.

Trong năm nay, SHB sẽ khởi công xây dựng trung tâm đào tạo và thi đấu bóng đá SHB Đà Nẵng tại thành phố Đà Nẵng.

Trọng Dân - Nam 38 tuổi - Phóng viên:

Gần đây nhiều thông tin phản ánh doanh nghiệp vay vốn phải chịu phí thêm 2% - 3%, khiến lãi suất vay vượt trần. Xin hỏi các doanh nghiệp có mặt hôm nay có gặp phải trường hợp đó không? Quan điểm của các doanh nghiệp như thế nào về vấn đề này, có phải vì giữ quan hệ tín dụng nên các doanh nghiệp không phản ánh? Các chuyên gia có ý kiến gì không? Xin cảm ơn.

Ông Trịnh Hoàng Duy:

Đối với Tổng công ty Vinaconex và các đơn vị thành viên, chúng tôi đều có quan hệ hợp tác với các ngân hàng lớn như: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Á châu, Techcombank… nên chúng tôi đã và tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ các ngân hàng trên.

Vì vậy, việc vay vốn là theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Chúng tôi không phải chịu mức phí nói trên.

Nhưng do bản thân các ngân hàng cũng gặp khó trong huy động vốn từ dân cư nên mặc dù rất thiện chí, việc cho vay vốn cũng chưa thực sự thuận lợi (dù đã có cam kết cho vay nhưng ngân hàng vẫn chưa thu xếp được vốn).

Hà Thúy Liên - Nữ 32 tuổi - Kế toán:

Từ cuối năm 2009 đến giờ đâu đâu cũng vui mừng kinh tế đã phục hồi, khó khăn nhất đã qua. Xin hỏi các diễn giả, điều đó có đúng không? Chúng ta có chủ quan không trong khi người nhận giải Nobel kinh tế năm 2008 lại vừa có khuyến cáo có thể khủng hoảng kinh tế thế giới có thể tái diễn trong năm 2010. Điều các ông/bà lo ngại nhất đối với nền kinh tế, với hoạt động của doanh nghiệp trong năm nay là gì? Trân trọng cảm ơn.

Ông Phan Thanh Sơn:

Có thể khẳng định, kinh tế Việt Nam và thế giới đã hồi phục trong 2009 nhờ vào các gói hỗ trợ kinh tế cũng như biện pháp kích cầu của chính phủ các nước, trong đó có Việt Nam.

Tuy nhiên, hiện nay các chính phủ đã dần dần giảm gói hỗ trợ kinh tế và kích cầu: Mỹ giảm 50% gói hỗ trợ kinh tế, Trung Quốc đưa ra những tín hiệu thắt chặt tiền tệ… Năm 2010 sẽ là năm bản lề cho các nền kinh tế vì lúc đó, đòi hỏi các nền kinh tế phải có nội lực và bắt đầu đi bằng đôi chân của mình. Mặt khác, dấu hiệu lạm phát cũng như bong bóng tài sản bắt đầu xuất hiện ở một số nền kinh tế trong khu vực, dẫn đến việc các ngân hàng trung ương đều phát đi tín hiệu bắt đầu thắt chặt tiền tệ trong 2010.

Đối với Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước đã tăng lãi suất cơ bản từ cuối năm 2009 và dừng gói hỗ trợ lãi suất ngắn hạn đúng như kế hoạch ban đầu, đồng thời tích cực hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng và điều hành tỷ giá một cách linh hoạt nhằm giảm thiểu những hiệu ứng phụ có thể tác động đến doanh nghiệp.

Trong bối cảnh chung của kinh tế thế giới và khu vực phải tập trung chống lạm phát, đồng thời duy trì đà tăng trưởng của nền kinh tế thì Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này. Và thực tế đó sẽ dẫn tới những biến động về thị trường tài chính cũng như chi phí tài chính của doanh nghiệp.

Đó là một thách thức lớn cho hoạt động của các doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp trong công tác điều hành và hoạch định chiến lược kinh doanh phải có độ linh hoạt, chủ động trong nguồn vốn và duy trì tính thanh khoản ở mức tương đối tốt, tránh việc sử dụng cán cân nợ quá lớn.

Mai Thảo - Nữ 28 tuổi - Nhân viên phát triển thị trường:

Theo các doanh nghiệp, trong năm nay những rủi ro nào có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình?

Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền:

Chào bạn, câu hỏi của bạn kể cũng hơi khó.

Tuy nhiên, xin được trả lời bạn như sau: Tôi nghĩ đã làm kinh doanh thì luôn phải chấp nhận rủi ro, chỉ có điều cần dự báo và có ứng xử linh hoạt để giảm thiểu tối đa mà thôi.

Như năm 2009 thì doanh nghiệp chúng tôi cũng đã phải đương đầu với một số rủi ro từ phía khác hàng như khi đồng tiền của các nước xuất khẩu như Nga, Hàn Quốc... bị mất giá, khách hàng không có khả năng thanh toán thì chúng tôi đã phải cho khách hàng trả chậm, hay một số thị trường lớn bị thu hẹp...

Còn năm 2010 theo tôi có thể sẽ có những rủi ro từ sự biến động tỷ giá, lãi suất, hàng rào kỹ thuật từ một số nước là đối tác lớn trong xuất khẩu. Tuy nhiên chúng tôi đã lường trước và có những giải pháp thích hợp để ứng phó khi cần thiết.

Nguyễn Lê Trung - Nam 41 tuổi - KT:

Xin hỏi ông Hiển, theo ông kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, sản xuất, xuất nhập khẩu và cả trong lĩnh vực thể thao thì lĩnh vực nào khó hơn, hấp dẫn hơn?

Ông Đỗ Quang Hiển:

Trong từng lĩnh vực đều có niềm vui, nỗi buồn, có thất bại có thắng lợi, nhưng có đoàn kết, quyết tâm, có tự tin thì nhất định có thành công.

Thu Huong - Nữ 32 tuổi - Nhân viên văn phòng:

Việt Nam hiện nay có rất nhiều ngân hàng, thêm vào đó từ năm 2009 những ngân hàng ngoại 100% vốn đã được thành lập. Ông nhận định thế nào về áp lực cạnh tranh thời gian tới và chiến lược của SHB?

Ông Đỗ Quang Hiển:

SHB luôn xác định kinh doanh nói chung và kinh doanh ngân hàng nói riêng luôn luôn có sự cạnh tranh nhưng để phát triển lâu dài và bền vững đòi hỏi SHB phải xây dựng chiến lược phù hợp, đúng đắn trong từng giai đoạn có định hướng lâu dài.

Nói đến chiến lược, SHB hiểu rằng chiến lược cạnh tranh chính là luôn tạo sự khác biệt.

Thanh2711 - Nam 35 tuổi - Nhà đầu tư:

Xin hỏi ông Cao Sỹ Kiêm, ông đánh giá thế nào về việc Ngân hàng Nhà nước thêm tiền hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng? Ông nhận định thế nào về khả năng tăng lãi suất cơ bản thời gian tới? Lạm phát theo ông năm nay sẽ ở khoảng bao nhiêu %? Cảm ơn ông và chúc ông sức khỏe.

Ông Cao Sỹ Kiêm:

Việc Ngân hàng Nhà nước "bơm" thêm 15.000 tỷ đồng là một động tác tốt góp phần cải thiện khả năng thanh khoản của các ngân hàng thương mại và đáp ứng vốn cho doanh nghiệp và nền kinh tế. Và nó cũng góp phần làm cho lãi suất có những yếu tố thực hiện đúng vị trí của nó. Như thế, tính hình thị trường có thể ổn định hơn.

Việc tăng lãi suất cơ bản trong tình hình hiện nay theo tôi cũng chưa nên đặt ra. Chúng ta thực thi chính sách tiền tệ theo thị trường nên khi thị trường có những yêu cầu hợp lý, khi cung cầu vốn có thay đổi thì chúng ta có thể điều chỉnh những công cụ chỉ đạo như lãi suất, tỷ giá một cách linh hoạt và sát hợp như chúng ta đã thực hiện trong năm 2009 vừa qua.

