Hoang mang vì quảng cáo mì ăn liền
Quảng cáo mì ăn liền của công ty Masan “đánh” vào tâm lý quan tâm tới an toàn vệ sinh thực phẩm
“Đánh” vào tâm lý quan tâm tới an toàn vệ sinh thực phẩm của người tiêu dùng, trong một quảng cáo trên truyền hình mới đây, công ty Masan đưa ra thông tin chỉ có sản phẩm mì ăn liền sau khi ngâm nước có màu vàng nhạt mới là sản phẩm đảm bảo an toàn, còn nếu có màu vàng sậm thì đó là sản phẩm chứa phẩm màu độc hại E102 (còn gọi là màu tổng hợp Tartranzine 102).
Mì ăn liền là loại thực phẩm rất phổ biến trong nước, nên cách truyền thông này đã khiến không ít người tiêu dùng hoang mang. Một số người còn chuyển hẳn sang dùng các sản phẩm mì của nước ngoài với giá cao hơn đáng kể.
Nhưng điều đáng nói là trong các sản phẩm mì ăn liền khác, đang lưu hành trên thị trường của Masan như mì Omachi vẫn chứa chất mà bản thân họ cho là độc hại.
Masan cũng đã bị công ty Acecook Việt Nam khiếu nại lên Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) vì đưa thông tin gây nhầm lẫn, khiến lượng tiêu thụ của công ty này bị sụt giảm.
Acecook Việt Nam lập luận rằng mì có màu sậm còn do quá trình tẩm ướp gia vị, thời gian, nhiệt độ chiên... chứ không phải do sử dụng phẩm màu.
Theo bà Nguyễn Thị Quỳnh Chi, Chủ tịch Câu lạc bộ Người tiêu dùng nữ Hà Nội, để xảy ra điều này một phần còn do “lỗi” của cơ quan truyền thông đã không kiểm chứng thông tin. Đây là sự không “trong sáng” của thông tin đại chúng. Nhiều người tiêu dùng vẫn khá tin tưởng vào quảng cáo nên có thể doanh nghiệp đã lợi dụng điều đó để "dìm" đối thủ cạnh tranh.
Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cùng chung quan điểm khi cho rằng có tới 30 - 40% quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay đang “có vấn đề” và không được kiểm chứng một cách kỹ lưỡng.
Bản thân giấy chứng nhận mà các doanh nghiệp khi muốn quảng cáo phải “trình” cũng “cần xem xét”. Do đó, cơ quan truyền thông cũng phải rất thận trọng trong việc đăng tải các thông tin.
“Về phía cơ quan quản lý nhà nước, một phần vì trách nhiệm không cao, phần cũng là vì “lực bất tòng tâm”, thiếu, yếu cả về con người và trang thiết bị nên không thể có những thông tin kịp thời tới người tiêu dùng nhằm ngăn chặn được những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường”, ông Phú nhìn nhận.
Gần đây nhất, vào ngày 6/7, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) mới chính thức khẳng định phẩm màu E102 đã được Ủy ban hỗn hợp về phụ gia thực phẩm Quốc tế FAO/WHO (gọi tắt là JECFA) cũng như Ủy ban Khoa học Châu Âu nghiên cứu từ nhiều năm trước. Trên cơ sở các bằng chứng khoa học và thực nghiệm, các cơ quan này đều thống nhất quy định mức ăn vào hàng ngày chấp nhận được là từ 0 - 7,5mg/kg thể trọng/ngày.
Ở Việt Nam việc sử dụng phẩm màu E102 đã quy định có tính pháp lý (Quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT). Vì vậy, Cục này cho rằng, nếu phẩm màu trên được sử dụng đúng hàm lượng theo quy định thì vẫn bảo đảm an toàn.
Trao đổi với VnEconomy chiều 8/7, ông Bạch Văn Mừng, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cũng chỉ trả lời chung chung, hiện cơ quan này vẫn đang tiến hành theo các quy định của pháp luật về quản lý cạnh tranh để xem xét vụ việc và chưa đưa ra kết luận cuối cùng.
Mì ăn liền là loại thực phẩm rất phổ biến trong nước, nên cách truyền thông này đã khiến không ít người tiêu dùng hoang mang. Một số người còn chuyển hẳn sang dùng các sản phẩm mì của nước ngoài với giá cao hơn đáng kể.
Nhưng điều đáng nói là trong các sản phẩm mì ăn liền khác, đang lưu hành trên thị trường của Masan như mì Omachi vẫn chứa chất mà bản thân họ cho là độc hại.
Masan cũng đã bị công ty Acecook Việt Nam khiếu nại lên Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) vì đưa thông tin gây nhầm lẫn, khiến lượng tiêu thụ của công ty này bị sụt giảm.
Acecook Việt Nam lập luận rằng mì có màu sậm còn do quá trình tẩm ướp gia vị, thời gian, nhiệt độ chiên... chứ không phải do sử dụng phẩm màu.
Theo bà Nguyễn Thị Quỳnh Chi, Chủ tịch Câu lạc bộ Người tiêu dùng nữ Hà Nội, để xảy ra điều này một phần còn do “lỗi” của cơ quan truyền thông đã không kiểm chứng thông tin. Đây là sự không “trong sáng” của thông tin đại chúng. Nhiều người tiêu dùng vẫn khá tin tưởng vào quảng cáo nên có thể doanh nghiệp đã lợi dụng điều đó để "dìm" đối thủ cạnh tranh.
Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội cùng chung quan điểm khi cho rằng có tới 30 - 40% quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay đang “có vấn đề” và không được kiểm chứng một cách kỹ lưỡng.
Bản thân giấy chứng nhận mà các doanh nghiệp khi muốn quảng cáo phải “trình” cũng “cần xem xét”. Do đó, cơ quan truyền thông cũng phải rất thận trọng trong việc đăng tải các thông tin.
“Về phía cơ quan quản lý nhà nước, một phần vì trách nhiệm không cao, phần cũng là vì “lực bất tòng tâm”, thiếu, yếu cả về con người và trang thiết bị nên không thể có những thông tin kịp thời tới người tiêu dùng nhằm ngăn chặn được những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường”, ông Phú nhìn nhận.
Gần đây nhất, vào ngày 6/7, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) mới chính thức khẳng định phẩm màu E102 đã được Ủy ban hỗn hợp về phụ gia thực phẩm Quốc tế FAO/WHO (gọi tắt là JECFA) cũng như Ủy ban Khoa học Châu Âu nghiên cứu từ nhiều năm trước. Trên cơ sở các bằng chứng khoa học và thực nghiệm, các cơ quan này đều thống nhất quy định mức ăn vào hàng ngày chấp nhận được là từ 0 - 7,5mg/kg thể trọng/ngày.
Ở Việt Nam việc sử dụng phẩm màu E102 đã quy định có tính pháp lý (Quyết định số 3742/2001/QĐ-BYT). Vì vậy, Cục này cho rằng, nếu phẩm màu trên được sử dụng đúng hàm lượng theo quy định thì vẫn bảo đảm an toàn.
Trao đổi với VnEconomy chiều 8/7, ông Bạch Văn Mừng, Cục trưởng Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) cũng chỉ trả lời chung chung, hiện cơ quan này vẫn đang tiến hành theo các quy định của pháp luật về quản lý cạnh tranh để xem xét vụ việc và chưa đưa ra kết luận cuối cùng.