“Hậu thả nổi” giá xăng
Việc "thả nổi" giá xăng, tiếp đó là giá dầu, có thể gây ra những "tác dụng phụ" không mong muốn đối với xã hội
Bên cạnh việc tăng mạnh giá xăng dầu, có nhiều khả năng sẽ làm cho chúng ta thêm một lần không thành công trong việc kiềm chế giá tiêu dùng tăng thấp hơn tốc độ tăng GDP.
Việc “thả nổi” giá xăng và tiếp theo sẽ là giá dầu và đồng hành cùng với quyết định này là việc hỗ trợ trực tiếp cho những bộ phân dân cư “yếu thế” trong xã hội trong điều kiện hiện nay có thể để lại một số “tác dụng phụ” chủ yếu.
Trước hết, trong điều kiện phụ thuộc hầu như 100% vào nhập khẩu, tiền đề đầu tiên để giữ giá xăng dầu trong nước là giá dầu thế giới phải tương đối ổn định. Tuy nhiên, nếu quan sát giá dầu thế giới thì quả là “trời không chiều lòng người”.
Các số liệu thống kê về giá dầu thô thế giới trong vòng 49 tháng trở lại đây, tức là kể từ khi giá nguyên liệu thế giới bước vào giai đoạn sốt nóng với khởi điểm là 31,4 USD/thùng và liên tục đạt kỷ lục leo lên 90,8 USD/thùng trong tháng 1 vừa qua, chưa bao giờ giá dầu thế giới đứng yên trong vòng 3 tháng, ngoại trừ quý 2/2006.
Bỏ bù lỗ thì phải điều chỉnh liên tục
Trong điều kiện như vậy, việc duy trì giá bán lẻ xăng dầu trong nước ổn định trong khoảng 3 tháng (tính bình quân) như trong 4 năm qua (11 lần điều chỉnh tăng và 5 lần điều chỉnh giảm) chỉ có thể thực hiện được với sự hỗ trợ của Nhà nước, bằng cách bù lỗ, tăng giảm thuế nhập khẩu, lấy lãi lúc giá thế giới giảm để bù lỗ khi giá thế giới tăng.
Ngược lại, trong điều kiện “thả nổi” giá xăng dầu, việc thường xuyên điều chỉnh tăng hoặc giảm giá bán lẻ xăng dầu trong nước là điều không thể tránh khỏi.
Giả định, để tránh tình trạng điều chỉnh tăng, giảm, nếu lấy bậc thang chuẩn là 5 USD/thùng, tức là khi giá dầu thế giới vượt qua các mốc 35; 40; 45 USD/thùng để điều chỉnh tăng hoặc giảm giá bán lẻ xăng dầu trong nước, thì trong vòng 49 tháng qua, chúng ta đã phải điều chỉnh tăng 21 lần và điều chỉnh giảm 9 lần, tức là số lần buộc phải điều chỉnh sẽ tăng hầu như gấp đôi.
Không những vậy, trong điều kiện bỏ bù lỗ, nhưng khả năng dự trữ lưu thông của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có lẽ hiện chỉ dao động xung quanh mức tối thiểu là 20 ngày như điều kiện bắt buộc.
Còn dự án kho dầu dự trữ chiến lược của quốc gia thì chỉ mới đang trong quá trình khởi động, cho nên mật độ điều chỉnh tăng hoặc giảm giá xăng dầu trong nước càng phải dày đặc hơn nữa. Bởi lẽ, trong điều kiện “ăn đong” như vậy, do không được Nhà nước hỗ trợ, nếu không nhanh chóng điều chỉnh kịp so với giá thế giới, thì tình trạng “cụt vốn” là không thể tránh khỏi.
Người tiêu dùng không được hưởng lợi
Thứ hai, trong điều kiện của nước ta hiện nay, người tiêu dùng không thể được hưởng lợi thông qua cạnh tranh của các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu. Bởi lẽ, tuy số lượng đơn vị kinh doanh này không ít, nhưng quy mô và tiềm lực quá khác biệt nhau, cho nên hầu như sẽ không có cạnh tranh.
Bởi lẽ, một khi một vài “đại gia” có ưu thế để giảm giá bán lẻ và nếu giải pháp này được áp dụng, thì các doanh nghiệp còn lại sẽ bị “sập tiệm”. Còn trong trường hợp ngược lại, thì các doanh nghiệp còn lại cũng không thể mạo hiểm thực hiện, bởi sớm hay muộn thì cũng có thể bị “bóp chết” do tiềm lực quá yếu.