Còn mức lạm phát như Quốc hội đề ra là có cơ sở nhưng chỉ tiêu đó chỉ có thể thực hiện được khi chúng ta xử lý được những vấn đề về cân đối vĩ mô như: bộ chi ngân sách, cán cân thanh toán, cán cân vãng lai, tham nhũng lãng phí…

Những yếu tố này nếu làm tốt sẽ đóng góp vào việc thực hiện chỉ tiêu kiềm chế lạm phát đã đề ra. Tất nhiên chúng ta có sơ hở và điều hành bất cập thì chỉ tiêu này là khó khăn và lạm phát sẽ cao hơn mức mà chúng ta đề ra.

Quynh.lv - Nữ 30 tuổi - Văn phòng:

Chỉ còn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, ông/bà có thể cho biết chế độ lương, thưởng cuối năm tại doanh nghiệp mình không; mức cao nhất và thấp nhất là bao nhiêu?

Ông Đỗ Quang Hiển:

Kết quả kinh doanh năm 2009 của SHB rất khả quan, tất cả các chỉ tiêu kinh doanh chính đều vượt cao so với kế hoạch của Đại hội cổ đông đề ra. Bởi vậy, toàn thể cán bộ công nhân viên SHB xứng đáng và phấn khởi nhận lương thưởng năm 2009 cao hơn so với 2008.

Trọng Dân - Nam 38 tuổi - Phóng viên:

Gần đây nhiều thông tin phản ánh doanh nghiệp vay vốn phải chịu phí thêm 2% - 3%, khiến lãi suất vay vượt trần. Xin hỏi các doanh nghiệp có mặt hôm nay có gặp phải trường hợp đó không? Quan điểm của các doanh nghiệp như thế nào về vấn đề này, có phải vì giữ quan hệ tín dụng nên các doanh nghiệp không phản ánh? Các chuyên gia có ý kiến gì không? Xin cảm ơn.

Ông Ngô Anh Tuấn:

Mức lãi suất của các doanh nghiệp khi đi vay vốn ngân hàng thì chủ yếu được các doanh nghiệp dựa trên cơ sở cung cầu thực tế.

Hiện nay, Công ty Thái Hòa chưa phải trả phần phí thêm này, tuy nhiên trong trường hợp nếu phải sử dụng nguồn vốn có lãi suất cao hơn nhưng để cấp vốn cho một thương vụ kinh doanh có hiệu quả cao, thì chúng tôi cho rằng việc chia sẻ chi phí thêm với ngân hàng cũng hoàn toàn hợp lý.

Vuanhquan - Nam 38 tuổi:

Xin hỏi ông Nghĩa, ông nhìn nhận thế nào về thị trường trái phiếu Chính phủ trong năm 2009 và năm 2010 này?

Ông Lê Xuân Nghĩa:

Thị trường trái phiếu năm vừa qua, cả Chính phủ và doanh nghiệp, có thể coi là đình trệ. Nguyên nhân là do nguồn vốn bị cạnh tranh bởi các thị trường khác như bất động sản, vàng, ngoại tệ và thị trường tín dụng.

Một lý do khác là lòng tin của nhà đầu tư, kể cả nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường tài chính Việt Nam cũng suy giảm; mặt khác lãi suất trái phiếu không đảm bảo nguyên tắc thị trường, nhất là trong điều kiện xếp hạng rủi ro tài chính của Việt Nam tương đối thấp.

Tính hình này trong năm 2010 vẫn chưa được khắc phục đáng kể, vốn liếng vẫn còn khan hiếm, hệ thống lãi suất bị méo mó bởi các quy định hành chính, trong khi thị trường chứng khoán, bất động sản và thị trường ngoại tệ vẫn có khả năng thu hút vốn khá mạnh. Vì vậy, tôi cho rằng thị trường trái phiếu trong năm 2010 vẫn còn có nhiều khó khăn.

Cách tốt nhất để thị trường tài chính nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng hồi phục là phải gỡ bỏ các hàng rào hành chính về lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay; thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận đã từng được áp dụng trước đây, trên cơ sở đó, hình thành lãi suất hợp lý và đủ hấp dẫn cho toàn bộ thị trường tài chính nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng.

Nguyễn Hải Hà - Nữ 36 tuổi - BTV:

Gần đây, vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế, tái cấu trúc doanh nghiệp được nhắc đến rất nhiều. Quý vị có thể chia sẻ sự quan tâm của bản thân (doanh nghiệp) về nội dung này?

Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm đến cuộc giao lưu.

Thực ra vấn đề tái cấu trúc doanh nghiệp đúng ra là phải thường xuyên quan tâm chứ không chờ đến khi khủng hoảng. Với May 10 chúng tôi thường xuyên đánh giá xem xét và cấu trúc lại tổ chức của doanh nghiệp cho phù hợp với yêu cầu phát triển. Năm 2009 chúng tôi đã sắp xếp lại cơ cấu tổ chức theo hướng gọn nhẹ và tăng hiệu quả. Vì vậy, đã tiết kiệm được chi phí nhưng hiệu quả đươc nâng lên.

Song, điều quan trọng nhất là làm thay đổi tư duy từ đội ngũ lãnh đạo đến các chuyên viên và cả người lao động. Đến nay mọi người đã hiểu nếu không liên tục cố gắng bắt kịp sự đổi mới thì có thể sẽ phải chấp nhận sự thay đổi.

Nếu việc làm này được thực hiện thường xuyên thì tái cấu trúc doanh nghiệp sẽ không còn là vấn đề khó nữa.

Quynh.lv - Nữ 30 tuổi - Văn phòng:

Chỉ còn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, ông/bà có thể cho biết chế độ lương, thưởng cuối năm tại doanh nghiệp mình không; mức cao nhất và thấp nhất là bao nhiêu?

Ông Trịnh Hoàng Duy:

Do kết quả sản xuất kinh doanh trong năm 2009 của Tổng công ty và các đơn thành viên đạt kết quả tốt. Các chỉ tiêu cụ thể như doanh thu, lợi nhuận của công ty mẹ và các công ty thành viên đều vượt kế hoạch cho nên sẽ đảm bảo việc thanh toán lương, thưởng đúng hạn ở tất cả các công ty.

Còn mức thưởng, chúng tôi cố gắng phấn đấu đạt từ 10 triệu đến 100 triệu đồng/người.

Hoang Nguyen - Nam 30 tuổi - Dân doanh:

Khoảng 3 – 4 năm trở lại đây, SHB sau chuyển đổi nhanh chóng mở rộng các lĩnh vực hoạt động thông qua các công ty con và liên kết (ngân hàng, chứng khoán, quản lý quỹ, bảo hiểm, bất động sản, quản lý khai thác nợ…). Liệu sự nhanh chóng đó có đi cùng với vững chắc không? Quan điểm của ông Hiển thế nào về việc kinh doanh chỉ tập trung vào một mũi nhọn?

Ông Đỗ Quang Hiển:

Với chiến lược trở thành tập đoàn tài chính hiện đại, đa năng vào năm 2015, SHB đã thành lập các công ty chứng khoán, quản lý quỹ, bảo hiểm, bất động sản, quản lý khai thác nợ… Đây là những lĩnh vực kinh doanh có gắn kết quan trọng trong hoạt động tài chính - ngân hàng, nằm trong lộ trình của chiến lược đã đề ra, qua đó tạo tiền đề cho sự phát triển lâu dài, bền vững cho SHB và các công ty trực thuộc.

Quốc Thịnh - Nam 37 tuổi - Đầu tư:

Xin chào lãnh đạo Tổng công ty Sông Đà và Vinaconex. Thị trường chứng khoán đón nhận nhiều doanh nghiệp được gọi là "họ" Sông Đà và Vinaconex và liên tục tạo sóng trên sàn HNX. Xin được hỏi hai vị lãnh đạo là vì sao hai nhóm cổ phiếu đó liên tục có nhiều biến động mạnh như vậy, trong khi theo tôi hiệu quả kinh doanh và giá trị doanh nghiệp thường có yếu tố ổn định hơn? Xin cảm ơn.

Ông Trịnh Hoàng Duy:

Việc biến động của cổ phiếu trên thị trường là do thị trường quyết định. 2009 là năm trên thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều thông tin trái chiều, Thậm chí, còn có nhiều thông tin có dụng ý xấu nên cũng đã tác động không nhỏ tới thị trường chứng khoán.

