Hỏi chuyện người không chỉ “hạ cánh” mới cần “an toàn”
Kể từ ngày 1/3 tới đây, ông Đặng Hùng Võ, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ về hưu
Kể từ ngày 1/3 tới đây, ông Đặng Hùng Võ, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ về hưu.
Trước giờ G, báo giới đã có buổi trò chuyện với người mà cánh báo chí thường gọi một cách thân mật là “Thứ trưởng dị tướng”.
Không thích để lại công nợ cho ai
Thấy báo chí đăng là ông đã về hưu, nhưng có vẻ đến hôm nay ông vẫn còn rất bận. Vậy chính thức thì bao giờ ông sẽ nghỉ?
Theo quyết định là từ 1/3. Thấy báo đăng tin tôi nghỉ hưu, nhiều người dân nhắn nhủ tôi ráng giúp họ việc, vì sợ rồi sau này không được kết quả.
Tôi sẽ cố gắng đến ngày 28/2 sẽ hoàn thành tất cả những gì mình đang xử lý. Có những việc về hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, triển khai pháp luật; có những việc đưa công nghệ mới vào ngành và tất nhiên là cả giải quyết những kiến nghị của dân.
Lượng công việc nghe ông kể sơ qua đã thấy nhiều, liệu có làm được hết?
Tôi tin là đến lúc rời khỏi căn phòng này (khoát tay chỉ), thì mọi việc sẽ được xử lý xong. Nếu ngày không đủ thì làm đêm, mà cần nữa thì ngày Tết ngồi làm, năm ngoái mùng 4 Tết tôi cũng đã ngồi làm rồi.
Tôi là người không mấy khi để lại công nợ cho ai, kể cả tiền cũng không mấy khi nợ, và nếu có phải nợ thì cố sớm nhất trả (cười). Tôi không thích làm dở dang kiểu bàn giao lại đoạn cuối công việc cho người kế nhiệm.
Bộ trưởng Mai Ái Trực cũng nói với tôi: “Ông cố gắng làm hết việc đi, để người mới đến còn có thời gian làm quen”. Không chỉ những việc đang làm đâu mà cả những việc chưa làm, hễ những gì thuộc phần tôi thì phải giải quyết cho xong trước khi về.
Ai sẽ là người kế nhiệm ngồi vào chiếc ghế của ông?
Tôi không biết là ai và cũng không quan tâm điều này, chắc rằng lãnh đạo cấp trên sẽ có sự lựa chọn chính xác.
Tôi và anh Trực đã “lợi dụng” được báo chí để khỏi mất tiền nhà nước
Trong suốt quá trình làm việc của mình, đến giờ ông có tiếc về một công việc nào đó đã từng qua tay ông giải quyết, ví dụ như đáng lẽ làm cố thì sẽ tốt hơn?
Từ khi tôi bắt đầu làm việc ở cương vị quản lý nhà nước đến nay đã 12 năm (8 năm làm Phó tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính, 4 năm làm Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, phụ trách về đất đai và đo đạc bản đồ - P.V), nhưng chưa áy náy điều gì cả, tôi cho rằng xử lý như thế là trọn vẹn. Nếu có thiếu là thiếu thời gian, không có từ “giá như”.
Tôi làm công nghệ thông tin từ năm 1972, từ ngày nhóm đầu tiên về công nghệ thông tin gồm các anh Nguyễn Lãm, Hồ Quỳnh… từ khi Việt Nam chỉ có một cái máy to đùng bằng 3 cái phòng làm việc đựng toàn bóng điện tử đặt ở Uỷ ban Khoa học - Kỹ thuật Nhà nước. Trình độ công nghệ thông tin chuyên ngành của tôi cũng tạm xếp vào loại cao.
Có một kỷ niệm, cách đây chừng 3 năm, các tay hacker Việt Nam có tổ chức một đại hội lấy tên là “Đại hội hacker thiện chí”, và tôi trở thành người được ban tổ chức đại hội này mời tham dự.
Vậy ông có thể xếp thứ tự những việc đã làm “ngon lành” trong cái “xử lý trọn vẹn” của mình?
Được thôi. Đóng góp đầu tiên và lớn nhất là vào hệ thống pháp luật về đất đai mới: Tổng kết 10 năm thi hành Luật Đất đai, tham gia chuẩn bị nghị quyết Trung ương 7, xây dựng Luật Đất đai 2003, ngoài ra là hệ thống các nghị định.
Tiếp theo là tổ chức triển khai thi hành pháp luật trong tuyên truyền phổ biến. Hiện nay dân biết nhiều đến pháp luật về đất đai cũng là nhờ một phần chúng tôi “lợi dụng được báo chí”. Tôi và anh Trực thống nhất với nhau ở một điểm “tiếp xúc tốt với báo chí thì chúng ta có thêm một kênh thông tin tuyên truyền mà không phải sử dụng đến ngân sách nhà nước”.
Anh Trực phân công: đường lối lớn thì anh làm, còn chi tiết thì tôi làm. Nên dù rằng anh Trực xuất hiện trên báo chí cũng nhiều nhưng… chưa nhiều bằng tôi.
Mảng nữa là quy hoạch sử dụng đất, vốn là một trong những mảng gặp khó khăn trước đây, vừa rồi năm 2005 đã trình được quy hoạch đến 2010 của cả nước. Rồi về quản lý biên giới và địa giới: Phân giới cắm mốc biên giới Việt - Lào, Việt - Trung và hiện nay là phân giới cắm mốc biên giới Việt Nam - Campuchia. Rồi hoạch định biên giới biển với Thái Lan, Malaysia, Indonesia… tất cả tôi đều có tham gia.
Những phần mềm về hoạch định biên giới của Việt Nam dùng là thuật toán của tôi viết. Qua những phần mềm này mà ta phát hiện ra một số nước định dùng kỹ thuật tính toán của họ để lấn biên giới của ta. Nhưng khi ta dùng phần mềm tính lại thì họ phải chấp nhận ngay.
Tiếp nữa là đổi mới toàn bộ công nghệ về thu nhận dữ liệu về mặt đất (đây là mảng Thứ trưởng Đặng Hùng Võ được phong anh hùng lao động - PV). Tôi đã làm mảng này trong 11 năm từ 1989-2000, đã đặt được ra cho Việt Nam một hệ toạ độ rất hiện đại mang tên VN2000
Cuối cùng là hoạch định địa giới giữa các tỉnh thành trong cả nước. Việc này do Bộ Nội vụ chủ trì, bắt đầu từ trước, sau này tôi về Bộ Tài nguyên và Môi trường thì mới bắt tay vào. Hiện nay cả nước còn 17 điểm đang tranh chấp ở dạng không tỉnh nào chịu tỉnh nào, bên nào cũng có lý do và đều thích phần tranh chấp thuộc về mình, quyết định cấp này cấp kia đều không ăn thua.
Lần này Bộ Nội vụ cũng rất quyết tâm. Hiện nay Thủ tướng quyết được 1 điểm, giữa Bình Thuận và Bà Rịa-Vũng Tàu. Tiếp tục, tôi đã ký quyết định trình sang Bộ Nội vụ về điểm tranh chấp giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình.
“Sếp” và vợ, con
Trong suốt quá trình ngồi ghế lãnh đạo cấp cao, ai là người khiến ông ấn tượng nhất và vì cái gì?
Có lẽ chính là anh Trực. Sự thực là đã đến lúc tôi cũng không cần nịnh nữa (cười), nhưng đúng là tôi có ấn tượng khá tốt về anh. Là một anh lãnh đạo địa phương lên (ông Mai Ái Trực nguyên là Bí thư tỉnh Bình Định - PV) nhưng bắt nhịp vào chính sách vĩ mô rất tốt.
Ấn tượng tiếp theo là thay đổi mạnh trong tư duy quản lý: anh Trực luôn muốn đổi mới cách tiếp cận của hệ thống hành chính quốc gia. Chuyển từ tính quyền lực, bảo vệ quyền lực của những người có cương vị sang phục vụ dân. Thành thực chuyện này “nói dễ mà làm khó”, bởi từ chỗ đang như ông tướng muốn quyết gì thì quyết giờ xác định phải trở thành người phục vụ. Nhiều vị quản lý là rất khó chịu với tư duy này.
