Hỏi - đáp với quan chức thống kê về kinh tế năm qua
“Cần nhìn đằng sau con số” là câu nói đang được nhiều vị lãnh đạo các ngành, lĩnh vực “ưa dùng” thời gian gần đây
“Cần nhìn đằng sau con số” là câu nói đang được nhiều vị lãnh đạo các ngành, lĩnh vực “ưa dùng” thời gian gần đây.
Trong một năm kinh tế khó khăn với nhiều chỉ tiêu không đạt, liên quan đến tăng trưởng giảm sút, lạm phát “bốc đầu” tăng cao, hay nhập siêu giảm nhiều, nhưng chi ngân sách tăng mạnh trong bối cảnh thắt chặt tài khóa..., ngành thống kê đã có những lý giải từ con số chi tiết.
Trong khi tăng trưởng năm nay khoảng 5,89%, CPI tăng đến 18,13%. Tương quan giữa hai con số này nên được nhìn nhận như thế nào?
Ông Đỗ Thức, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê: Tổng cục Thống kê cho rằng nền kinh tế năm nay đã đạt mục tiêu, nhưng đấy là mục tiêu điều chỉnh, còn mục tiêu ban đầu xa hơn nhiều.
Về mặt số liệu, chúng tôi thấy Nghị quyết 11 lần này kiên quyết hơn, triệt để hơn và thấy hiệu quả hơn, nhất là tình hình lần này so với các lần trước.
Năm nay chính sách thắt chặt lại, M2 tăng khoảng 10%, dư nợ tín dụng tăng trên 12% một chút. Tổng cục Thống kê cho rằng Nghị quyết 11 ra hồi tháng 2 năm nay là đúng, không có thì CPI của chúng ta không thể thực hiện được kết quả như thế này.
Xuất khẩu đóng góp rất lớn vào tăng trưởng
Tổng cục Thống kê có thể giải thích thêm các yếu tố tích lũy tài sản, tiêu dùng cuối cùng, xuất nhập khẩu đóng góp như thế nào vào con số tăng trưởng năm nay?
Ông Hà Quang Tuyến, Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản Quốc gia: Năm 2011, tăng trưởng kinh tế đạt 5,89%. Theo tính toán của chúng tôi, đóng góp của xuất khẩu là 9,62%, nhập khẩu đóng góp âm 3,74%, cho nên đóng góp của chênh lệch xuất nhập khẩu vào GDP là 5,88%.
Ngoài ra, đóng góp của tiêu dùng cuối cùng vào tăng trưởng là 3,54%, trong đó tiêu dùng cuối cùng của nhà nước đóng góp 0,51%, của dân cư là 3,03%; và đóng góp của tích lũy tài sản là âm 4,14%.
Như vậy, có thể khẳng định rằng xuất khẩu năm nay đóng góp rất lớn vào tăng trưởng kinh tế.
Với tăng trưởng GDP giảm sút, ngành công nghiệp trong năm nay ở nhiều thời điểm cũng rất khó khăn. Tổng cục Thống kê có giải thích gì về điều này?
Ông Phạm Đình Thúy, Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp: Công nghiệp Việt Nam đóng góp tới 34% vào tổng GDP và ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng của nền kinh tế đất nước.
Về mặt số liệu, chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2011 tăng 6,8%, thấp hơn 2,5 điểm phần trăm so với năm 2010 và 0,3 điểm phần trăm so với năm 2009 là năm khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng 6,8%, theo chúng tôi đánh giá trong tình hình khó khăn thế giới, nỗ lực của Chính phủ, các bộ ngành và doanh nghiệp thì không đến nỗi thấp, so với nhiều nước khu vực và nhiều nước thế giới là khá cao.
Ngành tác động lớn nhất đến tăng trưởng công nghiệp là công nghiệp chế biến. Năm 2011, ngành này tăng trưởng thấp ở mức 9,5%, trong khi năm 2010 tăng 12,3%.
Khó khăn ở ngành công nghiệp chế biến năm 2011 có các nguyên nhân chính như thị trường xuất khẩu toàn cầu giảm, sức cạnh tranh của nền kinh tế nhỏ như Việt Nam với các nước khu vực khốc liệt hơn, trong khi doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với điều kiện kỹ thuật công nghệ thấp. Cho nên, năm 2011 và các năm tiếp theo ngành này sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn.
