Hiệp định VJEPA sẽ thúc đẩy vốn Nhật vào Việt Nam
“Tôi kỳ vọng Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) sẽ là cơ hội thúc đẩy mạnh mẽ hơn đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam”
Trước thềm chuyến thăm của Nhà vua Nhật Bản tới Việt Nam, ông Atsusuke Kawada - Trưởng đại diện Văn phòng Jetro Hà Nội, chia sẻ với VnEconomy về xu hướng đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp Nhật vào Việt Nam.
Ông có đánh giá như thế nào về môi trường đầu tư của Việt Nam trong thời gian qua?
Chúng tôi nhận thấy rằng môi trường đầu tư của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể so với những năm trước và có mức độ cải thiện rõ rệt hơn so với một số quốc gia khác trong khu vực.
Các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính phức tạp, hệ thống luật pháp đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, sự cải thiện này mới đứng ở mức trung bình và còn khá nhiều rủi ro khác trong môi trường đầu tư.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng phấn đấu hết năm nay, việc cải cách thủ tục hành chính phải ngang bằng với 4 nước top đầu ASEAN về mặt thời gian xử lý thủ tục. Tôi nghĩ rằng đó là những mục tiêu mà Chính phủ phải cố gắng trong thời gian tới.
Mặc dù Việt Nam đang đứng ở mức giữa nhưng rõ ràng vẫn có hơn 40% doanh nghiệp Nhật Bản nói rằng thủ tục vẫn rất phức tạp và phiền phức và chi phí không chính thức tăng cao. Tôi nghĩ đây là nhưng yếu tố mà bản thân Việt Nam phải nỗ lực hơn.
Theo khảo sát có hơn 60% các doanh nghiệp Nhật Bản có xu hướng đầu tư mở rộng tại Việt Nam, theo ông xu hướng này sẽ thành hiện thực?
Theo khảo sát của chúng tôi, cứ 3 doanh nghiệp thì có 2 doanh nghiệp muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Đây là tỷ lệ khá cao so với nhiều quốc gia khác trong khu vực. Lý do mà họ muốn mở rộng đầu tư là bởi họ nhìn thấy nhiều tiềm năng tăng trưởng của thị trường, và khả năng họ có thể tăng doanh thu.
Trong 3 năm vừa qua, tỷ lệ mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp giảm nhưng năm nay tỷ lệ này đã tăng. Điều này cho thấy sự lạc quan về môi trường đầu tư tại Việt Nam của các doanh nghiệp.
Hiện nay có khoảng hơn 2.000 doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam. Hầu như là quy mô vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp đang có xu hướng chuyển sang lĩnh vực phi chế tạo. Lý do bởi vì do những cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp này đã có sự cải thiện đáng kể.
Lý do thứ hai là các doanh nghiệp lớn đầu tư chủ yếu là xuất khẩu. Tuy nhiên gần đây nhiều doanh nghiệp tập đoàn lớn đã chú trọng hơn tới thị trường nội địa. Chẳng hạn công ty sản xuất điều hòa Daikin đã quyết định đầu tư vào Việt Nam với quy mô lớn và hướng vào thị trường nội địa.
Tôi nghĩ rằng, trong thời gian tới, những đầu tư mới có quy mô lớn hơn sẽ hướng vào thị trường nội địa của Việt Nam bởi thu nhập của người dân tăng lên khiến cho thị trường nội địa có sức hút hơn.
Đây địa là xu hướng trong thời gian tới và các nhân tôi hy vọng sẽ có những dự án đầu tư lớn hơn hướng vào thị trường nội địa của Việt Nam.
Các doanh nghiệp Nhật đánh giá thế nào về công cuộc cải cách về chính sách về thuế, thủ tục hải quan của Việt Nam trong thời gian qua?
Chính sách thuế và thủ tục hải quan còn phức tạp là một trong những trở ngại để áp dụng các hiệp định tự do thương mại với Việt Nam. Tuy nhiên gần đây, cơ chế cải thiện thủ tục hành chính thuế đã tăng hơn 15% điểm và tôi nghĩ rằng đây là dấu hiệu cho thấy các doanh nghiệp đã ghi nhận những dấu hiệu tích cực từ việc cải thiện này.
