Hai mối họa lớn nhất của kinh tế Mỹ
Khủng hoảng nợ châu Âu và giá dầu được cho là hai nhân tố có thể khiến kinh tế Mỹ điêu đứng
Trong khi các nhà làm luật của Mỹ đang chật vật tiến tới một thỏa thuận để nâng trần nợ quốc gia, hai mối họa đối với nền kinh tế nước này lại gần như nằm ngoài tầm với của họ.
Một cuộc điều tra do trang tin CNNMoney thực hiện cho thấy, khủng hoảng nợ châu Âu và giá dầu mới là hai nhân tố có thể khiến kinh tế Mỹ điêu đứng.
CNNMoney đã thăm dò ý kiến của 27 chuyên gia kinh tế uy tín, bằng cách đề nghị họ chỉ ra những nguy cơ lớn nhất đối với kinh tế Mỹ hiện nay từ một danh sách các nguy cơ.
Kết quả, sự cố vỡ nợ của một quốc gia châu Âu chẳng hạn như Hy Lạp được cho là rủi ro lớn nhất mà kinh tế Mỹ hiện đương đầu. Hơn một nửa số chuyên gia được hỏi cho đây là một trong hai rủi ro hàng đầu đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới, 10 người trong số này xem đây là mối lo số 1.
“Nếu một nước châu Âu nào đó vỡ nợ, khủng hoảng tài chính sẽ lại nổ ra với quy mô lớn như hồi năm 2008 do mối quan hệ ràng buộc trong hệ thống tài chính”, ông Bill Watkins, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và dự báo kinh tế, phát biểu.
Mối lo số 2 của kinh tế Mỹ mà các chuyên gia trong cuộc điều tra chỉ ra là một cú sốc dầu lửa có khả năng bắt nguồn từ tình hình bất ổn chính trị ở Trung Đông và Bắc Phi.
Nhiều chuyên gia cho rằng, chính giá dầu tăng vọt hồi đầu năm nay là nguyên nhân chính dẫn tới sự giảm tốc tăng trưởng của kinh tế Mỹ, vì giá dầu cao làm gia tăng chi phí đối với các doanh nghiệp và buộc người tiêu dùng phải cắt giảm chi tiêu. Mặc dù đã giảm xuống trong hai tháng gần đây, giá xăng dầu vẫn tiềm ẩn rủi ro đối với nền kinh tế này.
“Nếu giá dầu duy trì trên 125 USD/thùng trong 6 tháng hoặc lâu hơn, kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái trong năm 2012”, chuyên gia kinh tế trưởng James Smith của công ty quản lý tài chính Parsec Financial Management nói.
Mới đây, Mỹ tuyên bố sẽ bán ra 30 triệu thùng dầu từ kho dự trữ dầu lửa chiến lược. Giá dầu đã giảm mạnh do thông tin này, nhưng sau đó đã tăng trở lại và đang dao động quanh 95 USD/thùng.
Đầu năm nay, kinh tế Mỹ cho thấy những tín hiệu của sự phục hồi, nhưng những số liệu kém khả quan gần đây đã khiến nhiều chuyên gia và cả Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cắt giảm dự báo tăng trưởng của nền kinh tế này trong năm nay và năm tới. Có nhiều ý kiến nhận định, kinh tế Mỹ có thể đã rơi vào trạng thái suy thoái kép.
Về vấn đề trần nợ công, các chuyên gia đều cho rằng, rủi ro vỡ nợ của Mỹ là lớn nếu Quốc hội nước này không đạt được thỏa thuận tăng trần nợ. Tuy nhiên, các chuyên gia không cho rằng, thảm họa vỡ nợ sẽ xảy ra đối với nước Mỹ. “Khả năng vỡ nợ của nước Mỹ là rất xa”, chuyên gia Kevin Giddis, người đứng đầu bộ phận trái phiếu của công ty Morgan Keegan, phát biểu.
Mặc dù vậy, vẫn có nhiều chuyên gia lo ngại về nợ công của Mỹ, trong đó có 10 chuyên gia xem đây là một trong hai rủi ro lớn nhất của kinh tế Mỹ, với 6 người trong số này coi trần nợ là mối lo số 1.