Hơn nữa, 2011 là năm nhiều doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn về vốn, lãi suất cao dẫn đến khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng sản xuất, phá sản…
Theo dự báo năm 2012, nhiều nền kinh tế thế giới trong đó có Việt Nam sẽ tiếp tục gặp khó khăn, đặc biệt là tiêu thụ, dẫn tới công nghiệp Việt Nam còn khó khăn, rất cần hỗ trợ doanh nghiệp.
Xin hỏi, với ngành bất động sản được đánh giá là rất khó khăn trong năm nay. Thực tế con số thống kê cho thấy diễn biến về sản xuất kinh doanh của ngành này như thế nào?
Bà Hồ Thanh, Vụ trưởng Vụ Thống kê Xây dựng và Đầu tư: Thị trường bất động sản, giá trị sản xuất cũng nằm trong khối xây dựng nhà ở. Trong bối cảnh chung về xây dựng nhà ở, xây dựng dân dụng và các hoạt động xây dựng khác đều giảm thì thị trường bất động sản giảm. Cụ thể là thị trường xây dựng nhà ở chỉ còn bằng 98% so với giá so sánh 2010. Tức là, thị trường bất động sản cũng chững lại.
Ông Hà Quang Tuyến: Với ngành bất động sản, giá trị gia tăng của ngành này trong năm nay tăng 1,83%, thấp hơn mức tăng 2,62% của năm 2010 và thấp hơn cả mức 2,55% của năm 2009. Ngành này có 3 hoạt động là kinh doanh bất động sản giảm, nhưng khấu hao nhà tự có tự ở của dân cư và dịch vụ tư vấn thì tăng. Khi sử dụng số liệu cho thấy điều đó.
Tiền tệ, tài chính gây áp lực lớn đến lạm phát
Tổng cục Thống kê đã từng nhìn nhận lạm phát là biểu hiện của việc tiền nhiều hơn hàng. Xin giải thích rõ vì sao trong khi tăng tổng phương tiện thanh toán được công bố là 10%, tín dụng 12% nhưng lạm phát vẫn cao tới 18,13%?
Ông Đỗ Thức: Không có gì khó hiểu cả, bởi vì chúng ta có nói tiền của chúng ta hiện nay là bao nhiêu đâu so với tổng GDP. Tiền chúng ta tích lũy nhiều năm rồi, nhiều năm tín dụng, M2 tăng cao rồi, lượng tiền trong dân, tiền mặt, tiền gửi lớn hơn tổng GDP làm ra. Trong điều kiện ấy, giá tăng, CPI là 18,13%.
Tổng cục Thống kê dùng mô hình, những con số M2, vòng quay của tiền tệ, tăng trưởng, lạm phát, chúng tôi chỉ cần cố định 2-3 nhân tố, chỉ thay đổi M2 lên 15% thì CPI năm nay phải khoảng 25% trở lên, chứ không phải chỉ có trên 18%. Cho nên năm nay, tôi cho là thực hiện Nghị quyết triệt để hơn thời kỳ 2008.
Phải tiếp tục duy trì thắt chặt đến khi cân bằng lại được thì mới đưa lạm phát xuống được. Tiếp tục duy trì như thế này thì CPI không thể tăng cao tiếp được.
Bà Trần Thị Hằng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê: Lạm phát là việc kéo dài rất nhiều năm, do mất cân đối tiền hàng. Liên quan đến việc đó, chúng tôi cũng có nghiên cứu đánh giá các tác động đến CPI nói chung, đó là lạm phát cơ bản. Nó thể hiện rất rõ trong lạm phát cơ bản này.
Ví dụ năm 2008, khi CPI bình quân năm tăng 22,9% thì lạm phát cơ bản trừ lương thực, thực phẩm tăng 16,3%, nếu trừ thêm năng lượng thì tăng 15,4%, tức là nó chiếm gần 70% trong CPI chung. Năm 2009, CPI bình quân tăng 6,9%, lạm phát cơ bản vẫn tăng trên 9%.
Năm 2011, với CPI bình quân tăng 18,58% thì lạm phát cơ bản loại trừ lương thực, thực phẩm tăng 15,1%, loại trừ tiếp năng lượng thì tăng 14%, vẫn chiếm khoảng 70-80% của tốc độ CPI chung.
Chúng ta thấy, rõ ràng chính sách tiền tệ, tài chính đã đẩy áp lực đến CPI lớn hơn việc biến đổi giá hàng hóa. Phân tích như vậy để thấy điều hành của Chính phủ trong thời gian tới, cả chính sách tiền tệ và tài khóa phải thắt chặt mới có thể làm cho lạm phát đi vào ổn định.
Tác động của việc tăng giá điện, giá xăng dầu đến lạm phát trong năm nay như thế nào?
Ông Nguyễn Đức Thắng, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá: Giá điện trong năm qua tăng 24,29%. Với tỷ trọng điện sinh hoạt chiếm 2,46% thì điện góp làm tăng CPI 0,6%. Điện tác động tăng CPI mấy vòng, chúng tôi tính tăng giá trực tiếp đến giá sinh hoạt thôi, còn qua sản xuất chúng tôi chưa tính.
Thế còn xăng dầu năm vừa qua giá tăng 2 lần và giảm 2 lần, chúng tôi tính là giá xăng dầu tăng 30,27%. Với tỷ trọng xăng dầu hiện nay là 3,64% thì chúng tôi tính nó làm tăng CPI khoảng 1,1%.
Chỉ số giá bán người sản xuất hàng công nghiệp tăng 18,43%, thấp hơn chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất (21,27%) và chỉ số giá cước vận tải (18,52%). Tương quan này cho thấy điều gì?
Ông Nguyễn Đức Thắng: Song hành với việc giá nhập khẩu hàng hóa tính bằng ngoại tệ tăng, tỷ giá trong nước được điều chỉnh tăng (9,3% từ ngày 11/2/2011) đã làm cho giá hàng nhập khẩu bị tăng kép.
Hai nữa là hàng nguyên liệu nông lâm nghiệp cũng tăng cao tới 30,6%, cũng là tăng giá rất lớn; thực phẩm và đồ uống; than cũng tăng 27%; kim loại nhập khẩu tăng 19%; khí đốt tăng trên 27%… tất cả các nhóm này ảnh hưởng tổng chung lại chỉ số giá nguyên nhiên liệu đầu vào tăng 21,27%.
Đúng là đầu vào tăng cao hơn hàng đầu ra là vấn đề khó khăn cho doanh nghiệp trong năm 2011, sản phẩm đầu ra cũng tăng giá nhưng không kịp giá đầu vào.
Ông Đỗ Thức: Quan hệ giá đầu vào cao hơn đầu ra sản xuất, một tín hiệu báo sản xuất sẽ rất khó khăn. Nhưng có một điểm là giá đầu ra của sản xuất công nghiệp thấp hơn giá đầu vào, nhưng ngược lại giá đầu ra của sản xuất nông nghiệp cao hơn hẳn và điều đó hoàn toàn phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Nước ta là nước nông nghiệp, sản xuất nông sản nhiều nên giá đầu ra sản xuất nông nghiệp cao có lợi cho người dân Việt Nam thôi, không có gì đáng phải hoang mang cả. Nếu giá nông nghiệp ngược lại thì với 70% người dân sống ở nông thôn mới là cái đáng lo.
Xin hỏi, với cân đối vĩ mô năm tới gồm GDP khoảng 6%, và tổng phương tiện thanh toán tăng 14-16%, tín dụng tăng 15-17% thì lạm phát có giữ được mức một con số không và Tổng cục dự kiến ở mức nào?
Ông Đỗ Thức: CPI năm tới, căn cứ vào quan hệ giữa vòng quay tiền tệ, cung tiền, tăng trưởng, thì lạm phát tiềm năng tính được cho năm 2012 khoảng 10,4%. Quan sát nhiều năm lạm phát tiềm năng luôn cao hơn lạm phát thực tế 1-2%. Tính như vậy, với điều kiện khác không đổi, chúng tôi tin rằng năm tới chúng ta có thể kìm được lạm phát 1 con số.
Trước nay, giá tăng cao năm trước thì thường năm sau thấp hơn, trừ năm rồi tác động lớn của khủng hoảng, giá thế giới cao nên không nằm trong xu hướng. Điều kiện là M2 không được tăng cao. Nếu cứ cung tiền ra thì không thể giữ được.
Cắt giảm đầu tư: Tư nhân “bám đuổi” nhà nước
Theo số liệu chi ngân sách trong năm nay, tổng chi đã tăng khoảng 24% so với thực hiện năm 2010. Xin hỏi trong số liệu của Tổng cục Thống kê, việc cắt giảm đầu tư thể hiện như thế nào?
Ông Hà Quang Tuyến: Đầu tư, chúng ta biết đóng góp khoảng 60% vào tăng trưởng kinh tế, khoảng 2/3 vốn đầu tư hình thành nên giá trị sản xuất của ngành xây dựng. Vốn đầu tư 2011 có giảm, loại từ yếu tố giá còn 90,6% so với năm 2010. Cho nên, vốn giảm, giá trị ngành xây dựng giảm.
Tuy nhiên giảm vốn năm nay trong bối cảnh cắt giảm đầu tư công, điều chuyển từ công trình không hiệu quả sang có hiệu quả, đưa vào sử dụng nhanh thì có đóng góp nhất định.
Số dự án hoàn thành thêm trong năm 2011 so với năm ngoái là 1.053 dự án. Những dự án này sẽ tham gia ngay vào quá trình sản xuất. Tính chung cả năm có khoảng 4.400 dự án hoàn thành, đưa vào sử dụng.
Bà Hồ Thanh, Vụ trưởng Vụ Thống kê xây dựng và đầu tư: Về đầu tư toàn xã hội, cho đến nay, số liệu theo giá hiện hành, chúng ta đạt 105% so với cùng kỳ nhưng so với giá so sánh chỉ còn trên 90%.
Khu vực nhà nước có tổng số vốn cắt giảm khoảng 81,5 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 9% tổng đầu tư toàn xã hội, trong đó có 30 nghìn tỷ đồng nhờ điều hành của Chính phủ và 50,5 nghìn tỷ đồng là từ ngân sách nhà nước…
Khu vực FDI và ngoài nhà nước đầu tư từ hai nguồn vốn là tự có và vay, thì trong tình hình khó khăn chung, không có đầu ra để đầu tư mở rộng sản xuất. Năm 2011, tính đến nay khu vực nhà nước còn bằng khoảng 90%; khu vực ngoài nhà nước là 90,5% và FDI là 93,1% của năm ngoái, đấy là theo giá so sánh với 2010.
Xuất nhập khẩu: Biến động lớn nhất là vàng
Theo số liệu thống kê, nhập siêu năm nay giảm về mức 9,5 tỷ USD và chỉ bằng 9,9% tổng kim ngạch xuất khẩu. Với các mặt hàng cần kiểm soát nhập khẩu, thay đổi về giá trị kim ngạch trong năm nay như thế nào?
Lê Thị Minh Thủy, Vụ trưởng Vụ Thống kê thương mại và dịch vụ: Hàng cần kiểm soát có 6 nhóm thì tính chung trong năm 2011 tăng 42%, nhưng tỷ lệ có khác nhau.
Chẳng hạn rau quả tăng không đáng kể; bánh kẹo và sản phẩm chế biến từ ngũ cốc tăng ở mức 5%; phế liệu sắt thép tăng về lượng 5% và trị giá 26%; linh kiện ô tô dưới 9 chỗ ngồi thì tăng 12%; linh kiện xe máy tăng khá mạnh 34%.
Và cuối cùng, nhập khẩu vàng tăng rất mạnh và ảnh hưởng đến mức tăng của nhóm hàng cần kiểm soát, tăng tới 101,6%. Nhóm này chiếm tỷ trọng 50% các mặt hàng cần kiểm soát nên tính chung lại là tăng 42%.
Liên quan đến xuất nhập khẩu vàng, xin hỏi về lượng trong năm nay xuất khẩu và nhập khẩu bao nhiêu, kim ngạch bao nhiêu? Việt Nam có xuất giá thấp nhập giá cao như một số lo ngại trước đây không?
Lê Thị Minh Thủy: Năm nay, xuất khẩu vàng và sản phẩm từ vàng khoảng 2,1 tỷ USD và nhập khẩu khoảng 1,9 tỷ USD, tăng khá nhiều so với năm ngoái.
Về nguồn số liệu, chúng tôi không có số liệu lượng. Tuy nhiên, căn cứ vào biểu đồ giá bình quân trên thị trường thế giới, chúng tôi ước tính xuất khẩu vàng năm vừa rồi khoảng từ 35-38 tấn.
Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu vàng rơi vào các tháng 5, tháng 7 và tháng 8 còn một chút. Nhưng diễn biến giá tăng từ tháng 6, tăng cao vào tháng 8-9. Lúc giá tăng cao rồi thì xuất khẩu vàng của chúng ta chững lại, giá trong nước tăng cao và Ngân hàng Nhà nước cấp phép nhập khẩu.
Với kết quả rất lạc quan về nhập siêu trong năm nay, xin hỏi liệu tính bền vững của nhập siêu trong thời gian tới nên nhìn nhận như thế nào?
Bà Lê Thị Minh Thủy: Năm nay có đặc thù xuất khẩu tăng mạnh, nhập khẩu tăng thấp hơn nên nhập siêu thấp so với mọi năm. Điểm này có hai nguyên nhân là nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước đối với hàng tiêu dùng và nguyên, nhiên liệu sản xuất trong năm nay giảm đi, hai là do chính sách kiểm soát nhập khẩu phát huy tác dụng.
Nếu xét về bản chất, tôi cho rằng với nền sản xuất của chúng ta, hàng xuất khẩu có tỷ trọng hàng gia công còn lớn, chưa thay đổi ngay được. Những năm tới đây, nhà nước có chính sách thúc đẩy sản xuất hàng công nghiệp phụ trợ thì khi đó nếu có được sản xuất các mặt hàng này thì tỷ trọng tiêu dùng nguyên liệu nội địa tăng lên, lúc đó mới kiểm soát nhập siêu tốt.
Tôi nghĩ rằng năm nay đã có tín hiệu tốt, cùng với các biện pháp kiểm soát của Chính phủ thì nhập siêu sẽ dần được kiềm chế. Tuy nhiên, chúng ta cũng không lạc quan quá là nhập siêu sẽ tiếp tục được như năm nay, vẫn cần tiếp tục phải có cảnh báo.
Ông Đỗ Thức: Năm nay nhập siêu ở mức độ thấp kể cả số tuyệt đối, đặc biệt là so với xuất khẩu. Trong điều kiện nước ta khó khăn, không thể hy vọng cứ giảm nhập siêu so với năm trước.
Năm nay giảm như vậy, với xuất khẩu tăng thì có 2/3 là do yếu tố giá, 1/3 do lượng, trong đó về lượng thì nhiều hàng nông, lâm, thủy sản tăng nhưng nhóm hàng này bao giờ cũng có giới hạn, không thể như công nghiệp tăng 10-20% được. Nông nghiệp tăng 4-5% đã quá tốt rồi, nên không thể hy vọng tăng quá cao nếu dựa vào nông nghiệp.
Nhập siêu muốn ổn định thì phải một số năm mới rút ra được xu hướng. Còn năm nay chúng ta cho rằng nó tốt nhưng không thể khẳng định là nó sẽ tiếp tục xu hướng như năm 2011.
Xin hỏi tình hình nhập siêu dịch vụ trong năm nay như thế nào?
Bà Lê Thị Minh Thủy: Năm nay nhập siêu dịch vụ là 3 tỷ USD, nhưng cần lưu ý là xuất khẩu tính theo giá FOB, nhập khẩu tính theo giá CIF. Nhập khẩu hàng hóa năm nay nếu tính theo giá FOB con số là khoảng 94,74 tỷ USD, trong đó chi phí bảo hiểm và vận tải chiếm 7,4 tỷ USD.