Về thủ tục hải quan, gần đây có nhiều sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản với hệ thống thông quan điện tử VNACCS/VCIS. Hệ thống này nhằm mục đích đơn giản hóa các quy trình thủ tục cũng như là giúp cho các giao dịch được minh bạch và công khai, tránh các hành vi gian lận, ví dụ như các chi phí không chính thức.
Vậy các nhà đầu tư và doanh nghiệp Nhật Bản kỳ vọng gì từ việc đẩy mạnh hội nhập kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA)?
Rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đang tận dụng VJEPA như là một lợi thế để đầu tư vào Việt Nam bởi những ưu đãi về thuế trong hoạt động xuất nhập khẩu. Phía Nhật Bản đã tổ chức các cuộc triển lãm về linh kiện, nằm trong khuôn khổ của VJEPA.
Hay như một cơ chế nữa cũng nằm trong khuôn khổ VJEPA đó là luân chuyển lao động, thực tập sinh, tu nghiệp sinh và y tá, hộ lý. Đó là những hoạt động nằm trong khuôn khổ VJEPA, tôi kì vọng rằng trong thời gian tới VJEPA sẽ là cơ hội thúc đẩy mạnh mẽ hơn đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam.
Ông dự báo gì về xu hướng đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam của một số doanh nghiệp Nhật Bản?
Chính phủ Việt Nam cũng có nhiều định hướng để đẩy mạnh lĩnh vực nông nghiệp. JETRO nhận được nhiều đề nghị xin tư vấn. Nhiều doanh nghiệp muốn trồng dâu tây tại Việt Nam, dù vậy số dự án đầu tư nông nghiệp tại Việt Nam chưa nhiều. Hiện nay tập trung chủ yếu ở Đà Lạt, Lâm Đồng, Mộc Châu…
Số doanh nghiệp đến xin tư vấn thì rất nhiều nhưng để triển khai được dự án và xin được giấy phép đầu tư thì không có nhiều. Nông nghiệp sẽ là lĩnh vưc trọng tâm mà JETRO sẽ tích cực hỗ trợ trong thời gian tới.
Ông có đánh giá như thế nào về môi trường đầu tư của Việt Nam trong thời gian qua?
Chúng tôi nhận thấy rằng môi trường đầu tư của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể so với những năm trước và có mức độ cải thiện rõ rệt hơn so với một số quốc gia khác trong khu vực.
Các vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính phức tạp, hệ thống luật pháp đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, sự cải thiện này mới đứng ở mức trung bình và còn khá nhiều rủi ro khác trong môi trường đầu tư.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói rằng phấn đấu hết năm nay, việc cải cách thủ tục hành chính phải ngang bằng với 4 nước top đầu ASEAN về mặt thời gian xử lý thủ tục. Tôi nghĩ rằng đó là những mục tiêu mà Chính phủ phải cố gắng trong thời gian tới.
Mặc dù Việt Nam đang đứng ở mức giữa nhưng rõ ràng vẫn có hơn 40% doanh nghiệp Nhật Bản nói rằng thủ tục vẫn rất phức tạp và phiền phức và chi phí không chính thức tăng cao. Tôi nghĩ đây là nhưng yếu tố mà bản thân Việt Nam phải nỗ lực hơn.
Theo khảo sát có hơn 60% các doanh nghiệp Nhật Bản có xu hướng đầu tư mở rộng tại Việt Nam, theo ông xu hướng này sẽ thành hiện thực?
Theo khảo sát của chúng tôi, cứ 3 doanh nghiệp thì có 2 doanh nghiệp muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Đây là tỷ lệ khá cao so với nhiều quốc gia khác trong khu vực. Lý do mà họ muốn mở rộng đầu tư là bởi họ nhìn thấy nhiều tiềm năng tăng trưởng của thị trường, và khả năng họ có thể tăng doanh thu.