Ấn tượng về anh Trực còn bởi một sự đồng cảm giữa tôi và anh: đầu tiên anh Trực được đào tạo về toán, nhưng khi ra dạy học ở nơi thiếu giáo viên văn thì anh chuyển sang dạy môn này. Tôi thì thiên về toán nhiều hơn nhưng dù sao 2 người cũng có một cái gốc chung.
Khi về hưu, cuộc sống gia đình ông sẽ có thay đổi gì?
Tôi và vợ có công việc khá độc lập, thu nhập cũng độc lập (vợ ông Đặng Hùng Võ là giám đốc của một doanh nghiệp trực thuộc Bộ, đang thực hiện cổ phần hoá - PV). Tôi cho rằng cách sống này cũng sẽ không thay đổi từ khi tôi về hưu.
Tôi có 2 con: con trai làm cho một doanh nghiệp tư nhân về công nghệ thông tin, tôi đánh giá anh chàng này có tư duy tốt nhưng hơi lười. Cô con gái thì cùng với gia đình ở Úc, vừa sinh cháu cho tôi cách đây vài ngày.
Ông có giúp đỡ nhiều cho con cái trong công việc?
Có, tôi giúp cho con cái về tư duy. Còn nếu gọi là can thiệp vào làm việc này, không được làm việc kia thì tôi chỉ can thiệp việc... phi pháp thì không được làm thế thôi. Tính tôi không can thiệp vào nội tâm của riêng mỗi người.
Nghỉ Thứ trưởng thì đi... dạy địa chính
Ông có sợ khi về hưu thì nhàn rỗi quá không, trong khi vợ vẫn đương chức bận bịu?
Tôi về hưu nhưng lại làm việc khác, chứ có phải về ngồi nhà đâu. Dự định xa hơn nữa thì phải tính thêm, nhưng trước mắt tôi đang là Chủ nhiệm bộ môn Địa chính của Đại học Khoa học tự nhiên, có thể thời gian tới thì ngồi ở đó nhiều hơn.
Năm 2007 cũng là năm tôi sẽ dành thời gian để hoàn thành 2 cuốn sách: Phương pháp toán học của địa tin học và Đất đai Việt Nam. Cuốn này viết chung với một giáo sư của Úc và sẽ xuất bản bằng tiếng Anh.
Ngoài ra đến nay cũng có một số trường đại học nước ngoài và một số trường dân lập của Tp.HCM đánh tiếng mời dạy. Cụ thể là Liên hợp quốc hiện nay có một trường đại học quốc tế, trong đó chỉ có 2 khoa: quản lý đất đai và môi trường. Trường này có 2 trụ sở: một đặt tại Hà Lan, một đặt tại Nhật. Tôi đang xem xét khả năng mở một phân hiệu tại Việt Nam.
Một câu hỏi cuối, ông đã cầm quyết định nghỉ hưu rồi, vậy đã là “hạ cánh an toàn” chưa?
Tôi thì lấy khẩu hiệu “lúc bay cũng an toàn”, chứ không đợi phải “hạ cánh” (cười). Trước, tôi đã nói rất nhiều lần, kể cả với nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, hay anh Bùi Xuân Sơn (Tổng cục Địa chính) rằng nếu các vị ký quyết định bảo một tiếng sau tôi rời khỏi phòng làm việc, tôi sẽ rời ngay lập tức mà không chuẩn bị bất cứ thứ gì.
Anh Trực đã làm việc với Thủ tướng nhằm kéo dài tối thiểu thời gian công tác của tôi thêm 2 năm mà theo anh là “để có lợi cho ngành nhiều hơn”. Tuy nhiên Thủ tướng đề nghị cần tuân theo quy định chung, rồi tìm người thay. Tức là Thủ tướng cương quyết thực hiện chính sách về cán bộ nhà nước đặt ra.
Anh Trực sau khi trao đổi với Thủ tướng thì bảo tôi: “Hay về làm cố vấn Bộ trưởng?” Tôi trả lời thẳng thắn: “Nếu Nhà nước cần thì tôi tiếp tục công việc, chứ tôi không làm cố vấn cho ai cả”.
