Hàng Tết ít khả năng tăng giá đột biến?
Hiện nay nhiều mặt hàng phục vụ Tết đã bắt đầu tăng giá. Điều này khiến nhiều người lo ngại, tới đây giá cả sẽ còn “leo thang”
Hiện nay nhiều mặt hàng phục vụ Tết đã bắt đầu tăng giá. Điều này khiến nhiều người lo ngại tới đây giá cả sẽ tiếp tục “leo thang”. Tuy nhiên nhiều nhận định vẫn cho rằng hàng hóa sẽ ít có khả năng xảy ra đột biến về giá.
Nhiều mặt hàng đã và sắp tăng giá
Hiện trên thị trường Hà Nội, nhiều hàng hóa đã được áp dụng mức giá mới. Cụ thể dầu ăn Simple, Neptune tăng thêm 2.000 đồng từ 30.000 lên 32.000 đồng/lít; Cocacola, Fanta tăng từ 6.000 đồng lên 7.000 đồng/lon; bia lon Heneken từ 185.000 đồng/thùng tăng thêm 10.000 đồng/thùng; bia lon Hà Nội giá cũ 185.000 đồng/thùng, giá mới là 190.000 đồng/thùng. Bánh kẹo của các hãng như Kinh đô, Tràng An, Bibica có mức tăng phổ biến từ 5-10%.
Với Vinamik, mặc dù nhà cung cấp chỉ tăng có 6% đối với các loại sữa bột, sữa chua, sữa đặc có đường và không tăng đối với sữa nước. Nhưng trên thực tế “sữa lốc 4 hộp trước giá bán là 18.000 đồng nay là 20.000 đồng”, chủ một cửa hàng trên phố Trần Cung (Từ Liêm) cho biết.
Bà Bùi Thị Hương, Trưởng phòng Đối ngoại, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk giải thích: Giá nguyên liệu đầu vào như sữa bột gần đây đã tăng thêm khoảng 50%, lên mức 3.750 USD/tấn, so với giá cách đây khoảng 3 tháng. Cộng thêm giá USD đã tăng 6% khiến phí đầu vào của doanh nghiệp tăng mạnh. Nhưng tăng mạnh nhất gần đây vẫn là giá đường trong nước. Hiện giá đường công ty này sử dụng để sản xuất đang ở mức 18.000 đồng/kg, tăng tới 100%.
“Thực tế, các sản phẩm phải tăng giá từ 35-40% mới đủ bù đắp chi phí theo đúng mức tăng của nguyên liệu đầu vào”, bà Hương cho biết thêm.
Thời điểm này các siêu thị lớn trên địa bàn Hà Nội, Big C, Fivimart.. cũng đã nhận được khá nhiều đơn đề nghị tăng giá của các nhà cung cấp. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thái Dũng, Phó tổng giám đốc Big C, trước khi có sự thống nhất về mức giá mới, siêu thị và các nhà cung cấp sẽ phải ngồi lại với nhau để xem xét và loại trừ tất cả các yếu tố tăng giá do tâm lý.
Ông Trần Mạnh Cảnh, Phó tổng giám đốc Tổng công ty thương mại Hà Nội (Hapro) thì cho hay: Gần đây, các đơn đề nghị Hapro đã nhận được chủ yếu là tăng giá bán đối với các mặt hàng như: rau xanh, bánh kẹo, đồ uống… Đơn vị này cũng đã chấp nhận mức tăng giá ở một số mặt hàng có nguyên liệu đầu vào tăng khá mạnh trên thị trường trong nước và thế giới thời gian qua như sữa, bánh kẹo….
Không có chuyện tăng giá đột biến?
Về diễn biến giá cả trên thị trường thời gian tới, theo ông Cảnh, bắt đầu từ 1/1/2010, mức lương mới cao hơn mức lương hiện nay 80.000-180.000 đồng/tháng sẽ được áp dụng, cộng thêm nhiều yếu tố khác như nhu cầu, thời tiết.... chắc chắn sẽ tác động đến giá của nhiều loại hàng hóa. Tuy nhiên, thị trường cũng có những cách “ứng xử riêng”, nếu hàng hóa tăng giá quá mạnh, người tiêu dùng sẽ hạn chế trong chi tiêu. Khi ấy có khả năng xảy ra tình trạng cung lớn hơn cầu, nhiều loại hàng hóa sẽ buộc phải giảm giá.
Thêm nữa, giá hàng hóa thời gian tới cũng sẽ còn phụ thuộc vào cả sự dự đoán và điều hành của các cơ quan quản lý Nhà nước.
Ông Võ Văn Quyền, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cũng nhìn nhận: Vào dịp tết hàng hóa trên thị trường thường tăng do cầu tăng mạnh và nhiều hàng hóa cũng bị chi phí đẩy.
