Hội có tính chất đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định
Nội dung chính của nghị định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2010
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2010, thay thế Nghị định 88/2003/NĐ-CP.
Về điều kiện thành lập hội, ngoài các điều kiện về mục đích hoạt động, điều lệ, trụ sở như quy định cũ thì nghị định mới đã quy định cụ thể hơn điều kiện về số lượng công dân, tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội.
Hội có phạm vi hoạt động cả nước phải có ít nhất 100 công dân
Theo đó, hội có phạm vi hoạt động trong cả nước hoặc liên tỉnh phải có ít nhất 100 công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện có đơn đăng ký tham gia thành lập hội. Hội hoạt động trong phạm vi tỉnh thì số lượng quy định là 50, còn phạm vi xã là 10.
Đối với hiệp hội của các tổ chức kinh tế có hội viên là đại diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất 11 đại diện pháp nhân ở nhiều tỉnh; hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất 5 đại diện pháp nhân trong tỉnh cùng ngành nghề hoặc cùng lĩnh vực hoạt động có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hiệp hội.
Phân thẩm quyền cho phép thành lập hội
Muốn thành lập hội, những người sáng lập phải lập ban vận động thành lập hội. Một điểm mới nữa của bghị định này là đã quy định cụ thể số lượng thành viên trong ban vận động thành lập hội; quy định cụ thể cơ quan có thẩm quyền, thời hạn xem xét, công nhận ban vận động thành lập hội.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, đổi tên và phê duyệt điều lệ hội là Bộ trưởng Bộ Nội vụ (đối với hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh) và chủ tịch UBND cấp tỉnh (đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh).
Ngoài ra, nghị định cũng bổ sung quy định, chủ tịch UBND cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế ở địa phương, ủy quyền để chủ tịch UBND cấp huyện cho phép thành lập, chia, tách... đối với hội có phạm vi hoạt động trong xã.
Thêm quyền và nghĩa vụ cho hội
Tại Điều 19 Nghị định nêu rõ cơ cấu tổ chức của hội gồm: Đại hội, Ban lãnh đạo, Ban kiểm tra và các tổ chức khác do điều lệ hội quy định.
Về các quyền của hội tại Điều 23, ngoài các quyền như tuyên truyền mục đích của hội; phổ biến, huấn luyện kiến thức cho hội viên; tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật... nghị định còn bổ sung thêm quyền tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu và giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước; cung cấp dịch vụ công về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của hội, tổ chức dạy nghề, truyền nghề theo quy định của pháp luật; được tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật và được cấp chứng chỉ hành nghề khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, quyền thành lập pháp nhân thuộc hội cũng đã được quy định rõ tại Điều này.
Các nghĩa vụ của hội về cơ bản vẫn như quy định cũ; ngoài ra, có bổ sung thêm một nghĩa vụ là xây dựng và ban hành quy tắc đạo đức trong hoạt động của hội.
Các hội có tính chất đặc thù
Đặc biệt, nghị định đã có một chương mới quy định áp dụng đối với các hội có tính chất đặc thù.
Hội có tính chất đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định. Các hội này có quyền tham gia với các bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng các cơ chế, chính sách liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực hoạt động của hội; tham gia thực hiện một số hoạt động quản lý nhà nước, dịch vụ công thuộc lĩnh vực hoạt động của hội...
Hội phải tập hợp các chuyên gia đầu ngành, các chuyên gia giỏi ở các hội thành viên và các tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao, thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội.
Các hội có tính chất đặc thù được cấp kinh phí hoạt động theo số biên chế được giao; bảo đảm kinh phí để thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao và hỗ trợ cơ sở vật chất và phương tiện hoạt động.
* Hội được quy định trong nghị định này được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Nghị định này không áp dụng với: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các tổ chức giáo hội.