Trước giờ G, báo giới đã có buổi trò chuyện với người mà cánh báo chí thường gọi một cách thân mật là “Thứ trưởng dị tướng”.
Không thích để lại công nợ cho ai
Thấy báo chí đăng là ông đã về hưu, nhưng có vẻ đến hôm nay ông vẫn còn rất bận. Vậy chính thức thì bao giờ ông sẽ nghỉ?
Theo quyết định là từ 1/3. Thấy báo đăng tin tôi nghỉ hưu, nhiều người dân nhắn nhủ tôi ráng giúp họ việc, vì sợ rồi sau này không được kết quả.
Tôi sẽ cố gắng đến ngày 28/2 sẽ hoàn thành tất cả những gì mình đang xử lý. Có những việc về hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, triển khai pháp luật; có những việc đưa công nghệ mới vào ngành và tất nhiên là cả giải quyết những kiến nghị của dân.
Lượng công việc nghe ông kể sơ qua đã thấy nhiều, liệu có làm được hết?
Tôi tin là đến lúc rời khỏi căn phòng này (khoát tay chỉ), thì mọi việc sẽ được xử lý xong. Nếu ngày không đủ thì làm đêm, mà cần nữa thì ngày Tết ngồi làm, năm ngoái mùng 4 Tết tôi cũng đã ngồi làm rồi.
Tôi là người không mấy khi để lại công nợ cho ai, kể cả tiền cũng không mấy khi nợ, và nếu có phải nợ thì cố sớm nhất trả (cười). Tôi không thích làm dở dang kiểu bàn giao lại đoạn cuối công việc cho người kế nhiệm.
Bộ trưởng Mai Ái Trực cũng nói với tôi: “Ông cố gắng làm hết việc đi, để người mới đến còn có thời gian làm quen”. Không chỉ những việc đang làm đâu mà cả những việc chưa làm, hễ những gì thuộc phần tôi thì phải giải quyết cho xong trước khi về.
Ai sẽ là người kế nhiệm ngồi vào chiếc ghế của ông?
Tôi không biết là ai và cũng không quan tâm điều này, chắc rằng lãnh đạo cấp trên sẽ có sự lựa chọn chính xác.
Tôi và anh Trực đã “lợi dụng” được báo chí để khỏi mất tiền nhà nước
Trong suốt quá trình làm việc của mình, đến giờ ông có tiếc về một công việc nào đó đã từng qua tay ông giải quyết, ví dụ như đáng lẽ làm cố thì sẽ tốt hơn?
Từ khi tôi bắt đầu làm việc ở cương vị quản lý nhà nước đến nay đã 12 năm (8 năm làm Phó tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính, 4 năm làm Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, phụ trách về đất đai và đo đạc bản đồ - P.V), nhưng chưa áy náy điều gì cả, tôi cho rằng xử lý như thế là trọn vẹn. Nếu có thiếu là thiếu thời gian, không có từ “giá như”.
Tôi làm công nghệ thông tin từ năm 1972, từ ngày nhóm đầu tiên về công nghệ thông tin gồm các anh Nguyễn Lãm, Hồ Quỳnh… từ khi Việt Nam chỉ có một cái máy to đùng bằng 3 cái phòng làm việc đựng toàn bóng điện tử đặt ở Uỷ ban Khoa học - Kỹ thuật Nhà nước. Trình độ công nghệ thông tin chuyên ngành của tôi cũng tạm xếp vào loại cao.
Có một kỷ niệm, cách đây chừng 3 năm, các tay hacker Việt Nam có tổ chức một đại hội lấy tên là “Đại hội hacker thiện chí”, và tôi trở thành người được ban tổ chức đại hội này mời tham dự.
Vậy ông có thể xếp thứ tự những việc đã làm “ngon lành” trong cái “xử lý trọn vẹn” của mình?