Tuy nhiên, Bộ Công Thương đã chỉ đạo sở công thương các tỉnh, thành phố Hà Nội, Tp.HCM, Cần Thơ… cũng như các tỉnh thành phố có khu công nghiệp, có phương án hỗ trợ doanh nghiệp vốn để trữ hàng, tham gia vào bình ổn giá của các mặt hàng thiết yếu trước trong và sau Tết Nguyên đán.
Ngoài ra, nhiều tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp cũng đã có kế hoạch đưa hàng về nông thôn phục vụ bà con. Những nỗ lực này sẽ góp phần đáng kể vào việc ổn định giá của nhiều mặt hàng.
Tham gia vào việc bình ổn giá lần này, “Hapro đã được vay hỗ trợ lãi suất tới trên 120 tỷ đồng để dự trữ các mặt hàng thiết yếu như: gạo, trứng, thịt, dầu ăn…”, ông Cảnh cho biết thêm.
Còn ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội thì cho rằng: Những tháng cuối năm, đặc biệt là vào dịp Tết Nguyên đán giá của nhiều loại hàng hóa sẽ có mức tăng phổ biến là 5-10%, cá biệt sẽ có mặt hàng tăng tới 20% như gà trống, chuối xanh, hải sản… nhưng sẽ không có đột biến (tăng giá từ 1,5- 2 lần) vì hiện nay giá nhiều hàng hóa đã đứng ở mức cao.
Ông Phú phân tích: Nguyên nhân chính khiến hàng hóa phải tăng giá là do thời gian qua giá USD trong nước tăng đã khiến chi phí đầu vào của các doanh nghiệp bị đẩy lên. Giá xăng dầu từ 1/4 đến nay đã tăng tới 9 lần và giảm thì rất nhẹ. Riêng trong tháng 11, giá gas đã có 3 lần điều chỉnh tăng với mức tăng tới 40.000 đồng/bình 12 kg.
Bên cạnh đó, năng suất lao động ở nước ta còn thấp hơn từ 3-32 lần so với các nước trên thế giới và trong khu vực. Thêm nữa, hệ thống phân phối cũng chưa thực sự thông suốt đã khiến người dân phải dùng hàng đắt. “Cam Hà Giang tại địa phương chỉ khoảng 3.000 đồng/kg, nhưng khi về tới Hà Nội giá bị đẩy lên trên 10.000 đồng/kg”, ông Phú đơn cử.
Ngoài ra công tác quản lý, chế tài xử phạt chưa đủ mạnh cũng đã là nguyên nhân khiến cho tình trạng đầu cơ, tự ý tăng giá bán nhiều mặt hàng vẫn diễn ra.
Vì vậy, theo ông Phú, để những tháng cuối năm và đặc biệt là dịp Tết, thị trường không có những biến động mạnh, các cơ quan chức năng cần có biện pháp thúc đẩy hoạt động thương mại giữa các địa phương, vùng miền, kiểm soát chặt chẽ đối hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại.
Nhiều mặt hàng đã và sắp tăng giá
Hiện trên thị trường Hà Nội, nhiều hàng hóa đã được áp dụng mức giá mới. Cụ thể dầu ăn Simple, Neptune tăng thêm 2.000 đồng từ 30.000 lên 32.000 đồng/lít; Cocacola, Fanta tăng từ 6.000 đồng lên 7.000 đồng/lon; bia lon Heneken từ 185.000 đồng/thùng tăng thêm 10.000 đồng/thùng; bia lon Hà Nội giá cũ 185.000 đồng/thùng, giá mới là 190.000 đồng/thùng. Bánh kẹo của các hãng như Kinh đô, Tràng An, Bibica có mức tăng phổ biến từ 5-10%.
Với Vinamik, mặc dù nhà cung cấp chỉ tăng có 6% đối với các loại sữa bột, sữa chua, sữa đặc có đường và không tăng đối với sữa nước. Nhưng trên thực tế “sữa lốc 4 hộp trước giá bán là 18.000 đồng nay là 20.000 đồng”, chủ một cửa hàng trên phố Trần Cung (Từ Liêm) cho biết.
Bà Bùi Thị Hương, Trưởng phòng Đối ngoại, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk giải thích: Giá nguyên liệu đầu vào như sữa bột gần đây đã tăng thêm khoảng 50%, lên mức 3.750 USD/tấn, so với giá cách đây khoảng 3 tháng. Cộng thêm giá USD đã tăng 6% khiến phí đầu vào của doanh nghiệp tăng mạnh. Nhưng tăng mạnh nhất gần đây vẫn là giá đường trong nước. Hiện giá đường công ty này sử dụng để sản xuất đang ở mức 18.000 đồng/kg, tăng tới 100%.
“Thực tế, các sản phẩm phải tăng giá từ 35-40% mới đủ bù đắp chi phí theo đúng mức tăng của nguyên liệu đầu vào”, bà Hương cho biết thêm.
Thời điểm này các siêu thị lớn trên địa bàn Hà Nội, Big C, Fivimart.. cũng đã nhận được khá nhiều đơn đề nghị tăng giá của các nhà cung cấp. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Thái Dũng, Phó tổng giám đốc Big C, trước khi có sự thống nhất về mức giá mới, siêu thị và các nhà cung cấp sẽ phải ngồi lại với nhau để xem xét và loại trừ tất cả các yếu tố tăng giá do tâm lý.