Những rủi ro khác như tăng trưởng giảm tốc ở các nền kinh tế mới nổi, cắt giảm chi tiêu cấp liên bang và tiểu bang… đều được các chuyên gia cho là không có nhiều tác động tới kinh tế Mỹ.
Một cuộc điều tra do trang tin CNNMoney thực hiện cho thấy, khủng hoảng nợ châu Âu và giá dầu mới là hai nhân tố có thể khiến kinh tế Mỹ điêu đứng.
CNNMoney đã thăm dò ý kiến của 27 chuyên gia kinh tế uy tín, bằng cách đề nghị họ chỉ ra những nguy cơ lớn nhất đối với kinh tế Mỹ hiện nay từ một danh sách các nguy cơ.
Kết quả, sự cố vỡ nợ của một quốc gia châu Âu chẳng hạn như Hy Lạp được cho là rủi ro lớn nhất mà kinh tế Mỹ hiện đương đầu. Hơn một nửa số chuyên gia được hỏi cho đây là một trong hai rủi ro hàng đầu đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới, 10 người trong số này xem đây là mối lo số 1.
“Nếu một nước châu Âu nào đó vỡ nợ, khủng hoảng tài chính sẽ lại nổ ra với quy mô lớn như hồi năm 2008 do mối quan hệ ràng buộc trong hệ thống tài chính”, ông Bill Watkins, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và dự báo kinh tế, phát biểu.
Mối lo số 2 của kinh tế Mỹ mà các chuyên gia trong cuộc điều tra chỉ ra là một cú sốc dầu lửa có khả năng bắt nguồn từ tình hình bất ổn chính trị ở Trung Đông và Bắc Phi.
Nhiều chuyên gia cho rằng, chính giá dầu tăng vọt hồi đầu năm nay là nguyên nhân chính dẫn tới sự giảm tốc tăng trưởng của kinh tế Mỹ, vì giá dầu cao làm gia tăng chi phí đối với các doanh nghiệp và buộc người tiêu dùng phải cắt giảm chi tiêu. Mặc dù đã giảm xuống trong hai tháng gần đây, giá xăng dầu vẫn tiềm ẩn rủi ro đối với nền kinh tế này.
“Nếu giá dầu duy trì trên 125 USD/thùng trong 6 tháng hoặc lâu hơn, kinh tế Mỹ sẽ rơi vào suy thoái trong năm 2012”, chuyên gia kinh tế trưởng James Smith của công ty quản lý tài chính Parsec Financial Management nói.
Mới đây, Mỹ tuyên bố sẽ bán ra 30 triệu thùng dầu từ kho dự trữ dầu lửa chiến lược. Giá dầu đã giảm mạnh do thông tin này, nhưng sau đó đã tăng trở lại và đang dao động quanh 95 USD/thùng.
Đầu năm nay, kinh tế Mỹ cho thấy những tín hiệu của sự phục hồi, nhưng những số liệu kém khả quan gần đây đã khiến nhiều chuyên gia và cả Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) cắt giảm dự báo tăng trưởng của nền kinh tế này trong năm nay và năm tới. Có nhiều ý kiến nhận định, kinh tế Mỹ có thể đã rơi vào trạng thái suy thoái kép.
Về vấn đề trần nợ công, các chuyên gia đều cho rằng, rủi ro vỡ nợ của Mỹ là lớn nếu Quốc hội nước này không đạt được thỏa thuận tăng trần nợ. Tuy nhiên, các chuyên gia không cho rằng, thảm họa vỡ nợ sẽ xảy ra đối với nước Mỹ. “Khả năng vỡ nợ của nước Mỹ là rất xa”, chuyên gia Kevin Giddis, người đứng đầu bộ phận trái phiếu của công ty Morgan Keegan, phát biểu.
Mặc dù vậy, vẫn có nhiều chuyên gia lo ngại về nợ công của Mỹ, trong đó có 10 chuyên gia xem đây là một trong hai rủi ro lớn nhất của kinh tế Mỹ, với 6 người trong số này coi trần nợ là mối lo số 1.
Những rủi ro khác như tăng trưởng giảm tốc ở các nền kinh tế mới nổi, cắt giảm chi tiêu cấp liên bang và tiểu bang… đều được các chuyên gia cho là không có nhiều tác động tới kinh tế Mỹ.