Con số 7,4 tỷ USD này so với tổng nhập khẩu dịch vụ chiếm trên 60%. Như vậy, chúng ta thấy là nhập khẩu dịch vụ thì trọng số nhiều nhất là bảo hiểm và vận tải.
Điều này cũng phản ánh khả năng cạnh tranh của các hãng vận tải Việt Nam trên thị trường quốc tế. Qua điều tra thì chúng tôi thấy với 7,4 tỷ USD nhập khẩu dịch vụ của năm nay, hãng vận tải của Việt Nam khi có nhập khẩu về chỉ gánh vác được 20%, còn lại toàn bộ là các hãng vận tải nước ngoài.
Trong một năm kinh tế khó khăn với nhiều chỉ tiêu không đạt, liên quan đến tăng trưởng giảm sút, lạm phát “bốc đầu” tăng cao, hay nhập siêu giảm nhiều, nhưng chi ngân sách tăng mạnh trong bối cảnh thắt chặt tài khóa..., ngành thống kê đã có những lý giải từ con số chi tiết.
Trong khi tăng trưởng năm nay khoảng 5,89%, CPI tăng đến 18,13%. Tương quan giữa hai con số này nên được nhìn nhận như thế nào?
Ông Đỗ Thức, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê: Tổng cục Thống kê cho rằng nền kinh tế năm nay đã đạt mục tiêu, nhưng đấy là mục tiêu điều chỉnh, còn mục tiêu ban đầu xa hơn nhiều.
Về mặt số liệu, chúng tôi thấy Nghị quyết 11 lần này kiên quyết hơn, triệt để hơn và thấy hiệu quả hơn, nhất là tình hình lần này so với các lần trước.
Năm nay chính sách thắt chặt lại, M2 tăng khoảng 10%, dư nợ tín dụng tăng trên 12% một chút. Tổng cục Thống kê cho rằng Nghị quyết 11 ra hồi tháng 2 năm nay là đúng, không có thì CPI của chúng ta không thể thực hiện được kết quả như thế này.
Xuất khẩu đóng góp rất lớn vào tăng trưởng
Tổng cục Thống kê có thể giải thích thêm các yếu tố tích lũy tài sản, tiêu dùng cuối cùng, xuất nhập khẩu đóng góp như thế nào vào con số tăng trưởng năm nay?
Ông Hà Quang Tuyến, Vụ trưởng Vụ Hệ thống tài khoản Quốc gia: Năm 2011, tăng trưởng kinh tế đạt 5,89%. Theo tính toán của chúng tôi, đóng góp của xuất khẩu là 9,62%, nhập khẩu đóng góp âm 3,74%, cho nên đóng góp của chênh lệch xuất nhập khẩu vào GDP là 5,88%.
Ngoài ra, đóng góp của tiêu dùng cuối cùng vào tăng trưởng là 3,54%, trong đó tiêu dùng cuối cùng của nhà nước đóng góp 0,51%, của dân cư là 3,03%; và đóng góp của tích lũy tài sản là âm 4,14%.
Như vậy, có thể khẳng định rằng xuất khẩu năm nay đóng góp rất lớn vào tăng trưởng kinh tế.
Với tăng trưởng GDP giảm sút, ngành công nghiệp trong năm nay ở nhiều thời điểm cũng rất khó khăn. Tổng cục Thống kê có giải thích gì về điều này?
Ông Phạm Đình Thúy, Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp: Công nghiệp Việt Nam đóng góp tới 34% vào tổng GDP và ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng của nền kinh tế đất nước.
Về mặt số liệu, chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2011 tăng 6,8%, thấp hơn 2,5 điểm phần trăm so với năm 2010 và 0,3 điểm phần trăm so với năm 2009 là năm khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng 6,8%, theo chúng tôi đánh giá trong tình hình khó khăn thế giới, nỗ lực của Chính phủ, các bộ ngành và doanh nghiệp thì không đến nỗi thấp, so với nhiều nước khu vực và nhiều nước thế giới là khá cao.
Ngành tác động lớn nhất đến tăng trưởng công nghiệp là công nghiệp chế biến. Năm 2011, ngành này tăng trưởng thấp ở mức 9,5%, trong khi năm 2010 tăng 12,3%.
