Hai nhà băng lớn nhất nước Anh bị buộc bán tháo tài sản
RBS và Lloyds phải bán lại hàng trăm chi nhánh và được bơm thêm một lượng vốn khổng lồ từ ngân khố của Chính phủ Anh
Hai ngân hàng lớn nhất của Anh là Royal Bank of Scotland (RBS) và Lloyds Banking Group sẽ phải bán lại hàng trăm chi nhánh để tuân thủ phán quyết mà Ủy ban Châu Âu (EC) vừa công bố.
Đây được xem là một tin gây chấn động trong ngành tài chính ở đảo quốc sương mù.
Ngoài ra, Chính phủ Anh cũng vừa quyết định bơm một số vốn khổng lồ mới vào RBS và Lloyds nhằm đảm bảo sự tồn tại cho hai nhà băng này.
Quyết định công bố ngày 3/11 của EC yêu cầu RBS phải bán lại 318 chi nhánh, còn Lloyds phải bán lại 600 chi nhánh trong vòng 4 năm tới. Cùng với việc tuân thủ quyết định bán lại chi nhánh của EC, RBS và Lloyds cũng chấp nhận yêu cầu của Chính phủ Anh là không được trả thưởng cho nhân viên có lương từ 39.000 Bảng trở lên trong năm 2009.
Phán quyết này được đưa ra nhằm đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh trong hệ thống ngân hàng của Anh, sau khi việc RBS và Lloyds được Chính phủ Anh giải cứu trong lần khủng hoảng này đã làm dấy lên những lo ngại cho rằng, ưu thế sẽ thuộc về những nhà băng có cổ phần của Chính phủ.
Tuần trước, ngân hàng bị quốc hữu hóa Northern Rock của Anh cũng đã phải tuân thủ phán quyết yêu cầu tách làm đôi của EC.
Ước tính, số chi nhánh bị yêu cầu bán lại tại RBS chiếm 14% trong hệ thống ngân hàng bán lẻ của nhà băng này. Theo RBS, việc bán tài sản sẽ làm thị phần của tập đoàn này trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ của Anh giảm mất 2%.
Trong khi đó, số chi nhánh mà Lloyds phải bán lại chiếm tới 4,6% thị phần ngân hàng bán lẻ tại Anh. Theo Lloyds, số chi nhánh này chiếm tới 30 tỷ Bảng tiền gửi của khách hàng, 70 tỷ Bảng vốn vay, và lợi nhuận 1,4 tỷ Bảng của tập đoàn này trong năm 2008.
Ở một diễn biến khác trong ngày 3/11, RBS và Lloyds sẽ được bơm thêm tổng số tiền 31,3 tỷ Bảng (tương đương 51 tỷ USD) từ ngân khố của Chính phủ Anh.
Trong đó, số tiền được bơm vào RBS lần này sẽ là 25,5 tỷ Bảng, nâng tổng số tiền mà các nhà chức trách Anh đã tung ra để cứu RBS trong lần khủng hoảng này là 45,5 tỷ Bảng, đưa vụ giải cứu ngân hàng này trở thành vụ giải cứu ngân hàng tốn kém nhất từng có trên thế giới.
Số tiền 5,8 tỷ Bảng còn lại trong đợt bơm vốn này sẽ dành cho Lloyds. Năm ngoái, RBS và Lloyds đã được Chính phủ Anh bơm cho tổng số tiền 37 tỷ Bảng để tránh sự sụp đổ.
Với việc bơm vốn này, cổ phần của Chính phủ Anh trong RBS sẽ được nâng lên mức 84%. Mức cổ phần của Chính phủ Anh trong Lloyds - ngân hàng cho vay thế chấp nhà lớn nhất tại Anh - sẽ là 43,5%.
Ngoài ra, RBS còn tham gia vào chương trình bảo lãnh tài sản của Chính phủ Anh, theo đó 282 tỷ Bảng tài sản của Ngân hàng này sẽ được bảo đảm bởi tiền thuế của dân.
Chương trình bảo lãnh sẽ giúp ngân hàng tham gia được Chính phủ Anh chia sẻ thua lỗ phát sinh từ các tài sản được bảo lãnh, nhưng trong trường hợp các tài sản này sinh lợi, Chính phủ cũng được hưởng mức lợi nhuận theo thỏa thuận.
Để được tham gia chương trình này, RBS phải trả cho Chính phủ Anh 700 triệu Bảng mỗi năm, và phải trả 2,5 tỷ Bảng nếu muốn rút khỏi chương trình hoặc khi chương trình kết thúc.
Trong khi đó, thay vì tham gia vào chương trình bảo lãnh tài sản của Chính phủ, Lloyds quyết định sẽ huy động số vốn lên tới 21 tỷ Bảng thông qua phát hành chứng quyền và hoán đổi nợ.
(Theo BBC, Bloomberg)
Đây được xem là một tin gây chấn động trong ngành tài chính ở đảo quốc sương mù.
Ngoài ra, Chính phủ Anh cũng vừa quyết định bơm một số vốn khổng lồ mới vào RBS và Lloyds nhằm đảm bảo sự tồn tại cho hai nhà băng này.
Quyết định công bố ngày 3/11 của EC yêu cầu RBS phải bán lại 318 chi nhánh, còn Lloyds phải bán lại 600 chi nhánh trong vòng 4 năm tới. Cùng với việc tuân thủ quyết định bán lại chi nhánh của EC, RBS và Lloyds cũng chấp nhận yêu cầu của Chính phủ Anh là không được trả thưởng cho nhân viên có lương từ 39.000 Bảng trở lên trong năm 2009.
Phán quyết này được đưa ra nhằm đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh trong hệ thống ngân hàng của Anh, sau khi việc RBS và Lloyds được Chính phủ Anh giải cứu trong lần khủng hoảng này đã làm dấy lên những lo ngại cho rằng, ưu thế sẽ thuộc về những nhà băng có cổ phần của Chính phủ.
Tuần trước, ngân hàng bị quốc hữu hóa Northern Rock của Anh cũng đã phải tuân thủ phán quyết yêu cầu tách làm đôi của EC.
Ước tính, số chi nhánh bị yêu cầu bán lại tại RBS chiếm 14% trong hệ thống ngân hàng bán lẻ của nhà băng này. Theo RBS, việc bán tài sản sẽ làm thị phần của tập đoàn này trong lĩnh vực ngân hàng bán lẻ của Anh giảm mất 2%.
Trong khi đó, số chi nhánh mà Lloyds phải bán lại chiếm tới 4,6% thị phần ngân hàng bán lẻ tại Anh. Theo Lloyds, số chi nhánh này chiếm tới 30 tỷ Bảng tiền gửi của khách hàng, 70 tỷ Bảng vốn vay, và lợi nhuận 1,4 tỷ Bảng của tập đoàn này trong năm 2008.
Ở một diễn biến khác trong ngày 3/11, RBS và Lloyds sẽ được bơm thêm tổng số tiền 31,3 tỷ Bảng (tương đương 51 tỷ USD) từ ngân khố của Chính phủ Anh.
Trong đó, số tiền được bơm vào RBS lần này sẽ là 25,5 tỷ Bảng, nâng tổng số tiền mà các nhà chức trách Anh đã tung ra để cứu RBS trong lần khủng hoảng này là 45,5 tỷ Bảng, đưa vụ giải cứu ngân hàng này trở thành vụ giải cứu ngân hàng tốn kém nhất từng có trên thế giới.
Số tiền 5,8 tỷ Bảng còn lại trong đợt bơm vốn này sẽ dành cho Lloyds. Năm ngoái, RBS và Lloyds đã được Chính phủ Anh bơm cho tổng số tiền 37 tỷ Bảng để tránh sự sụp đổ.
Với việc bơm vốn này, cổ phần của Chính phủ Anh trong RBS sẽ được nâng lên mức 84%. Mức cổ phần của Chính phủ Anh trong Lloyds - ngân hàng cho vay thế chấp nhà lớn nhất tại Anh - sẽ là 43,5%.
Ngoài ra, RBS còn tham gia vào chương trình bảo lãnh tài sản của Chính phủ Anh, theo đó 282 tỷ Bảng tài sản của Ngân hàng này sẽ được bảo đảm bởi tiền thuế của dân.
Chương trình bảo lãnh sẽ giúp ngân hàng tham gia được Chính phủ Anh chia sẻ thua lỗ phát sinh từ các tài sản được bảo lãnh, nhưng trong trường hợp các tài sản này sinh lợi, Chính phủ cũng được hưởng mức lợi nhuận theo thỏa thuận.
Để được tham gia chương trình này, RBS phải trả cho Chính phủ Anh 700 triệu Bảng mỗi năm, và phải trả 2,5 tỷ Bảng nếu muốn rút khỏi chương trình hoặc khi chương trình kết thúc.
Trong khi đó, thay vì tham gia vào chương trình bảo lãnh tài sản của Chính phủ, Lloyds quyết định sẽ huy động số vốn lên tới 21 tỷ Bảng thông qua phát hành chứng quyền và hoán đổi nợ.
(Theo BBC, Bloomberg)