Nói cách khác, trong điều kiện của nước ta hiện nay, cho dù giá xăng dầu được “thả nổi”, cũng sẽ không xuất hiện sự cạnh tranh giữa các đơn vị kinh doanh, mà hầu như tất cả đều phải ngó chừng phản ứng của một vài “đại gia” trước những biến động của giá dầu thế giới. Việc tất cả các đơn vị kinh doanh xăng dầu “không ai bảo ai” đều áp dụng một mức giá y hệt nhau khi được trao quyền “quyết” giá xăng từ tháng 11/2007 đã chứng tỏ điều đó.
Trong điều kiện như vậy, việc bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng hoàn toàn tuỳ thuộc vào việc các nhà quản lý có “tuýt còi” các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu khi điều chỉnh tăng giá xăng dầu trong nước khi giá dầu thế giới tăng hay không, đặc biệt là khi giá dầu thế giới hạ nhiệt, bởi việc tự nguyện “cuốc giật trở ra” chắc chắn vẫn còn là vấn đề để ngỏ.
Hiệu quả cho người dân vùng sâu, vùng xa
Thứ ba, điểm mới trong việc xoá bù lỗ xăng dầu lần này chính là ở chỗ, thay vì bù lỗ cho “người giàu”, cho doanh nghiệp nước ngoài, Nhà nước sẽ dùng hàng nghìn tỷ đồng này để hỗ trợ trực tiếp cho “những người dân vùng sâu vùng xa” chỉ sử dụng rất ít xăng dầu, nhưng rất có thể họ vẫn là những người bị thiệt nhiều nhất.
Trong điều kiện lạm phát cao, thì nguồn thu nhập vốn đã thấp tới mức phải vay để chi cho đời sống hàng ngày của những nhóm dân cư yếu thế này càng phải tập trung nhiều hơn cho các nhu cầu tối thiểu để tồn tại, cho nên họ rất có thể bị đẩy vào tình trạng “mất nhiều hơn được”.
Một phép tính giả định: một dân cư thuộc nhóm 20% có thu nhập cao nhất là 4 triệu đồng/tháng chỉ phải dành ra 25% thu nhập cho nhu cầu ăn uống hàng ngày là 1 triệu đồng, trong khi một dân cư thuộc nhóm có thu nhập thấp nhất là 400 nghìn đồng thì phải dành tỷ lệ ngược lại cho nhu cầu tương tự (75%), nhưng cũng chỉ là 300 nghìn đồng.
Trong đó, đối với dân cư thuộc nhóm giàu, giả định là lương thực, thực phẩm chiếm 40% trong “rổ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng” (400 nghìn đồng), nhưng do giá trong 14 tháng qua tăng phi mã 31%, cho nên phải tăng chi thêm 124 nghìn đồng để duy trì cuộc sống bình thường.
Ngược lại, đối với dân cư thuộc nhóm nghèo, tuy phải tập trung 60% chi tiêu cho nhu cầu này, nhưng cũng chỉ là 180 nghìn đồng, cho nên chỉ phải tăng chi thêm 55 nghìn đồng.
Không những vậy, trong khi dân cư thuộc nhóm giàu phải tăng chi thêm 30 nghìn đồng cho xăng dầu, cho nên tổng chi tăng thêm lên tới 154 nghìn đồng, tức là nhóm này bị thiệt “kép”. Ngược lại, đối với nhóm nghèo, giả định là họ không sử dụng xăng dầu, lại được trực tiếp hỗ trợ 2 lít dầu/tháng, tương ứng với tăng thu nhập 26 nghìn đồng, cho nên khoản thực chi tăng để bảo đảm đời sống như cũ giảm xuống chỉ còn 29 nghìn đồng.
Vấn đề cốt lõi là ở chỗ, đối với nhóm giàu, khoản chi tăng thêm cao gấp 5,31 lần đó lại chỉ chiếm 3,85% thu nhập, trong khi đối với nhóm nghèo thì con số này lại là 7,25%. Đây có lẽ chính là cơ sở để người ta đưa ra kết luận tổng quát là, trong điều kiện lạm phát cao, càng những người nghèo càng khó khăn.