Ông Trần Mạnh Cảnh, Phó tổng giám đốc Tổng công ty thương mại Hà Nội (Hapro) thì cho hay: Gần đây, các đơn đề nghị Hapro đã nhận được chủ yếu là tăng giá bán đối với các mặt hàng như: rau xanh, bánh kẹo, đồ uống… Đơn vị này cũng đã chấp nhận mức tăng giá ở một số mặt hàng có nguyên liệu đầu vào tăng khá mạnh trên thị trường trong nước và thế giới thời gian qua như sữa, bánh kẹo….
Không có chuyện tăng giá đột biến?
Về diễn biến giá cả trên thị trường thời gian tới, theo ông Cảnh, bắt đầu từ 1/1/2010, mức lương mới cao hơn mức lương hiện nay 80.000-180.000 đồng/tháng sẽ được áp dụng, cộng thêm nhiều yếu tố khác như nhu cầu, thời tiết.... chắc chắn sẽ tác động đến giá của nhiều loại hàng hóa. Tuy nhiên, thị trường cũng có những cách “ứng xử riêng”, nếu hàng hóa tăng giá quá mạnh, người tiêu dùng sẽ hạn chế trong chi tiêu. Khi ấy có khả năng xảy ra tình trạng cung lớn hơn cầu, nhiều loại hàng hóa sẽ buộc phải giảm giá.
Thêm nữa, giá hàng hóa thời gian tới cũng sẽ còn phụ thuộc vào cả sự dự đoán và điều hành của các cơ quan quản lý Nhà nước.
Ông Võ Văn Quyền, Phó vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cũng nhìn nhận: Vào dịp tết hàng hóa trên thị trường thường tăng do cầu tăng mạnh và nhiều hàng hóa cũng bị chi phí đẩy.
Tuy nhiên, Bộ Công Thương đã chỉ đạo sở công thương các tỉnh, thành phố Hà Nội, Tp.HCM, Cần Thơ… cũng như các tỉnh thành phố có khu công nghiệp, có phương án hỗ trợ doanh nghiệp vốn để trữ hàng, tham gia vào bình ổn giá của các mặt hàng thiết yếu trước trong và sau Tết Nguyên đán.
Ngoài ra, nhiều tỉnh, thành phố, các doanh nghiệp cũng đã có kế hoạch đưa hàng về nông thôn phục vụ bà con. Những nỗ lực này sẽ góp phần đáng kể vào việc ổn định giá của nhiều mặt hàng.
Tham gia vào việc bình ổn giá lần này, “Hapro đã được vay hỗ trợ lãi suất tới trên 120 tỷ đồng để dự trữ các mặt hàng thiết yếu như: gạo, trứng, thịt, dầu ăn…”, ông Cảnh cho biết thêm.
Còn ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội thì cho rằng: Những tháng cuối năm, đặc biệt là vào dịp Tết Nguyên đán giá của nhiều loại hàng hóa sẽ có mức tăng phổ biến là 5-10%, cá biệt sẽ có mặt hàng tăng tới 20% như gà trống, chuối xanh, hải sản… nhưng sẽ không có đột biến (tăng giá từ 1,5- 2 lần) vì hiện nay giá nhiều hàng hóa đã đứng ở mức cao.
Ông Phú phân tích: Nguyên nhân chính khiến hàng hóa phải tăng giá là do thời gian qua giá USD trong nước tăng đã khiến chi phí đầu vào của các doanh nghiệp bị đẩy lên. Giá xăng dầu từ 1/4 đến nay đã tăng tới 9 lần và giảm thì rất nhẹ. Riêng trong tháng 11, giá gas đã có 3 lần điều chỉnh tăng với mức tăng tới 40.000 đồng/bình 12 kg.
Bên cạnh đó, năng suất lao động ở nước ta còn thấp hơn từ 3-32 lần so với các nước trên thế giới và trong khu vực. Thêm nữa, hệ thống phân phối cũng chưa thực sự thông suốt đã khiến người dân phải dùng hàng đắt. “Cam Hà Giang tại địa phương chỉ khoảng 3.000 đồng/kg, nhưng khi về tới Hà Nội giá bị đẩy lên trên 10.000 đồng/kg”, ông Phú đơn cử.
Ngoài ra công tác quản lý, chế tài xử phạt chưa đủ mạnh cũng đã là nguyên nhân khiến cho tình trạng đầu cơ, tự ý tăng giá bán nhiều mặt hàng vẫn diễn ra.
Vì vậy, theo ông Phú, để những tháng cuối năm và đặc biệt là dịp Tết, thị trường không có những biến động mạnh, các cơ quan chức năng cần có biện pháp thúc đẩy hoạt động thương mại giữa các địa phương, vùng miền, kiểm soát chặt chẽ đối hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại.