Hạn chế phạm vi áp dụng hình phạt tử hình
Định hướng lớn của Chính phủ khi sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự
Khi sửa Bộ luật Hình sự cần hạn chế phạm vi áp dụng hình phạt tử hình là một trong những nội dung được Chính phủ nhấn mạnh tại nghị quyết sau phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2014 vừa được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành.
Tại nghị quyết này, Chính phủ nhận định, Bộ luật Hình sự là một đạo luật lớn, rất quan trọng của nhà nước. Việc sửa đổi, bổ sung lần này phải hướng tới mục tiêu xây dựng một Bộ luật có chất lượng và tính khả thi cao, có tính dự báo, tạo sơ sở pháp lý sắc bén để đấu tranh hữu hiệu phòng, chống tội phạm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân,bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy phát triển nền kinh tế thị trường, bảo đảm mọi người được sống trong một môi trường xã hội an toàn, lành mạnh.
Thống nhất đề xuất của Bộ Tư pháp về những định hướng lớn xây dựng Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Chính phủ nhấn mạnh thêm một số vấn đề cơ bản.
Vấn đề đầu tiên được nhấn mạnh là khi sửa luật cần giảm khả năng áp dụng hình phạt tù, mở rộng phạm vi áp dụng các hình phạt không mang tính giam giữ, hạn chế phạm vi áp dụng hình phạt tử hình, mở rộng phạm vi áp dụng chế định loại trừ trách nhiệm hình sự.
Hoàn thiện chính sách hình sự liên quan đến người chưa thành niên cũng là vấn đề được Chính phủ nhấn mạnh. Đây cũng là nội dung nằm trong nhiều kiến nghị của cử tri gửi đến các kỳ họp Quốc hội gần đây.
Chính phủ cũng định hướng mở rộng nguồn của pháp luật hình sự một cách hợp lý theo hướng, một số tội phạm cụ thể có tính chất đặt thù cao và hình phạt với các tội phạm đó có thể được quy định trong các luật chuyên ngành để bảo đảm tính kịp thời và linh hoạt trong đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Cần thiết phải quy định trách nhiệm hình sự đối với vác pháp nhân kinh tế, trên cơ sở nghiên cứu, xác định rõ những vấn đề cụ thể có liên quan, bảo đảm phù hợp với thực tiễn Việt Nam và bảo đảm tính khả thi cũng là một trong các vấn đề được nêu rõ tại nghị quyết.
Với định hướng từ nghị quyết, Bộ luật hình sự được sửa theo hướng sẽ thực hiện phi hình sự hóa một số tội phạm được quy định trong Bộ luật hiện hành mà không còn phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế của Việt Nam. Đồng thời hình sự hóa một số hành vi vi phạm có tính nguy hiểm cao cho xã hội chưa được quy định trong Bộ luật Hình sự, nội luật hóa các quy định có tính ràng buộc của các công ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên.
Tại nghị quyết, Thủ tướng yêu cầu để bảo đảm chất lượng và tiến độ trình các dự án luật, pháp lệnh, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ phải trực tiếp chỉ đạo công tác nghiên cứu, soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh được phân công thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014, kể cả các dự án thuộc Chương trình cả nhiệm kỳ, bao gồm chương trình chính thức và chương trình chuẩn bị. Trước hết, tập trung vào các dự án luật, pháp lệnh phục vụ cho việc triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, nhất là các dự án luật về tổ chức bộ máy, bảo đảm tiến độ, chất lượng.
Tại nghị quyết này, Chính phủ nhận định, Bộ luật Hình sự là một đạo luật lớn, rất quan trọng của nhà nước. Việc sửa đổi, bổ sung lần này phải hướng tới mục tiêu xây dựng một Bộ luật có chất lượng và tính khả thi cao, có tính dự báo, tạo sơ sở pháp lý sắc bén để đấu tranh hữu hiệu phòng, chống tội phạm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân,bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy phát triển nền kinh tế thị trường, bảo đảm mọi người được sống trong một môi trường xã hội an toàn, lành mạnh.
Thống nhất đề xuất của Bộ Tư pháp về những định hướng lớn xây dựng Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Chính phủ nhấn mạnh thêm một số vấn đề cơ bản.
Vấn đề đầu tiên được nhấn mạnh là khi sửa luật cần giảm khả năng áp dụng hình phạt tù, mở rộng phạm vi áp dụng các hình phạt không mang tính giam giữ, hạn chế phạm vi áp dụng hình phạt tử hình, mở rộng phạm vi áp dụng chế định loại trừ trách nhiệm hình sự.
Hoàn thiện chính sách hình sự liên quan đến người chưa thành niên cũng là vấn đề được Chính phủ nhấn mạnh. Đây cũng là nội dung nằm trong nhiều kiến nghị của cử tri gửi đến các kỳ họp Quốc hội gần đây.
Chính phủ cũng định hướng mở rộng nguồn của pháp luật hình sự một cách hợp lý theo hướng, một số tội phạm cụ thể có tính chất đặt thù cao và hình phạt với các tội phạm đó có thể được quy định trong các luật chuyên ngành để bảo đảm tính kịp thời và linh hoạt trong đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Cần thiết phải quy định trách nhiệm hình sự đối với vác pháp nhân kinh tế, trên cơ sở nghiên cứu, xác định rõ những vấn đề cụ thể có liên quan, bảo đảm phù hợp với thực tiễn Việt Nam và bảo đảm tính khả thi cũng là một trong các vấn đề được nêu rõ tại nghị quyết.
Với định hướng từ nghị quyết, Bộ luật hình sự được sửa theo hướng sẽ thực hiện phi hình sự hóa một số tội phạm được quy định trong Bộ luật hiện hành mà không còn phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế của Việt Nam. Đồng thời hình sự hóa một số hành vi vi phạm có tính nguy hiểm cao cho xã hội chưa được quy định trong Bộ luật Hình sự, nội luật hóa các quy định có tính ràng buộc của các công ước quốc tế liên quan mà Việt Nam là thành viên.
Tại nghị quyết, Thủ tướng yêu cầu để bảo đảm chất lượng và tiến độ trình các dự án luật, pháp lệnh, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ phải trực tiếp chỉ đạo công tác nghiên cứu, soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh được phân công thuộc Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014, kể cả các dự án thuộc Chương trình cả nhiệm kỳ, bao gồm chương trình chính thức và chương trình chuẩn bị. Trước hết, tập trung vào các dự án luật, pháp lệnh phục vụ cho việc triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013, nhất là các dự án luật về tổ chức bộ máy, bảo đảm tiến độ, chất lượng.