Nói tóm lại, nếu như việc “thả nổi” giá xăng dầu là không thể trì hoãn, thì những “tác dụng phụ” có thể phát sinh nói trên cần được nghiên cứu một cách thấu đáo để có những giải pháp ứng phó.
Việc “thả nổi” giá xăng và tiếp theo sẽ là giá dầu và đồng hành cùng với quyết định này là việc hỗ trợ trực tiếp cho những bộ phân dân cư “yếu thế” trong xã hội trong điều kiện hiện nay có thể để lại một số “tác dụng phụ” chủ yếu.
Trước hết, trong điều kiện phụ thuộc hầu như 100% vào nhập khẩu, tiền đề đầu tiên để giữ giá xăng dầu trong nước là giá dầu thế giới phải tương đối ổn định. Tuy nhiên, nếu quan sát giá dầu thế giới thì quả là “trời không chiều lòng người”.
Các số liệu thống kê về giá dầu thô thế giới trong vòng 49 tháng trở lại đây, tức là kể từ khi giá nguyên liệu thế giới bước vào giai đoạn sốt nóng với khởi điểm là 31,4 USD/thùng và liên tục đạt kỷ lục leo lên 90,8 USD/thùng trong tháng 1 vừa qua, chưa bao giờ giá dầu thế giới đứng yên trong vòng 3 tháng, ngoại trừ quý 2/2006.
Bỏ bù lỗ thì phải điều chỉnh liên tục
Trong điều kiện như vậy, việc duy trì giá bán lẻ xăng dầu trong nước ổn định trong khoảng 3 tháng (tính bình quân) như trong 4 năm qua (11 lần điều chỉnh tăng và 5 lần điều chỉnh giảm) chỉ có thể thực hiện được với sự hỗ trợ của Nhà nước, bằng cách bù lỗ, tăng giảm thuế nhập khẩu, lấy lãi lúc giá thế giới giảm để bù lỗ khi giá thế giới tăng.
Ngược lại, trong điều kiện “thả nổi” giá xăng dầu, việc thường xuyên điều chỉnh tăng hoặc giảm giá bán lẻ xăng dầu trong nước là điều không thể tránh khỏi.
Giả định, để tránh tình trạng điều chỉnh tăng, giảm, nếu lấy bậc thang chuẩn là 5 USD/thùng, tức là khi giá dầu thế giới vượt qua các mốc 35; 40; 45 USD/thùng để điều chỉnh tăng hoặc giảm giá bán lẻ xăng dầu trong nước, thì trong vòng 49 tháng qua, chúng ta đã phải điều chỉnh tăng 21 lần và điều chỉnh giảm 9 lần, tức là số lần buộc phải điều chỉnh sẽ tăng hầu như gấp đôi.
Không những vậy, trong điều kiện bỏ bù lỗ, nhưng khả năng dự trữ lưu thông của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có lẽ hiện chỉ dao động xung quanh mức tối thiểu là 20 ngày như điều kiện bắt buộc.
Còn dự án kho dầu dự trữ chiến lược của quốc gia thì chỉ mới đang trong quá trình khởi động, cho nên mật độ điều chỉnh tăng hoặc giảm giá xăng dầu trong nước càng phải dày đặc hơn nữa. Bởi lẽ, trong điều kiện “ăn đong” như vậy, do không được Nhà nước hỗ trợ, nếu không nhanh chóng điều chỉnh kịp so với giá thế giới, thì tình trạng “cụt vốn” là không thể tránh khỏi.
Người tiêu dùng không được hưởng lợi
Thứ hai, trong điều kiện của nước ta hiện nay, người tiêu dùng không thể được hưởng lợi thông qua cạnh tranh của các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng dầu. Bởi lẽ, tuy số lượng đơn vị kinh doanh này không ít, nhưng quy mô và tiềm lực quá khác biệt nhau, cho nên hầu như sẽ không có cạnh tranh.
Bởi lẽ, một khi một vài “đại gia” có ưu thế để giảm giá bán lẻ và nếu giải pháp này được áp dụng, thì các doanh nghiệp còn lại sẽ bị “sập tiệm”. Còn trong trường hợp ngược lại, thì các doanh nghiệp còn lại cũng không thể mạo hiểm thực hiện, bởi sớm hay muộn thì cũng có thể bị “bóp chết” do tiềm lực quá yếu.
