Ngân hàng quốc hữu hóa của Anh bị tách làm đôi
Sau khi bị quốc hữu hóa vào năm 2008, ngân hàng cho vay thế chấp nhà Northern Rock lại vừa bị tách làm hai bộ phận
Sau khi bị Chính phủ Anh quốc hữu hóa vào năm 2008, ngân hàng cho vay thế chấp Northern Rock lại vừa bị tách làm hai bộ phận. Đây là một nội dung của kế hoạch tái cơ cấu Northern Rock do Liên minh châu Âu (EU) phê chuẩn vào ngày 28/10.
Sự phê chuẩn của EU cho phép Chính phủ Anh tiến xa hơn trong việc tìm khách mua lại một phần hoặc toàn bộ Northern Rock, đồng thời hiện thực hóa lời hứa với người dân về việc đạt được lợi nhuận từ việc bơm vốn để giải cứu ngân hàng này khỏi sự đổ vỡ vào năm ngoái.
Quyết định nói trên của EU được đưa ra chỉ vài ngày sau khi EU yêu cầu Ngân hàng ING Groep của Hà Lan tự chia tách để đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các ngân hàng.
Ở thời điểm này, các ngân hàng tại châu Âu có nhận vốn cứu trợ từ chính phủ đang theo dõi những phán quyết này của EU với thái độ hết sức thận trọng. Hai ngân hàng lớn của Anh là Royal Bank of Scotland và Lloyds Banking Group cũng là những nhà băng được Chính phủ bơm vốn và đang chờ đợi những điều kiện mà EU đưa ra cho họ trong vài tuần tới đây.
Về phần mình, Northern Rock sẽ bị chia tách thành một ngân hàng “tốt” - bộ phận tiếp tục cho vay và cung cấp các dịch vụ tài chính truyền thống, nhưng có quy mô nhỏ hơn, và một ngân hàng “xấu” - được giao nhiệm vụ quản lý và giảm dần số tài sản độc hại của ngân hàng ban đầu. Mục tiêu của Chính phủ Anh là cuối cùng sẽ bán lại cả hai bộ phận này, hoặc tìm khách mua lại ngân hàng “tốt” và thanh lý tài sản của ngân hàng “xấu”.
“Những thay đổi quan trọng về cơ cấu, bao gồm việc chia tách Northern Rock thành hai bộ phận và giảm mạnh thị phần của ngân hàng này, sẽ cho phép Northern Rock có triển vọng dài hạn sáng hơn và hạn chế được sự bóp méo cạnh tranh”, cao ủy châu Âu về cạnh tranh Neelie Kroes tuyên bố.
Phán quyết chia tách Northern Rock mà EU đưa ra là kết quả của một cuộc điều tra kéo dài 18 tháng nhằm làm sáng tỏ liệu việc Chính phủ Anh giải cứu Northern Rock có hạn chế sự cạnh tranh trong ngành ngân hàng ở nước này hay không. Năm ngoái, Northern Rock thiếu chút nữa thì đổ vỡ do khách hàng ồ ạt đổ tới rút tiền vì lo ngại tính thanh khoản của ngân hàng này.
Thủ tướng Anh Gordon Brown muốn bán Northern Rock ở mức giá sinh lời cho khoản tiền 30 tỷ Bảng mà Chính phủ của ông đã tung ra để giải cứu ngân hàng này dưới dạng vốn bơm trực tiếp và bảo lãnh vốn vay. Những khách hàng tiềm năng cho việc mua lại Northern Rock bao gồm công ty tài chính Virgin Money và chuỗi siêu thị Tesco. Tuy nhiên, đề xuất mua Northern Rock của Virgin Money vào năm ngoái đã bị Chính phủ Anh từ chối với lý do mức giá mà họ đưa ra là không hợp lý.
Các quan chức cao cấp thuộc Bộ Tài chính và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) cách đây chưa lâu còn kêu gọi tăng mạnh số lượng các công ty cung cấp dịch vụ tài chính ở Anh.
Họ cho rằng, tình trạng thiếu tính cạnh tranh trong ngành này có thể ảnh hưởng bất lợi tới sự phục hồi kinh tế Anh, vì các công ty nhỏ và các hộ gia đình không được tiếp cận với đủ lượng vốn tín dụng cần thiết.
Cũng theo các quan chức này, sự tập trung thị phần vào một số ngân hàng chính cũng khiến cho hệ thống ngân hàng Anh kém ổn định và dễ lung lay trước những cuộc khủng hoảng có thể xảy ra trong tương lai.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích đã cảnh báo rằng, việc tách những tài sản có khả năng sinh lợi của Northern Rock ra khỏi những tài sản còn lại có thể tạo ra một lợi thế không bình đẳng cho chủ sở hữu sau này của bộ phận ngân hàng “tốt”. Trong khi đó, những ngân hàng khác vẫn phải ôm khối tài sản có tính thanh khoản kém sẽ có ít lợi thế hơn.