Trong 3 năm vừa qua, tỷ lệ mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp giảm nhưng năm nay tỷ lệ này đã tăng. Điều này cho thấy sự lạc quan về môi trường đầu tư tại Việt Nam của các doanh nghiệp.
Hiện nay có khoảng hơn 2.000 doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam. Hầu như là quy mô vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp đang có xu hướng chuyển sang lĩnh vực phi chế tạo. Lý do bởi vì do những cơ chế hỗ trợ cho doanh nghiệp này đã có sự cải thiện đáng kể.
Lý do thứ hai là các doanh nghiệp lớn đầu tư chủ yếu là xuất khẩu. Tuy nhiên gần đây nhiều doanh nghiệp tập đoàn lớn đã chú trọng hơn tới thị trường nội địa. Chẳng hạn công ty sản xuất điều hòa Daikin đã quyết định đầu tư vào Việt Nam với quy mô lớn và hướng vào thị trường nội địa.
Tôi nghĩ rằng, trong thời gian tới, những đầu tư mới có quy mô lớn hơn sẽ hướng vào thị trường nội địa của Việt Nam bởi thu nhập của người dân tăng lên khiến cho thị trường nội địa có sức hút hơn.
Đây địa là xu hướng trong thời gian tới và các nhân tôi hy vọng sẽ có những dự án đầu tư lớn hơn hướng vào thị trường nội địa của Việt Nam.
Các doanh nghiệp Nhật đánh giá thế nào về công cuộc cải cách về chính sách về thuế, thủ tục hải quan của Việt Nam trong thời gian qua?
Chính sách thuế và thủ tục hải quan còn phức tạp là một trong những trở ngại để áp dụng các hiệp định tự do thương mại với Việt Nam. Tuy nhiên gần đây, cơ chế cải thiện thủ tục hành chính thuế đã tăng hơn 15% điểm và tôi nghĩ rằng đây là dấu hiệu cho thấy các doanh nghiệp đã ghi nhận những dấu hiệu tích cực từ việc cải thiện này.
Về thủ tục hải quan, gần đây có nhiều sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản với hệ thống thông quan điện tử VNACCS/VCIS. Hệ thống này nhằm mục đích đơn giản hóa các quy trình thủ tục cũng như là giúp cho các giao dịch được minh bạch và công khai, tránh các hành vi gian lận, ví dụ như các chi phí không chính thức.
Vậy các nhà đầu tư và doanh nghiệp Nhật Bản kỳ vọng gì từ việc đẩy mạnh hội nhập kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA)?
Rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đang tận dụng VJEPA như là một lợi thế để đầu tư vào Việt Nam bởi những ưu đãi về thuế trong hoạt động xuất nhập khẩu. Phía Nhật Bản đã tổ chức các cuộc triển lãm về linh kiện, nằm trong khuôn khổ của VJEPA.
Hay như một cơ chế nữa cũng nằm trong khuôn khổ VJEPA đó là luân chuyển lao động, thực tập sinh, tu nghiệp sinh và y tá, hộ lý. Đó là những hoạt động nằm trong khuôn khổ VJEPA, tôi kì vọng rằng trong thời gian tới VJEPA sẽ là cơ hội thúc đẩy mạnh mẽ hơn đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam.
Ông dự báo gì về xu hướng đầu tư vào nông nghiệp Việt Nam của một số doanh nghiệp Nhật Bản?
Chính phủ Việt Nam cũng có nhiều định hướng để đẩy mạnh lĩnh vực nông nghiệp. JETRO nhận được nhiều đề nghị xin tư vấn. Nhiều doanh nghiệp muốn trồng dâu tây tại Việt Nam, dù vậy số dự án đầu tư nông nghiệp tại Việt Nam chưa nhiều. Hiện nay tập trung chủ yếu ở Đà Lạt, Lâm Đồng, Mộc Châu…
Số doanh nghiệp đến xin tư vấn thì rất nhiều nhưng để triển khai được dự án và xin được giấy phép đầu tư thì không có nhiều. Nông nghiệp sẽ là lĩnh vưc trọng tâm mà JETRO sẽ tích cực hỗ trợ trong thời gian tới.