Tổng công ty Vinaconex luôn cố gắng cung cấp kịp thời những thông tin chính thống để hỗ trợ nhà đầu tư. Với cố gắng này chúng tôi đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đánh giá cao.

Nguyễn Văn Cường - Nam 30 tuổi - Kinh doanh:

Trong cuộc suy thoái kinh tế vừa qua, ở quốc gia phát triển như Mỹ đã có rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đã phá sản. Xin hỏi ông Cao Sỹ Kiêm ở nước ta có bao nhiêu doanh nghiệp vừa và nhỏ bị phá sản trong cơn bão tài chính vừa qua? Trong năm 2010 với Hiệp hội sẽ có nhưng biện pháp như thế nào để hỗ trợ các doanh nghiệp?

Ông Cao Sỹ Kiêm:

Kinh tế 2010 nhìn từ doanh nghiệp - Ảnh 9

Trong cuộc khủng hoảng vừa qua,c ác quốc gia, đặc biệt là Mỹ có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ phá sản. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam cũng bị tác động rất lớn và khó khăn rất nhiều. Nhiều doanh nghiệp bên bờ vực phá sản.

Nhưng do có những chính sách hỗ trợ của Chính phủ và sự vươn lên mạnh mẽ của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ đã vượt qua khó khăn và trụ vững. Tuy vẫn còn những doanh nghiệp do những yếu kém từ cũ hoặc là yếu tố đáp ứng yêu cầu mới không đạt nên cũng vẫn đang bên bờ vực phá sản và có những đơn vị mà chúng ta cũng phải chấp nhận phá sản dù đã có những biện pháp khắc phục nhưng không vượt ra được.

Mức độ phá sản bao nhiêu thì chưa thống kê được vì luật phá sản của chúng ta, cách quản lý và phân cấp nắm tình hình chưa rõ ràng.

Trọng Dân - Nam 38 tuổi - Phóng viên:

Gần đây nhiều thông tin phản ánh doanh nghiệp vay vốn phải chịu phí thêm 2% - 3%, khiến lãi suất vay vượt trần. Xin hỏi các doanh nghiệp có mặt hôm nay có gặp phải trường hợp đó không? Quan điểm của các doanh nghiệp như thế nào về vấn đề này, có phải vì giữ quan hệ tín dụng nên các doanh nghiệp không phản ánh? Các chuyên gia có ý kiến gì không? Xin cảm ơn.

Bà Lê Thanh Thiên Nga:

Qua các phương tiện thông tin đại chúng, chúng tôi cũng được biết những thông tin như vậy. Tuy nhiên, thực tế tại Hapro, chúng tôi không gặp phải trở ngại này. Trong năm 2009, chúng tôi cũng được hưởng cơ chế vay vốn theo lãi suất ưu đãi của Chính phủ.

Điều này đã phần nào giúp doanh nghiệp khắc phục khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Hapro là một khách hàng chiến lược của một số ngân hàng, nên đã được cấp hạn mức tín dụng đủ đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Ngoài ra, Hapro là một doanh nghiệp xuất khẩu lớn nên khi có nhu cầu nhập khẩu, khả năng cân đối ngoại tệ được kịp thời.

Johny Tuấn - Nam 21 tuổi - Sinh viên:

Các vị xin cho biết chính sách tài chính năm 2010 và 2009 có điểm gì khác nhau? Chân thành cảm ơn.

Ông Lê Xuân Nghĩa:

Khác nhau lớn nhất là chính sách thuế. Một số loại thuế như thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân được miễn hoặc giãn trong năm 2009 thì đến 2010 sẽ thực hiện trở lại.

Thứ hai là một số lĩnh vực thuế giá trị gia tăng, ví dụ như ô tô, sẽ tăng lên. Một số sắc thuế mới sẽ có hiệu lực thi hành, ví dụ như thuế lợi nhuận từ kinh doanh chứng khoán, có thể tăng thuế nhà đất...

Về chi tiêu ngân sách cũng có một số thay đổi như thực hiện tăng lương có các đối tượng hưởng lương từ ngân sách; hoặc cắt giảm đầu tư công khoảng 20 nghìn tỷ đồng để giảm thâm hụt ngân sách.

Đấy là những thay đổi quan trọng nhất về chính sách tài chính.

Trader - Nam 35 tuổi - Kinh doanh chứng khoán:

Xin được hỏi các lãnh đạo doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Năm 2009, xuất khẩu Việt Nam theo tôi biết là vẫn giữ được thị trường, giữ được đơn hàng, nhưng kim ngạch sụt giảm mạnh chủ yếu do yếu tố giá. Vậy năm 2010, xuất khẩu của Việt Nam có triển vọng như thế nào, của riêng các doanh nghiệp tham gia giao lưu như thế nào? Nhiều thông tin phản ánh là giá nhiều mặt hàng xuất nhập khẩu đang tăng nhanh.

Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền:

Cảm ơn sự quan tâm của bạn.

Về xuất khẩu năm qua thì doanh nghiệp chúng tôi không bị giảm về giá trị mà còn tăng 15%. Tuy nhiên đúng như bạn nói, giá có giảm ở hầu hết các thị trường xuất khẩu.

Năm 2010 triển vọng xuất khẩu theo tôi là tốt hơn. Riêng với May 10 thì vẫn giữ được và tăng trưởng ở các thị trường lớn và giá cả thì vẫn giữ như năm cũ.

Quynh.lv - Nữ 30 tuổi - Văn phòng:

Chỉ còn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, ông/bà có thể cho biết chế độ lương, thưởng cuối năm tại doanh nghiệp mình không; mức cao nhất và thấp nhất là bao nhiêu?

Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền:

Chào bạn, câu hỏi của bạn tôi xin trả lời như sau.

Về chế độ, mặc dù năm 2009 rất khó khăn, hai quý đầu năm việc làm sụt giảm nhưng các chế độ dành cho người lao động của chúng tôi không những không giảm mà còn tăng. Riêng thưởng như bạn hỏi thì chúng tôi vẫn duy trì tháng lương thứ 13 cao hơn năm trước.

Mạnh Thắng - Nam 28 tuổi - Nhà đầu tư:

Tôi xin hỏi lãnh đạo hai ngân hàng thương mại như sau: Các ông đánh giá thể nào về triển vọng lợi nhuận của ngành ngân hàng trong năm 2010? Trong những năm qua, đặc biệt trong năm 2008 và 2009, những khó khăn lớn nhất của các ngân hàng là gì và những khó khăn trong năm 2010? Khó khăn thanh khoản của các ngân hàng hiện nay đến lúc nào thì được giải quyết dứt điểm? Xin cảm ơn và mong được trả lời.

Ông Phan Thanh Sơn:

Về thanh khoản ngân hàng, với tư cách là một thành viên tham gia thị trường, tôi có thể chia sẻ với bạn như thế này: Trước hết, thanh khoản ngân hàng thực sự không có nhiều vấn đề đáng ngại. Hệ thống ngân hàng với vai trò là tổ chức trực tiếp hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp thực hiện chính sách bình ổn kinh tế của Chính phủ trong năm 2009, dẫn đến đôi lúc căng thẳng thanh khoản trong hệ thống trên thị trường liên ngân hàng. Tuy nhiên, với sự điều hành chính sách tiền tệ và tỷ giá một cách linh hoạt thì những khó khăn đó đã được giải quyết kịp thời.

Ngân hàng Nhà nước đã có những biện pháp quyết liệt và kịp thời như tăng khối lượng và các phiên giao dịch trên nghiệp vụ thị trường mở, triển khai các nghiệp vụ cho vay cầm cố giấy tờ có giá, cho vay tái cấp vốn đối với các ngân hàng tạm thời có khó khăn thanh khoản. Nhờ những biện pháp này, trong những ngày đầu của tháng 1/2010, hoạt động của nhiều ngân hàng đã bình ổn trở lại.

Đánh giá về triển vọng lợi nhuận ngân hàng trong 2010, tôi cho rằng, sẽ có sự phân cấp khi nhìn nhận, đánh giá về lợi nhuận của các ngân hàng.

Những ngân hàng có cơ cấu doanh thu cân bằng giữa các hoạt động tín dụng và phi tín dụng cũng như cơ cấu sản phẩm dịch vụ đa dạng sẽ tiếp tục gặt hái nhiều thành công trong 2010.