(Theo New York Times)
Sự phê chuẩn của EU cho phép Chính phủ Anh tiến xa hơn trong việc tìm khách mua lại một phần hoặc toàn bộ Northern Rock, đồng thời hiện thực hóa lời hứa với người dân về việc đạt được lợi nhuận từ việc bơm vốn để giải cứu ngân hàng này khỏi sự đổ vỡ vào năm ngoái.
Quyết định nói trên của EU được đưa ra chỉ vài ngày sau khi EU yêu cầu Ngân hàng ING Groep của Hà Lan tự chia tách để đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các ngân hàng.
Ở thời điểm này, các ngân hàng tại châu Âu có nhận vốn cứu trợ từ chính phủ đang theo dõi những phán quyết này của EU với thái độ hết sức thận trọng. Hai ngân hàng lớn của Anh là Royal Bank of Scotland và Lloyds Banking Group cũng là những nhà băng được Chính phủ bơm vốn và đang chờ đợi những điều kiện mà EU đưa ra cho họ trong vài tuần tới đây.
Về phần mình, Northern Rock sẽ bị chia tách thành một ngân hàng “tốt” - bộ phận tiếp tục cho vay và cung cấp các dịch vụ tài chính truyền thống, nhưng có quy mô nhỏ hơn, và một ngân hàng “xấu” - được giao nhiệm vụ quản lý và giảm dần số tài sản độc hại của ngân hàng ban đầu. Mục tiêu của Chính phủ Anh là cuối cùng sẽ bán lại cả hai bộ phận này, hoặc tìm khách mua lại ngân hàng “tốt” và thanh lý tài sản của ngân hàng “xấu”.
“Những thay đổi quan trọng về cơ cấu, bao gồm việc chia tách Northern Rock thành hai bộ phận và giảm mạnh thị phần của ngân hàng này, sẽ cho phép Northern Rock có triển vọng dài hạn sáng hơn và hạn chế được sự bóp méo cạnh tranh”, cao ủy châu Âu về cạnh tranh Neelie Kroes tuyên bố.
Phán quyết chia tách Northern Rock mà EU đưa ra là kết quả của một cuộc điều tra kéo dài 18 tháng nhằm làm sáng tỏ liệu việc Chính phủ Anh giải cứu Northern Rock có hạn chế sự cạnh tranh trong ngành ngân hàng ở nước này hay không. Năm ngoái, Northern Rock thiếu chút nữa thì đổ vỡ do khách hàng ồ ạt đổ tới rút tiền vì lo ngại tính thanh khoản của ngân hàng này.
Thủ tướng Anh Gordon Brown muốn bán Northern Rock ở mức giá sinh lời cho khoản tiền 30 tỷ Bảng mà Chính phủ của ông đã tung ra để giải cứu ngân hàng này dưới dạng vốn bơm trực tiếp và bảo lãnh vốn vay. Những khách hàng tiềm năng cho việc mua lại Northern Rock bao gồm công ty tài chính Virgin Money và chuỗi siêu thị Tesco. Tuy nhiên, đề xuất mua Northern Rock của Virgin Money vào năm ngoái đã bị Chính phủ Anh từ chối với lý do mức giá mà họ đưa ra là không hợp lý.
Các quan chức cao cấp thuộc Bộ Tài chính và Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) cách đây chưa lâu còn kêu gọi tăng mạnh số lượng các công ty cung cấp dịch vụ tài chính ở Anh.
Họ cho rằng, tình trạng thiếu tính cạnh tranh trong ngành này có thể ảnh hưởng bất lợi tới sự phục hồi kinh tế Anh, vì các công ty nhỏ và các hộ gia đình không được tiếp cận với đủ lượng vốn tín dụng cần thiết.
Cũng theo các quan chức này, sự tập trung thị phần vào một số ngân hàng chính cũng khiến cho hệ thống ngân hàng Anh kém ổn định và dễ lung lay trước những cuộc khủng hoảng có thể xảy ra trong tương lai.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích đã cảnh báo rằng, việc tách những tài sản có khả năng sinh lợi của Northern Rock ra khỏi những tài sản còn lại có thể tạo ra một lợi thế không bình đẳng cho chủ sở hữu sau này của bộ phận ngân hàng “tốt”. Trong khi đó, những ngân hàng khác vẫn phải ôm khối tài sản có tính thanh khoản kém sẽ có ít lợi thế hơn.
(Theo New York Times)