Được thôi. Đóng góp đầu tiên và lớn nhất là vào hệ thống pháp luật về đất đai mới: Tổng kết 10 năm thi hành Luật Đất đai, tham gia chuẩn bị nghị quyết Trung ương 7, xây dựng Luật Đất đai 2003, ngoài ra là hệ thống các nghị định.
Tiếp theo là tổ chức triển khai thi hành pháp luật trong tuyên truyền phổ biến. Hiện nay dân biết nhiều đến pháp luật về đất đai cũng là nhờ một phần chúng tôi “lợi dụng được báo chí”. Tôi và anh Trực thống nhất với nhau ở một điểm “tiếp xúc tốt với báo chí thì chúng ta có thêm một kênh thông tin tuyên truyền mà không phải sử dụng đến ngân sách nhà nước”.
Anh Trực phân công: đường lối lớn thì anh làm, còn chi tiết thì tôi làm. Nên dù rằng anh Trực xuất hiện trên báo chí cũng nhiều nhưng… chưa nhiều bằng tôi.
Mảng nữa là quy hoạch sử dụng đất, vốn là một trong những mảng gặp khó khăn trước đây, vừa rồi năm 2005 đã trình được quy hoạch đến 2010 của cả nước. Rồi về quản lý biên giới và địa giới: Phân giới cắm mốc biên giới Việt - Lào, Việt - Trung và hiện nay là phân giới cắm mốc biên giới Việt Nam - Campuchia. Rồi hoạch định biên giới biển với Thái Lan, Malaysia, Indonesia… tất cả tôi đều có tham gia.
Những phần mềm về hoạch định biên giới của Việt Nam dùng là thuật toán của tôi viết. Qua những phần mềm này mà ta phát hiện ra một số nước định dùng kỹ thuật tính toán của họ để lấn biên giới của ta. Nhưng khi ta dùng phần mềm tính lại thì họ phải chấp nhận ngay.
Tiếp nữa là đổi mới toàn bộ công nghệ về thu nhận dữ liệu về mặt đất (đây là mảng Thứ trưởng Đặng Hùng Võ được phong anh hùng lao động - PV). Tôi đã làm mảng này trong 11 năm từ 1989-2000, đã đặt được ra cho Việt Nam một hệ toạ độ rất hiện đại mang tên VN2000
Cuối cùng là hoạch định địa giới giữa các tỉnh thành trong cả nước. Việc này do Bộ Nội vụ chủ trì, bắt đầu từ trước, sau này tôi về Bộ Tài nguyên và Môi trường thì mới bắt tay vào. Hiện nay cả nước còn 17 điểm đang tranh chấp ở dạng không tỉnh nào chịu tỉnh nào, bên nào cũng có lý do và đều thích phần tranh chấp thuộc về mình, quyết định cấp này cấp kia đều không ăn thua.
Lần này Bộ Nội vụ cũng rất quyết tâm. Hiện nay Thủ tướng quyết được 1 điểm, giữa Bình Thuận và Bà Rịa-Vũng Tàu. Tiếp tục, tôi đã ký quyết định trình sang Bộ Nội vụ về điểm tranh chấp giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình.
“Sếp” và vợ, con
Trong suốt quá trình ngồi ghế lãnh đạo cấp cao, ai là người khiến ông ấn tượng nhất và vì cái gì?
Có lẽ chính là anh Trực. Sự thực là đã đến lúc tôi cũng không cần nịnh nữa (cười), nhưng đúng là tôi có ấn tượng khá tốt về anh. Là một anh lãnh đạo địa phương lên (ông Mai Ái Trực nguyên là Bí thư tỉnh Bình Định - PV) nhưng bắt nhịp vào chính sách vĩ mô rất tốt.
Ấn tượng tiếp theo là thay đổi mạnh trong tư duy quản lý: anh Trực luôn muốn đổi mới cách tiếp cận của hệ thống hành chính quốc gia. Chuyển từ tính quyền lực, bảo vệ quyền lực của những người có cương vị sang phục vụ dân. Thành thực chuyện này “nói dễ mà làm khó”, bởi từ chỗ đang như ông tướng muốn quyết gì thì quyết giờ xác định phải trở thành người phục vụ. Nhiều vị quản lý là rất khó chịu với tư duy này.