Nói cách khác, trong điều kiện của nước ta hiện nay, cho dù giá xăng dầu được “thả nổi”, cũng sẽ không xuất hiện sự cạnh tranh giữa các đơn vị kinh doanh, mà hầu như tất cả đều phải ngó chừng phản ứng của một vài “đại gia” trước những biến động của giá dầu thế giới. Việc tất cả các đơn vị kinh doanh xăng dầu “không ai bảo ai” đều áp dụng một mức giá y hệt nhau khi được trao quyền “quyết” giá xăng từ tháng 11/2007 đã chứng tỏ điều đó.
Trong điều kiện như vậy, việc bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng hoàn toàn tuỳ thuộc vào việc các nhà quản lý có “tuýt còi” các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu khi điều chỉnh tăng giá xăng dầu trong nước khi giá dầu thế giới tăng hay không, đặc biệt là khi giá dầu thế giới hạ nhiệt, bởi việc tự nguyện “cuốc giật trở ra” chắc chắn vẫn còn là vấn đề để ngỏ.
Hiệu quả cho người dân vùng sâu, vùng xa
Thứ ba, điểm mới trong việc xoá bù lỗ xăng dầu lần này chính là ở chỗ, thay vì bù lỗ cho “người giàu”, cho doanh nghiệp nước ngoài, Nhà nước sẽ dùng hàng nghìn tỷ đồng này để hỗ trợ trực tiếp cho “những người dân vùng sâu vùng xa” chỉ sử dụng rất ít xăng dầu, nhưng rất có thể họ vẫn là những người bị thiệt nhiều nhất.
Trong điều kiện lạm phát cao, thì nguồn thu nhập vốn đã thấp tới mức phải vay để chi cho đời sống hàng ngày của những nhóm dân cư yếu thế này càng phải tập trung nhiều hơn cho các nhu cầu tối thiểu để tồn tại, cho nên họ rất có thể bị đẩy vào tình trạng “mất nhiều hơn được”.
Một phép tính giả định: một dân cư thuộc nhóm 20% có thu nhập cao nhất là 4 triệu đồng/tháng chỉ phải dành ra 25% thu nhập cho nhu cầu ăn uống hàng ngày là 1 triệu đồng, trong khi một dân cư thuộc nhóm có thu nhập thấp nhất là 400 nghìn đồng thì phải dành tỷ lệ ngược lại cho nhu cầu tương tự (75%), nhưng cũng chỉ là 300 nghìn đồng.
Trong đó, đối với dân cư thuộc nhóm giàu, giả định là lương thực, thực phẩm chiếm 40% trong “rổ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng” (400 nghìn đồng), nhưng do giá trong 14 tháng qua tăng phi mã 31%, cho nên phải tăng chi thêm 124 nghìn đồng để duy trì cuộc sống bình thường.
Ngược lại, đối với dân cư thuộc nhóm nghèo, tuy phải tập trung 60% chi tiêu cho nhu cầu này, nhưng cũng chỉ là 180 nghìn đồng, cho nên chỉ phải tăng chi thêm 55 nghìn đồng.
Không những vậy, trong khi dân cư thuộc nhóm giàu phải tăng chi thêm 30 nghìn đồng cho xăng dầu, cho nên tổng chi tăng thêm lên tới 154 nghìn đồng, tức là nhóm này bị thiệt “kép”. Ngược lại, đối với nhóm nghèo, giả định là họ không sử dụng xăng dầu, lại được trực tiếp hỗ trợ 2 lít dầu/tháng, tương ứng với tăng thu nhập 26 nghìn đồng, cho nên khoản thực chi tăng để bảo đảm đời sống như cũ giảm xuống chỉ còn 29 nghìn đồng.
Vấn đề cốt lõi là ở chỗ, đối với nhóm giàu, khoản chi tăng thêm cao gấp 5,31 lần đó lại chỉ chiếm 3,85% thu nhập, trong khi đối với nhóm nghèo thì con số này lại là 7,25%. Đây có lẽ chính là cơ sở để người ta đưa ra kết luận tổng quát là, trong điều kiện lạm phát cao, càng những người nghèo càng khó khăn.
Nói tóm lại, nếu như việc “thả nổi” giá xăng dầu là không thể trì hoãn, thì những “tác dụng phụ” có thể phát sinh nói trên cần được nghiên cứu một cách thấu đáo để có những giải pháp ứng phó.