Phương Mai (Chinhphu.vn)
Về điều kiện thành lập hội, ngoài các điều kiện về mục đích hoạt động, điều lệ, trụ sở như quy định cũ thì nghị định mới đã quy định cụ thể hơn điều kiện về số lượng công dân, tổ chức Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội.
Hội có phạm vi hoạt động cả nước phải có ít nhất 100 công dân
Theo đó, hội có phạm vi hoạt động trong cả nước hoặc liên tỉnh phải có ít nhất 100 công dân, tổ chức ở nhiều tỉnh có đủ điều kiện, tự nguyện có đơn đăng ký tham gia thành lập hội. Hội hoạt động trong phạm vi tỉnh thì số lượng quy định là 50, còn phạm vi xã là 10.
Đối với hiệp hội của các tổ chức kinh tế có hội viên là đại diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, có phạm vi hoạt động cả nước có ít nhất 11 đại diện pháp nhân ở nhiều tỉnh; hiệp hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh có ít nhất 5 đại diện pháp nhân trong tỉnh cùng ngành nghề hoặc cùng lĩnh vực hoạt động có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hiệp hội.
Phân thẩm quyền cho phép thành lập hội
Muốn thành lập hội, những người sáng lập phải lập ban vận động thành lập hội. Một điểm mới nữa của bghị định này là đã quy định cụ thể số lượng thành viên trong ban vận động thành lập hội; quy định cụ thể cơ quan có thẩm quyền, thời hạn xem xét, công nhận ban vận động thành lập hội.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, đổi tên và phê duyệt điều lệ hội là Bộ trưởng Bộ Nội vụ (đối với hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh) và chủ tịch UBND cấp tỉnh (đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh).
Ngoài ra, nghị định cũng bổ sung quy định, chủ tịch UBND cấp tỉnh căn cứ tình hình thực tế ở địa phương, ủy quyền để chủ tịch UBND cấp huyện cho phép thành lập, chia, tách... đối với hội có phạm vi hoạt động trong xã.
Thêm quyền và nghĩa vụ cho hội
Tại Điều 19 Nghị định nêu rõ cơ cấu tổ chức của hội gồm: Đại hội, Ban lãnh đạo, Ban kiểm tra và các tổ chức khác do điều lệ hội quy định.
Về các quyền của hội tại Điều 23, ngoài các quyền như tuyên truyền mục đích của hội; phổ biến, huấn luyện kiến thức cho hội viên; tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật... nghị định còn bổ sung thêm quyền tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu và giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước; cung cấp dịch vụ công về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của hội, tổ chức dạy nghề, truyền nghề theo quy định của pháp luật; được tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật và được cấp chứng chỉ hành nghề khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, quyền thành lập pháp nhân thuộc hội cũng đã được quy định rõ tại Điều này.
Các nghĩa vụ của hội về cơ bản vẫn như quy định cũ; ngoài ra, có bổ sung thêm một nghĩa vụ là xây dựng và ban hành quy tắc đạo đức trong hoạt động của hội.
Các hội có tính chất đặc thù
Đặc biệt, nghị định đã có một chương mới quy định áp dụng đối với các hội có tính chất đặc thù.
Hội có tính chất đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định. Các hội này có quyền tham gia với các bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng các cơ chế, chính sách liên quan trực tiếp đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực hoạt động của hội; tham gia thực hiện một số hoạt động quản lý nhà nước, dịch vụ công thuộc lĩnh vực hoạt động của hội...
Hội phải tập hợp các chuyên gia đầu ngành, các chuyên gia giỏi ở các hội thành viên và các tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao, thực hiện tư vấn, phản biện và giám định xã hội.
Các hội có tính chất đặc thù được cấp kinh phí hoạt động theo số biên chế được giao; bảo đảm kinh phí để thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao và hỗ trợ cơ sở vật chất và phương tiện hoạt động.
* Hội được quy định trong nghị định này được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Nghị định này không áp dụng với: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và các tổ chức giáo hội.
Phương Mai (Chinhphu.vn)