Ngược lại, những ngân hàng có cơ cấu doanh thu dựa nhiều vào hoạt động tín dụng sẽ gặp nhiều thách thức trong việc hoàn thành kế hoạch chỉ tiêu lợi nhuận từ đầu năm.

Johny Tuấn - Nam 21 tuổi - Sinh viên:

Môi trường kinh doanh trong nước có gì thay đổi. Những lĩnh vực đáng đầu tư vào năm 2010? Chân thành cảm ơn.

Ông Lê Xuân Nghĩa:

Thay đổi lớn nhất về môi trường kinh doanh trong năm 2010 là Việt Nam bắt đầu phải thực hiện một số cam kết quốc tế, đặc biệt là các hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Như vậy, đối với các quốc gia này thì thuế quan của hầu hết các mặt hàng Việt Nam xuất và nhập khẩu sẽ là 0%. Điều đó đồng nghĩa với việc thị trường nội địa sẽ có sự thâm nhập rất mạnh của hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là từ ASEAN và Trung Quốc.

Thay đổi lớn thứ hai về môi trường kinh doanh đó là thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân đã hết thời hạn miễn hoặc giãn; một số lĩnh vực, thuế giá trị gia tăng sẽ tăng lên.

Điểm nổi bật thứ ba là thị trường bất động sản có thể dần dần phục hồi, thị trường chứng khoán sẽ phát triển ổn định hơn. Chênh lệch tỷ giá hối đoái giữa thị trường chính thức và thị trường tự do vẫn còn khá lớn.

Như vậy cho thấy, có nhiều cơ hội để đầu tư tùy vào cách lựa chọn của bạn, có thể đầu tư vào khhu vực tài chính, hoặc vào bất động sản, hoặc kinh doanh nhập khẩu, xuất khẩu...

Lê Quân - Nam 41 tuổi - Chuyên viên phân tích:

Xin hỏi các doanh nghiệp mong chờ điều gì nhất từ chính sách điều hành của Chính phủ? Còn những trở ngại nào về chính sách trong năm 2009 mà các vị chờ được tháo gỡ?

Ông Trịnh Hoàng Duy:

Nhiều chuyên gia kinh tế đã nhận định, trong năm 2010 các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với không ít thách thức như: khó khăn trong huy động vốn, sức ép giảm giá của đồng Việt Nam so với USD… Những nút thắt của nền kinh tế như: thủ tục hành chính, thiếu điện, ách tắc giao thông, hệ thống hạ tầng còn yếu kém sẽ tiếp tục ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Đây là những vấn đề thuộc tầm vĩ mô nên chúng tôi mong muốn Chính phủ tiếp tục có những chính sách hỗ trợ về vốn, cũng như các biện pháp giải quyết triệt để những khó khăn vướng mắc nêu trên.

Phan Huu Kien - Nam 36 tuổi - Kế toán:

Được biết SHB đang có kế hoạch phát hành 15 triệu trái phiếu chuyển đổi để tăng vốn cùng với kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 2.000 tỷ đồng lên 3.500 tỷ đồng. Theo ông Hiển, việc tăng vốn này sẽ tạo áp lực như thế nào đến hiệu quả hoạt động của SHB, cụ thể hơn là khả năng sinh lợi?

Ông Đỗ Quang Hiển:

Với nhu cầu đòi hỏi về quy mô cho vay ngày càng lớn, đáp ứng nguồn vốn sản xuất kinh doanh cho các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hiện đại hóa công nghệ theo các chuẩn mực quốc tế nhằm đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng, bổ sung vốn cho một số hoạt động đầu tư có tính sinh lời cao và bền vững, phát triển mạng lưới theo mô hình ngân hàng bán lẻ, nâng cao năng lực cạnh tranh; việc SHB phát hành trái phiếu chuyển đổi và tăng vốn điều lệ là điều hết sức cần thiết và tất yếu tăng khả năng sinh lời để đáp ứng sự kỳ vọng của các cổ đông và nhà đầu tư.

Mai Thảo - Nữ 28 tuổi - Nhân viên phát triển thị trường:

Theo các doanh nghiệp, trong năm nay những rủi ro nào có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình?

Ông Đỗ Quang Hiển:

Tôi cho rằng, rủi ro lớn nhất là thị trường đầu ra; thứ hai là nguồn vốn và đặc biệt là rủi ro ngay nội tại trong doanh nghiệp về năng lực quản trị điều hành và tính chuyên nghiệp của cán bộ nhân viên.

Anh Nghiem - Nam 32 tuổi - KD:

Thưa các vị lãnh đạo doanh nghiệp, theo kết quả một cuộc khảo sát gần đây, có tới hơn 95% doanh nghiệp được hỏi (ở Việt Nam) nhận định rằng sẽ tăng cả doanh thu và lợi nhuận trong năm 2010. Ý kiến các vị thế nào?

Ông Trịnh Hoàng Duy:

Trên cơ sở kết quả sản xuất kinh doanh trong năm 2009 (doanh thu toàn Tổng công ty đạt 180%, lợi nhuận đạt 132% so với kế hoạch năm), chúng tôi tin tưởng rằng bước sang năm 2010, mặc dù nền kinh tế vẫn còn có nhiều khó khăn, nhưng Tổng công ty Vinaconex và các đơn vị thành viên sẽ tiếp tục giữ được tốc độ tăng trưởng dương (khoảng 12%/năm). Riêng đối với công ty mẹ, tăng trưởng về lợi nhuận sẽ còn cao hơn.

Trọng Khôi - Nam 40 tuổi - Kinh doanh:

Các diễn giả nói gì khi từ năm 2001 các chính sách hỗ trợ kích cầu đã được rút bớt rất nhiều? Trong năm mới này các doanh nghiệp có kế hoạch vay vốn không và việc tiếp cận vốn có thuận lợi không, lãi suất như thế nào khi mà tôi thấy nhiều thông tin phản ánh rất khó khăn, lãi suất vượt trần?

Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền:

Chào bạn, tôi nghĩ khi chính sách kích cầu đã rút bớt thì đương nhiên nhiều doanh nghiệp cũng sẽ khó khăn hơn.

Riêng về vốn thì May 10 không khó tiếp cận. Với yêu cầu mở rộng đầu tư thì nhu cầu vay vốn của chúng tôi vẫn rất lớn. Còn lãi suất cụ thể như thế nào thì chưa thể đánh giá vì hiện chúng tôi chưa vay.

Nguyen Nho Hong - Nam 28 tuổi - Buôn bán:

Tôi muốn hỏi trong năm 2010 này ngành nào có thể phát triển tốt nhất. Và có tiền thì nên đầu tư vào đâu là thuận lợi nhất? Kinh tế Việt Nam so với nước ngoài có gì thay đổi nhiều so với năm 2009 không? Xin cảm ơn các doanh nghiệp.

Ông Trịnh Hoàng Duy:

Câu hỏi này khá rộng. Với tư cách là người làm về xây dựng tôi cho rằng: Đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng và bất động sản năm 2010 được đánh giá là có nhiều thuận lợi.

Trong lĩnh vực xây dựng Chính phủ tiếp tục đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng, bên cạnh đó đầu tư nước ngoài theo dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng so với 2009. Đây sẽ là cơ hội “tạo công ăn việc làm” cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng: xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng khác…

Với thị trường bất động sản nhu cầu về nhà ở của người dân còn rất cao và các doanh nghiệp đang tập trung vào phân khúc thị trường phục vụ những người có thu nhập thấp và trung bình. Theo đánh giá tiềm năng của thị trường này là rất lớn.

Theo tôi, các kênh đầu tư như vàng, chứng khoán đều có nhiều rủi ro. Vì thế, đầu tư vào bất động sản vẫn là kênh hấp dẫn trong năm 2010.

Do nước ta hiện nay đã hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, nên các tác động của nền kinh tế thế giới càng có nhiều ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta. Vì vậy, chúng ta phải cố gắng tận dụng những lợi thế của tình hình kinh tế quốc tế cũng như nội tại của nền kinh tế trong nước. Theo nhận định của các chuyên gia năm 2010, cơ hội cũng lớn nhưng thách thức, rủi ro là không nhỏ.

Pham Van Chien - Nam 37 tuổi - Nhà đầu tư:

Xin các chuyên gia tư vấn giúp: Gần đây nhiều thông tin nói rằng Ngân hàng Nhà nước bơm tiền cho các ngân hàng. Vậy điều này sẽ có những điểm gì tích cực, tiêu cực? Sẽ ảnh hưởng thế nào đến lạm phát? Có cải thiện được khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp không?

Ông Lê Xuân Nghĩa:

Việc Ngân hàng Nhà nước bơm 15 nghìn tỷ đồng vào lưu thông trong điều kiện các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp có khó khăn về thanh khoản là nghiệp vụ bình thường của một ngân hàng trung ương. Điều này là có lợi cho các ngân hàng thương mại và doanh nghiệp nhằm tăng thanh khoản của họ và tăng khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế.

Tất nhiên Ngân hàng Nhà nước bơm tiền có chủ định, có điều kiện và họ có khả năng kiểm soát lượng tiền có trong lưu thông. Vả lại, khối lượng 15 nghìn tỷ đồng là rất nhỏ so với tổng phương tiện thanh toán hiện có, vào khoảng 1.700.000 tỷ đồng.

Vì vậy, tác động của nó đối với lạm phát là không đáng kể.

Le Minh Thuyet - Nam 42 tuổi - Kinh doanh:

Nền kinh tế đã qua thời điểm khó khăn nhất từ ảnh hưởng của khủng hoảng. Theo ông/bà, trong năm 2010 những khó khăn nào các doanh nghiệp cần lưu ý và những giải pháp mà các doanh nghiệp đặt ra?

Ông Phan Sỹ Nghĩa:

Theo nhận định của chúng tôi, khó khăn trong ngành viễn thông chủ yếu ở sự cạnh tranh cao giữa các doanh nghiệp. Có rất nhiều doanh nghiệp tham gia vào viễn thông và tạo nên sự cạnh tranh bằng nhiều cách khác nhau, dễ nhìn thấy nhất là việc giảm giá cước.

Khó khăn thứ hai là vốn. Đầu tư vốn cho viễn thông rất lớn và đòi hỏi phải lâu dài. Vì vậy việc huy động vốn cũng gặp khá nhiều khó khăn.

Giải pháp cho các vấn đề này đối với chúng tôi được đề ra như sau: Doanh nghiệp có thể tái cơ cấu tổ chức doanh nghiệp. Đặc biệt với ngành viễn thông cần tăng cường dịch vụ chăm sóc khách hàng, tìm ra những dịch vụ gia tăng mới thiết thực và thu hút sự quan tâm của người dân. Để có thể tận dựng được nguồn vốn một cách hiệu quả nhất doanh nghiệp nên tập trung đầu tư vào các dịch vụ có thể tăng doanh thu, tăng lợi nhuận mà tránh việc đầu tư dàn trải.

Với EVN Telecom, những năm qua chúng tôi luôn đề cao việc chăm sóc khách hàng và tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng sử dụng các dịch vụ viễn thông của ngành điện.

EVN Telecom có lợi thế về cơ sở hạ tầng viễn thông rộng khắp ở tất cả 63 tỉnh thành trong cả nước. Đặc biệt chúng tôi được đánh giá là một trong các doanh nghiệp có mạng truyền dẫn lớn nhất, tốt nhất cùng với một đội ngũ chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp, nhiệt tình, tới từng gia đình ở các vùng sâu, vùng xa. EVN Telecom luôn nỗ lực làm mới mình để đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng viễn thông của người dân.

Le Minh Thuyet - Nam 42 tuổi - Kinh doanh:

Nền kinh tế đã qua thời điểm khó khăn nhất từ ảnh hưởng của khủng hoảng. Theo ông/bà, trong năm 2010 những khó khăn nào các doanh nghiệp cần lưu ý và những giải pháp mà các doanh nghiệp đặt ra?

Ông Cao Sỹ Kiêm:

Năm 2009, doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều cố gắng và đang trụ vững, có yếu tố ổn định. Bước vào năm 2010, tình hình có khó hơn. Cái khó của năm 2009 là chống suy giảm, năm 2010 là khó trong việc ổn định đi lên trong bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều yếu tố khó khăn.

2010 có 3 thuận lợi cho doanh nghiệp. Thứ nhất, những kết quả về chỉ tiêu và điều hành của Chính phủ giúp doanh nghiệp vươn lên tốt hơn. Thứ hai, Nhà nước giữ được mức kiềm chế lạm phát, tăng trưởng 5,32%, trong khó khăn có công trình dầu tư phát triển lâu dài, hướng về nông thôn và thị trường nội địa. Đấy là yếu tố chuẩn bị cho lâu dài. Những thuận lợi của năm 2009 mang lại cho doanh nghiệp trong 2010. Đặc biệt là kinh nghiệm vượt khó của doanh nghiệp trong 2009, chủ động trong việc vượt khó, tốt cho năm 2010. Thứ ba, những chính sách về an sinh xã hội cũng tạo điều kiện cho môi trường cho doanh nghiệp có điều kiện tốt hơn trong sản xuất kinh doanh và dịch vụ.

Khó khăn trên 4 lĩnh vực. Thứ nhất là vốn, vì trải qua khủng hoảng,tất cả vốn được tung ra để chèo chống nên bị cạn kiệt. Các ngân hàng thực hiện chủ trương kích cầu, vốn đưa ra nhiều hơn nên thanh khoản và dự trữ của các ngan hàng cũng cạn. Thứ hai, tỷ giá và lãi suất tăng khiến cho chi phí của các doanh nghiệp tăng lên, sức cạnh tranh giảm, hàng tồn kho tăng. Đấy là khó khăn lớn của doanh nghiệp. Khả năng huy động vốn và cho vay ra của các ngân hàng khó hơn. Hơn nữa, phải kiểm soát chặt chẽ tín dụng để chống lạm phát cao quay trở lại trong năm 2010...

Thứ ba, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với một số yếu tố thiếu vững chắc của ổn định kinh tế vĩ mô như : bội chi ngân sách tăng, cán cân thanh toán, cán cân vãng lai, xuất khẩu, vốn đầu tư và dự trữ ngoại tệ giảm sút.

Thứ tư, nút thắt của nền kinh tế chưa gỡ được: thủ tục hành chính, thiếu điện nước, tắc nghẽn giao thông... Tất cả những yếu tố này sẽ làm tăng giá thành và giảm lợi nhuận của doanh nghiệ, từ đó giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Muốn vượt qua những khó khăn trên chúng ta phải có những điều kiện sau. Thứ nhất, giải quyết hết các bức xúc: thủ tục hành chính, vấn đề lãi suất tỷ giá không bị méo mó, cán cân thanh toán, cán cân vãng lại được cải thiện, bội chi ngân sách phải được cải thiện theo hướng tích cực. Thứ hai, giải quyết các vấn đề thuộc vè lâu dài như: vấn đề xác định mô hình tăng trưởng, đổi mới cơ cấu kinh tế, hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn lực. Những vấn đề này phải được thiết kế ngay và có những việc phải được thực hiện trong năm 2010.

Le Minh Thuyet - Nam 42 tuổi - Kinh doanh:

Nền kinh tế đã qua thời điểm khó khăn nhất từ ảnh hưởng của khủng hoảng. Theo ông/bà, trong năm 2010 những khó khăn nào các doanh nghiệp cần lưu ý và những giải pháp mà các doanh nghiệp đặt ra?

Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền:

Cảm ơn bạn đã quan tâm. Một phần câu hỏi của bạn tôi đã đề cập ở các câu trả lời trước, bạn tham khảo nhé.

Theo tôi, trong năm 2010 các doanh nghiệp dệt may, trong đó có May 10 - doanh nghiệp xuất khẩu đến 70% - cũng sẽ tiếp tục gặp phải một số khó khăn do sự phục hồi kinh tế thế giới chưa vững chắc. Bên cạnh đó, sự biến động của USD với các ngoại tệ khác, trong nước thì lãi suất tăng, nguồn nhân lực cho phát triển mở rộng cũng không phải dồi dào...

Giải pháp mà doanh nghiệp chúng tôi đặt ra là đẩy mạnh đầu tư cả bề rộng và chiều sâu để chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mạnh hơn trong những năm tới. Chúng tôi luôn tranh thủ các nguồn vốn của đối tác, đào tạo nguồn nhân lực, mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước. Nhưng giải pháp quan trọng nhất là phải giữ được giá trị cốt lõi là chất lướng sản phẩm và chất lượng dịch vụ.

Hoàng Thắng - Nam 33 tuổi - Nhà đầu tư:

Xin hỏi lãnh đạo Tổng công ty Sông Đà. Ông có thể cho biết một số kết quả kinh doanh trong năm 2009 của Tổng công ty? Một số chỉ tiêu dự kiến của năm 2010? Trong các công ty thành viên, theo ông những công ty nào hoạt động hiệu quả nhất? Xin được ông cho biết cụ thể. Cảm ơn ông.

Ông Lê Duy Hiếu:

Kinh tế 2010 nhìn từ doanh nghiệp - Ảnh 10

Trước hết chúng tôi xin cảm ơn bạn đã quan tâm tới tổng công ty chúng tôi.

Về câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lơi: Bước vào thực hiện nhiệm vụ năm 2009, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới tiếp tục tác động mạnh vào nền kinh tế trong nước (nói chung) và sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, trong đó có Tổng công ty Sông Đà (nói riêng).

Để kịp thời triển khai thực hiện Nghị quyết số 30 ngày 11/12/2008 của Chính phủ và Chỉ thị của Bộ Xây dựng về việc chống suy giảm kinh tế, ổn định và phát triển nền kinh tế vĩ mỗ, chúng tôi đã chủ động xây dựng, ban hành và triển khai các giải pháp cấp bách nhằm ổn định phát triển sản xuất kinh doanh năm 2009 của tổ hợp Sông Đà.

Vì vậy năm 2009 Sông Đà đã hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch đề ra.

Cụ thể là tổng giá trị sản xuất, kinh doanh thực hiện 20,870 tỷ đồng trên kế hoạch năm là 20.500 tỷ đồng, đạt 102%, tăng 13% so với thực hiện năm 2008 (18.510 tỷ đồng), doanh thu thực hiện đạt 18.715 tỷ đồng trên kế hoạch năm là 17.000 tỷ đồng, đạt 110%, tăng 21% so với thực hiện năm 2008 (15.500 tỷ đồng). Nộp ngân sách Nhà nước 1.452 tỷ đồng, đạt 182%, tăng 99% so với thực hiện 2008 (730 tỷ đồng). Thu nhập bình quân tháng của cán bộ công nhân viên đạt 4,23 triệu đồng, trên kế hoạch năm là 3,6 triệu đồng, đạt 118%, tăng 27% so với thực hiện năm 2008 (3,3 triệu đồng).

Đặc biêt, lợi nhuận trước thuế thực hiện đạt 2.055 tỷ đồng, trên kế hoạch năm 900 tỷ động, đạt 228%, tăng 154% so với thực hiện 2008 (810 tỷ đồng).

Năm 2010, chúng tôi đặt mục tiêu sản xuất kinh doanh với tổng giá trị 23.700 tỷ đồng, tăng 14% so với 2009, doanh thu đạt 20.500 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 1.000 tỷ đồng, lợi nhuận đạt 1.200 tỷ đồng, thu nhập cán bộ công nhân viên đạt 4,5 triệu đồng, giá trị đầu tư đạt 7.600 tỷ đồng.

Nói chung, các công ty thành viên về xây lắp tiêu biểu là Công ty Cổ phần Sông Đà 5, 7, 9 và 10. Về khối sản xuất công nghiệp, đơn vị tiêu biểu là Thép Việt - Ý. Về xây dựng đô thị tiêu biểu là Công ty Cổ phần Sông Đà Sudico.

Lê Bách Thắng - Nam 24 tuổi - Tư vấn tài chính:

Hiện nay có một số nhận định cho rằng Việt Nam đã chạm đáy của cuộc khủng hoảng vào quý I /2009. Tuy nhiên, có một số nhận định của các chuyên gia kinh tế thì kinh tế thế giới lại tiệp tục rơi vào suy thoái vào năm 2010. Theo nhận định của các vị về ý kiến này thế nào? Và nếu Việt Nam đã chạm đáy khủng hoảng rồi thì cấu trúc ngành sau khủng hoảng có gì thay đổi so với trước đây?

Ông Cao Sỹ Kiêm:

Căn cứ vào những kết quả trong năm 2009 thì nền kinh tế Việt Nam đã chạm đáy của khủng hoảng và có những yếu tố ổn định để đi lên. Đối với kinh tế thế giới nhìn chung trong năm 2010 sẽ có chuyển biến hơn năm 2009, còn thoát ra khỏi khủng hoảng hay chưa thì còn phải có thời gian. Kinh tế Việt Nam đã chạm đáy thì cấu trúc nên tập trung vào hai vấn đề.

Thứ nhất, đổi mới mô hình tăng trưởng theo nội dung phải chuyển từ nền kinh tế phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu, rất chú ý đến năng suất và hiệu quả, đến khả năng áp dụng tiến bộ kỹ thuật, sử dụng mạnh các yếu tố nội lực và khai thác triệt để nội lực, tạo ra nhiều yếu tố tích cực trong cạnh tranh.

Thứ hai, đối với đổi mới cơ cấu phải chuyển hướng theo hướng ổn định lâu dài nền kinh tế vĩ mô và điều chỉnh cơ cấu theo hướng trên cơ sở lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh.

Cụ thể như nông nghiệp, chúng ta phải chuyển mạnh sang áp dụng các công nghệ, chế biến, khoa học sinh thái, tập trung vào vấn đề giống, cơ giới hóa, thị trường tiêu thụ. Trong công nghiệp giảm gia công, tạo nên giá trị gia tăng nhanh, đảm bảo an toàn môi trường, rất chú ý phát triển theo quy hoạch chiến lược một cách dài hạn có hệ thống . Trong du lịch, tập trung đi vào chất lượng, đặc biệt là các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

Lê Kim Xuyến - Nữ 44 tuổi - KD:

Năm 2009, kinh tế khó khăn vì ảnh hưởng khủng hoảng, hầu hết các doanh nghiệp đều rất thận trọng khi đưa ra các chỉ tiêu kế hoạch. Kinh tế phục hồi sớm hơn và dẫn tới làn sóng nhiều doanh nghiệp vượt xa những chỉ tiêu đó, dù là đã điều chỉnh. Điều đó theo tôi dễ gây hiểu nhầm các doanh nghiệp hoạt động rất hiệu quả, vượt khó rất thành công. Ý kiến của các doanh nghiệp và chuyên gia như thế nào? Và năm 2010, các doanh nghiệp dự kiến sẽ xác định các chỉ tiêu kinh doanh như thế nào?

Ông Trịnh Hoàng Duy:

Khi đưa ra các chỉ tiêu trong năm 2009, chúng tôi đã xem xét, cân nhắc rất kỹ và đã được Đại hội cổ đông thông qua.

Việc hoàn thành vượt mức kế hoạch trong 2009 là sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, công nhân viên của toàn Tổng công ty.

Năm 2010, chúng tôi dự kiến các chỉ tiêu cụ thể như sau: doanh thu, lợi nhuận sẽ tăng 12% trở lên so với 2009.

Quốc Thịnh - Nam 37 tuổi - Đầu tư:

Xin chào anh Sơn, theo anh năm nay chính sách tiền tệ, nhất là lãi suất và tỷ giá, có biến động mạnh như năm 2008 và 2009 không? Theo anh, đâu là những điều kiện để thị trường tài chính ổn định? TiênPhongBank mới tham gia thị trường, vậy yếu tố "mới" có gì thuận lợi và bất lợi? Cảm ơn anh.

Ông Phan Thanh Sơn:

Vâng, chào anh Quốc Thịnh. Theo tôi, lãi suất và tỷ giá vẫn sẽ có những biến động trong 2010. Bởi vì, năm 2010, tình hình kinh tế thế giới và trong nước tiếp tục có nhiều biến động, do đó chính sách tiền tệ, đặc biệt là chinh sách lãi suất, tỷ giá của Ngân hàng nhà nước cũng phải điều hành theo hướng linh hoạt. Ngoài ra, những biến động của tỷ giá và lãi suất trên thị trường tài chính thế giới và khu vực cũng sẽ có ảnh hưởng đến Việt Nam.