Ấn tượng về anh Trực còn bởi một sự đồng cảm giữa tôi và anh: đầu tiên anh Trực được đào tạo về toán, nhưng khi ra dạy học ở nơi thiếu giáo viên văn thì anh chuyển sang dạy môn này. Tôi thì thiên về toán nhiều hơn nhưng dù sao 2 người cũng có một cái gốc chung.
Khi về hưu, cuộc sống gia đình ông sẽ có thay đổi gì?
Tôi và vợ có công việc khá độc lập, thu nhập cũng độc lập (vợ ông Đặng Hùng Võ là giám đốc của một doanh nghiệp trực thuộc Bộ, đang thực hiện cổ phần hoá - PV). Tôi cho rằng cách sống này cũng sẽ không thay đổi từ khi tôi về hưu.
Tôi có 2 con: con trai làm cho một doanh nghiệp tư nhân về công nghệ thông tin, tôi đánh giá anh chàng này có tư duy tốt nhưng hơi lười. Cô con gái thì cùng với gia đình ở Úc, vừa sinh cháu cho tôi cách đây vài ngày.
Ông có giúp đỡ nhiều cho con cái trong công việc?
Có, tôi giúp cho con cái về tư duy. Còn nếu gọi là can thiệp vào làm việc này, không được làm việc kia thì tôi chỉ can thiệp việc... phi pháp thì không được làm thế thôi. Tính tôi không can thiệp vào nội tâm của riêng mỗi người.
Nghỉ Thứ trưởng thì đi... dạy địa chính
Ông có sợ khi về hưu thì nhàn rỗi quá không, trong khi vợ vẫn đương chức bận bịu?
Tôi về hưu nhưng lại làm việc khác, chứ có phải về ngồi nhà đâu. Dự định xa hơn nữa thì phải tính thêm, nhưng trước mắt tôi đang là Chủ nhiệm bộ môn Địa chính của Đại học Khoa học tự nhiên, có thể thời gian tới thì ngồi ở đó nhiều hơn.
Năm 2007 cũng là năm tôi sẽ dành thời gian để hoàn thành 2 cuốn sách: Phương pháp toán học của địa tin học và Đất đai Việt Nam. Cuốn này viết chung với một giáo sư của Úc và sẽ xuất bản bằng tiếng Anh.
Ngoài ra đến nay cũng có một số trường đại học nước ngoài và một số trường dân lập của Tp.HCM đánh tiếng mời dạy. Cụ thể là Liên hợp quốc hiện nay có một trường đại học quốc tế, trong đó chỉ có 2 khoa: quản lý đất đai và môi trường. Trường này có 2 trụ sở: một đặt tại Hà Lan, một đặt tại Nhật. Tôi đang xem xét khả năng mở một phân hiệu tại Việt Nam.
Một câu hỏi cuối, ông đã cầm quyết định nghỉ hưu rồi, vậy đã là “hạ cánh an toàn” chưa?
Tôi thì lấy khẩu hiệu “lúc bay cũng an toàn”, chứ không đợi phải “hạ cánh” (cười). Trước, tôi đã nói rất nhiều lần, kể cả với nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải, hay anh Bùi Xuân Sơn (Tổng cục Địa chính) rằng nếu các vị ký quyết định bảo một tiếng sau tôi rời khỏi phòng làm việc, tôi sẽ rời ngay lập tức mà không chuẩn bị bất cứ thứ gì.
Anh Trực đã làm việc với Thủ tướng nhằm kéo dài tối thiểu thời gian công tác của tôi thêm 2 năm mà theo anh là “để có lợi cho ngành nhiều hơn”. Tuy nhiên Thủ tướng đề nghị cần tuân theo quy định chung, rồi tìm người thay. Tức là Thủ tướng cương quyết thực hiện chính sách về cán bộ nhà nước đặt ra.
Anh Trực sau khi trao đổi với Thủ tướng thì bảo tôi: “Hay về làm cố vấn Bộ trưởng?” Tôi trả lời thẳng thắn: “Nếu Nhà nước cần thì tôi tiếp tục công việc, chứ tôi không làm cố vấn cho ai cả”.