Tuy nhiên, tôi cũng hy vọng rằng, sự biến động đó không mang tính đột biến và gây ảnh hưởng cho hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có ngành ngân hàng.

TiênPhongBank mới tham gia thị trường thì yếu tố bất lợi đầu tiên là mạng lưới hoạt động còn khiêm tốn. Tuy nhiên, để khắc phục bất lợi này thì chúng tôi triển khai mạnh mẽ các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trực tuyến, nhằm xóa bỏ khoảng cách vật lý từ ngân hàng đến khách hàng. TiênPhongBank tự hào là đơn vị chỉ sau 4 tháng đi vào hoạt động đã triển khai thành công dịch vụ Internet Banking, và chúng tôi là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên tại Việt Nam cũng triển khai thành công sản phẩm tiết kiệm điện từ (eSavings).

Một thuận lợi thứ hai là mặc dù “sinh sau để muộn” nhưng chúng tôi có điều kiện học hỏi những kinh nghiệm của những ngân hàng đi trước và tránh được những bài học đáng tiếc.

Thứ ba, cũng vì ra đời sau nên chúng tôi tập trung đầu tư đồng bộ hệ thống công nghệ và quản trị ngân hàng hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ngân hàng trong những năm tới.

Lê Kim Xuyến - Nữ 44 tuổi - KD:

Năm 2009, kinh tế khó khăn vì ảnh hưởng khủng hoảng, hầu hết các doanh nghiệp đều rất thận trọng khi đưa ra các chỉ tiêu kế hoạch. Kinh tế phục hồi sớm hơn và dẫn tới làn sóng nhiều doanh nghiệp vượt xa những chỉ tiêu đó, dù là đã điều chỉnh. Điều đó theo tôi dễ gây hiểu nhầm các doanh nghiệp hoạt động rất hiệu quả, vượt khó rất thành công. Ý kiến của các doanh nghiệp và chuyên gia như thế nào? Và năm 2010, các doanh nghiệp dự kiến sẽ xác định các chỉ tiêu kinh doanh như thế nào?

Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền:

Câu hỏi của bạn rất thú vị. Tuy nhiên, một số nội dung trong câu hỏi của bạn tôi đã trả lời, bạn tham khảo thêm nhé.

Thực tế bạn nêu có thể đúng ở nơi này nơi khác. Song, một điều rất quan trọng theo tôi là phải xây dựng kế hoạch sát với năng lực thực tế và dự báo được xu thế của thị trường. Trong năm 2009 thì May 10 vượt kế hoạch chỉ có 7% và kết quả này là thực chất.

Trong năm 2010 chúng tôi vẫn xây dựng kế hoạch theo quan điểm trên với dự kiến tăng 15%.

Quynh.lv - Nữ 30 tuổi - Văn phòng:

Chỉ còn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, ông/bà có thể cho biết chế độ lương, thưởng cuối năm tại doanh nghiệp mình không; mức cao nhất và thấp nhất là bao nhiêu?

Ông Phan Thanh Sơn:

Với kết quả kinh doanh khả quan trong 2009, lợi nhuận trước thuế và sau khi trích lập dự phòng của TiênPhongBank là 164,7 tỷ đồng thì quỹ thưởng của chúng tôi trong năm nay tăng 2,5 lần và quỹ lương tăng 5 lần so với năm trước.

Nguyễn Văn Thịnh - Nam 33 tuổi - Công chức:

Khả năng nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái lần 2 trong năm 2010 có cao không? Khoảng bao nhiêu phần trăm? Xin hay cho biết ý kiến của các chuyên gia. Cảm ơn.

Ông Lê Xuân Nghĩa:

Theo tôi, khả năng này không cao, chỉ khoảng 20%.

Phạm Văn Tuấn - 21 tuổi - Sinh viên:

Xin hỏi bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, Tổng giám đốc Công ty May 10, về hướng phát triển của doanh nghiệp trong năm nay, đặc biệt là về vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu chất lương cao hơn cho hàng May 10.

Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền:

Cảm ơn bạn đã quan tâm đến công ty chúng tôi.

Chất lượng sản phẩm của May 10 thì đã được khẳng định không chỉ trong nước. Tuy nhiên không phải vì như vậy mà chúng tôi không tiếp tục đầu tư để giữ vững và nâng cao hơn.

Tôi nghĩ thời điểm này người tiêu dùng càng khắt khe hơn trong việc mua sắm. Vậy nên May 10 sẽ càng ý thức hơn trong việc duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như xây dựng thương hiệu đã có từ nhiều năm nay và có vị trí trong ngành thời trang.

Trong năm nay chúng tôi dự định sẽ đưa ra một số sản phẩm, dịch vụ mới. Rất mong bạn sẽ tiếp tục là khách hàng quen thuộc của công ty chúng tôi.

Tuong Lam - Nữ 38 tuổi:

Xin hỏi ông Lê Xuân Nghĩa, theo ông những yếu tố nào có thể tác động đến cặp tỷ giá hối đoái VND/USD và tỷ giá VND/USD sẽ khoảng bao nhiêu trong năm 2010?

Ông Lê Xuân Nghĩa:

Yếu tố tác động trực tiếp đến cặp tỷ giá hối đoái VND/USD và lãi suất VND và lãi suất USD và mức chênh lệch giữa hai lãi suất này. Thường thì lãi suất tăng lên sẽ làm cho đồng tiền tăng giá, và ngược lại.

Năm 2009, do lãi suất VND được tài trợ từ gói kích thích kinh tế, nên chênh lệch giữa hai lãi suất này rất thấp, khiến cho VND mất giá so với USD. Trên thị trường hối đoái, đồng USD trở nên khan hiếm, tình trạng cất trữ, găm giữ ngoại tệ khá phổ biến và sức ép tăng tỷ giá rất lớn.

Sau khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá hối đoái, tăng lãi suất cơ bản và bỏ tài trợ lãi suất với tín dụng ngắn hạn thì căng thẳng ngoại tệ có giảm, nhưng vẫn còn khá lớn do lãi suất VND vẫn được tài trợ cho các khoản vay trung dài hạn và khu vực nông thôn. Bằng chứng là chênh lệch tỷ giá giữa thị trường tự do và thị trường chính thức vẫn còn rất lớn.

Ngoài ra, có thể đầu quý 2/2010, Mỹ sẽ tăng lãi suất và đồng USD sẽ tăng giá trở lại so với một số đồng tiền chủ chốt khác, kể cả Việt Nam. Đó cũng là một sức ép đối với vấn đề tỷ giá giữa VND và USD trong năm 2010.

Tôi cho rằng thanh khoản ngoại tệ và tỷ giá hối đoái vẫn là vấn đề kinh tế vĩ mô trọng yếu nhất của Việt Nam trong năm 2010 (không phải là vấn đề lạm phát). Trong năm nay, Chính phủ sẽ tập trung giải quyết vấn đề này và đương nhiêu giải quyết vấn đề tỷ giá hối đoái phải gắn liền với việc giải quyết lãi suất chênh lệch giữa hai đồng tiền.

Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải có kế hoạch tài chính hợp lý để phòng ngừa rủi ro về lãi suất hoặc rủi ro tỷ giá trong trường hợp có những điều chỉnh từ bên trong, hoặc từ bên ngoài.

Lê Bách Thắng - Nam 24 tuổi - Tư vấn tài chính:

Có một số nhận định cho rằng Việt Nam đã chạm đáy của cuộc khủng hoảng vào quý I /2009. Tuy nhiên, có một số nhận định của các chuyên gia kinh tế thì kinh tế thế giới lại tiếp tục rơi vào suy thoái vào năm 2010. Theo nhận định của các vị về ý kiến này thế nào? Và nếu Việt Nam đã chạm đáy khủng hoảng rồi thì cấu trúc ngành sau khủng hoảng có gì thay đổi so với trước đây?

Ông Trịnh Hoàng Duy:

Tôi chưa nhất trí với các nhận định kinh tế thế giới lại tiếp tục rơi vào suy thoái trong năm 2010. Nhìn chung trong năm nay nền kinh tế thế giới sẽ có sự tăng trưởng. Trong đó, sự “trỗi dậy” mạnh nhất là ở các nước châu Á. Riêng nền kinh tế Mỹ, nửa cuối năm 2010 sẽ vẫn có sự phát triển chậm hơn so với các nước khác.

Đối với Tổng công ty Vinaconex, trong 2010, một trong những nhiệm vụ quan trọng là tái cấu trúc doanh nghiệp, tập trung vào hai lĩnh vực thế mạnh của Vinaconex là: xây dựng và kinh doanh bất động sản. Chúng tôi sẽ tiếp tục thoái vốn ở những lĩnh vực không phải thế mạnh của Vinaconex như: kinh doanh thương mại, dịch vụ du lịch, đào tạo…

Doan Van - Nữ 30 tuổi - PV:

Được biết năm 2009, EVN Telecom đã chính thức kết nối vào hệ thống cáp quang biển Liên Á để tăng mạnh dung lượng truyền dữ liệu. Ông có thể cho biết mục tiêu của kế hoạch đầu tư này? Năm 2010 được nhận định các dịch vụ 3G sẽ phát triển mạnh và bùng nổ. Ông nhận định như thế nào về cơ hội và thách thức của EVN trong thị trường các dịch vụ 3G? Người tiêu dùng sẽ được chờ đợi gì từ các dịch vụ 3G của EVN Telecom?

Ông Phan Sỹ Nghĩa:

Trong năm 2009, EVN Telecom đã chính thức kết nối vào hệ thống cáp quang biển Liên Á, và được bầu chọn là một trong "Mười sự kiện viễn thông và công nghệ thông tin tiêu biểu năm 2009" ở Việt Nam.

Với dung lượng 50 Gb, kết nối đi Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản, chúng tôi dự kiến những năm tới sẽ kết nối vươn rộng trên toàn thế giới.

Tận dụng lợi thế hệ thống cáp quang biển lớn này, chúng tôi sẽ đẩy mạnh cung cấp dịch vụ Internet với tốc độ kết nối cao, cho thuê đường truyền dung lượng lớn cho các khách hàng, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài để phát triển kinh doanh.

Đặc biệt trong năm 2010, EVN Telecom sẽ cung cấp dịch vụ 3G, cho nên việc có được băng thông quốc tế dung lượng lớn sẽ là một bước đệm quan trọng, tạo đà cho EVN Telecom cung cấp cho khách hàng dịch vụ 3G với chất lượng ổn định và tốt nhất, nâng cao khả năng cạnh tranh của EVN Telecom trên thị trường viễn thông.

Hoàng Thắng - Nam 33 tuổi - Nhà đầu tư:

Xin hỏi lãnh đạo các ngân hàng thương mại. Các ngân hàng vẫn công bố lãi và hoạt động tốt, thế nhưng giá cổ phiếu trên sàn thì lại không tăng trưởng theo đà chung của thị trường, vì sao vậy?

Ông Phan Thanh Sơn:

Trước hết, ngành ngân hàng là ngành có tỷ suất lợi nhuận ít đột biến và ổn định, vì thế, trong điều kiện bình thường, giá cổ phiếu của ngành ngân hàng thuộc nhóm ít biến động.

Hơn nữa, triển vọng trong 2010 của ngành ngân hàng vẫn còn nhiều thách thức do chính sách kiềm chế lạm phát cũng như hạn chế tăng trưởng tín dụng, do đó, các ngân hàng phải nỗ lực nhiều hơn trong phát triển các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng thì mới đáp ứng kỳ vọng của thị trường cũng như của các nhà đầu tư.

Mai Thảo - Nữ 28 tuổi - Nhân viên phát triển thị trường:

Theo các doanh nghiệp, trong năm nay những rủi ro nào có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình?

Ông Trịnh Hoàng Duy:

Theo chúng tôi, những rủi ro có thể ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty là: Khả năng huy động vốn, lãi suất vay vốn có khả năng tiếp tục tăng, đồng Việt Nam tiếp tục mất giá so với USD, sự khan hiếm ngoại tệ trong thanh toán.

Minh Hieu - Nam 34 tuổi - Công chức:

Xin hỏi lãnh đạo Tổng công ty Sông Đà, ông có thể cho biết những dự án trọng điểm của Tổng công ty trong năm 2010? Đầu là những dự án bất động sản tại Hà Nội sẽ triển khai và những dự án đó hướng tới những đối tượng nào?

Ông Lê Duy Hiếu:

Năm 2010, chúng tôi sẽ tập trung huy động nhân - vật lực vào một số dự án trọng điểm như Thủy điện Sơn La, Lai Châu, Huội Quảng, Hủa Na...

Ngoài ra, mục tiêu quan trọng của chúng tôi là phát điện tổ máy 1 Thủy điện Sơn La và các tổ máy thủy điện Bản Vẽ, đảm bảo mục tiêu, tiến độ, nhiệm vụ đầu tư các dự án: Thủy điện Xê-ka-mẳn 1 và 3 (bên nước bạn Lào), thủy điện Nậm Chiến (Sơn La); khởi công và ngăn sông thủy điện Xê-ka-mẳn 1, hoàn thành phát điện các tổ máy thủy điện Hương Sơn, Sử Phán 2 và Trà Xom.

Riêng sản lượng điện của Tổng công ty Sông Đà sẽ sản xuất và tiêu thụ trên 1,6 tỷ KWh, góp phần bình ổn giá và bù đắp sự thiếu hụt điện năng, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tôi xin trả lời ý thứ hai bạn hỏi. năm nay chúng tôi sẽ thực hiện một số dự án bất độn sản tại Hà Nội như khu đô thị Nam An Khánh, Văn Khê. Cả hai dự án này đều phổ biến dành cho mọi đối tượng người dân.

Tuong Lam - Nữ 38 tuổi:

Xin hỏi ông Lê Xuân Nghĩa, tình trạng ngân hàng khan tiền dẫn tới những khó khăn trong tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp có "giảm nhiệt" trong năm 2010 này?

Ông Lê Xuân Nghĩa:

Khó khăn lớn nhất của doanh nghiệp trong năm 2010 vẫn là khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng, do nguồn vốn huy động khan hiếm hơn, tín dụng được thắt chặt hơn và lãi suất có thể cao hơn. Mà nguyên nhân thì tôi đã nói ở trên.

Người Quen - Nữ 24 tuổi - Kinh doanh:

2009 là năm các doanh nghiệp dệt may đẩy mạnh chiếm lĩnh thị trường nội địa, với May 10 thì sao, thưa Giám đốc Nguyễn Thị Thu Huyền?

Bà Nguyễn Thị Thanh Huyền:

Khi trả lời câu hỏi về cuộc vận động Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt tôi đã trả lời câu hỏi này của bạn. Tuy nhiên cũng xin nói thêm một chút, trước nay người tiêu dùng trong nước chủ yếu biết đến May 10 qua sản phẩm dành cho Nam giới. Để đẩy mạnh việc chiếm lĩnh thị trường nội địa, trong năm tới công ty sẽ cho ra mắt một số dòng sản phẩm dành cho nữ giới, như sơmi và vest.

Như vậy, sản phẩm dành cho người tiêu dùng trong nước sẽ đa dạng hơn với mong muốn được phục vụ nhiều đối tượng hơn.

Công ty cũng mở rộng kênh phân phối tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước để người tiêu dùng có thêm nhiều cơ hội sử dụng sản phẩm May 10.

Phạm Ngọc Thành - Nam 24 tuổi - Thợ máy:

Tôi muốn hỏi trong năm 2010 này ngành nào có thể phát truyển tốt nhất. Và có tiền thì nên đầu tư vào đâu là thuận lợi nhất? Kinh tế Việt Nam so với nước ngoài có gì thay đổi nhiều so với năm 2009 không? Xin cảm ơn các doanh nghiệp.

Ông Phan Thanh Sơn:

Theo quan điểm của tôi, năm 2010 là năm của các sản phẩm nông lâm thủy sản, nguyên vật liệu như sắt thép, cao su, dầu thô… do đó các ngành sản xuất và xuất khẩu liên quan đến các ngành này sẽ có nhiều cơ hội tăng trưởng tốt. Nếu tôi có tiền, tôi sẽ quan tâm đến những lĩnh vực này.