Khó khăn ở ngành công nghiệp chế biến năm 2011 có các nguyên nhân chính như thị trường xuất khẩu toàn cầu giảm, sức cạnh tranh của nền kinh tế nhỏ như Việt Nam với các nước khu vực khốc liệt hơn, trong khi doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với điều kiện kỹ thuật công nghệ thấp. Cho nên, năm 2011 và các năm tiếp theo ngành này sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn.
Hơn nữa, 2011 là năm nhiều doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ gặp khó khăn về vốn, lãi suất cao dẫn đến khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng sản xuất, phá sản…
Theo dự báo năm 2012, nhiều nền kinh tế thế giới trong đó có Việt Nam sẽ tiếp tục gặp khó khăn, đặc biệt là tiêu thụ, dẫn tới công nghiệp Việt Nam còn khó khăn, rất cần hỗ trợ doanh nghiệp.
Xin hỏi, với ngành bất động sản được đánh giá là rất khó khăn trong năm nay. Thực tế con số thống kê cho thấy diễn biến về sản xuất kinh doanh của ngành này như thế nào?
Bà Hồ Thanh, Vụ trưởng Vụ Thống kê Xây dựng và Đầu tư: Thị trường bất động sản, giá trị sản xuất cũng nằm trong khối xây dựng nhà ở. Trong bối cảnh chung về xây dựng nhà ở, xây dựng dân dụng và các hoạt động xây dựng khác đều giảm thì thị trường bất động sản giảm. Cụ thể là thị trường xây dựng nhà ở chỉ còn bằng 98% so với giá so sánh 2010. Tức là, thị trường bất động sản cũng chững lại.
Ông Hà Quang Tuyến: Với ngành bất động sản, giá trị gia tăng của ngành này trong năm nay tăng 1,83%, thấp hơn mức tăng 2,62% của năm 2010 và thấp hơn cả mức 2,55% của năm 2009. Ngành này có 3 hoạt động là kinh doanh bất động sản giảm, nhưng khấu hao nhà tự có tự ở của dân cư và dịch vụ tư vấn thì tăng. Khi sử dụng số liệu cho thấy điều đó.
Tiền tệ, tài chính gây áp lực lớn đến lạm phát
Tổng cục Thống kê đã từng nhìn nhận lạm phát là biểu hiện của việc tiền nhiều hơn hàng. Xin giải thích rõ vì sao trong khi tăng tổng phương tiện thanh toán được công bố là 10%, tín dụng 12% nhưng lạm phát vẫn cao tới 18,13%?
Ông Đỗ Thức: Không có gì khó hiểu cả, bởi vì chúng ta có nói tiền của chúng ta hiện nay là bao nhiêu đâu so với tổng GDP. Tiền chúng ta tích lũy nhiều năm rồi, nhiều năm tín dụng, M2 tăng cao rồi, lượng tiền trong dân, tiền mặt, tiền gửi lớn hơn tổng GDP làm ra. Trong điều kiện ấy, giá tăng, CPI là 18,13%.
Tổng cục Thống kê dùng mô hình, những con số M2, vòng quay của tiền tệ, tăng trưởng, lạm phát, chúng tôi chỉ cần cố định 2-3 nhân tố, chỉ thay đổi M2 lên 15% thì CPI năm nay phải khoảng 25% trở lên, chứ không phải chỉ có trên 18%. Cho nên năm nay, tôi cho là thực hiện Nghị quyết triệt để hơn thời kỳ 2008.
Phải tiếp tục duy trì thắt chặt đến khi cân bằng lại được thì mới đưa lạm phát xuống được. Tiếp tục duy trì như thế này thì CPI không thể tăng cao tiếp được.
Bà Trần Thị Hằng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê: Lạm phát là việc kéo dài rất nhiều năm, do mất cân đối tiền hàng. Liên quan đến việc đó, chúng tôi cũng có nghiên cứu đánh giá các tác động đến CPI nói chung, đó là lạm phát cơ bản. Nó thể hiện rất rõ trong lạm phát cơ bản này.
Ví dụ năm 2008, khi CPI bình quân năm tăng 22,9% thì lạm phát cơ bản trừ lương thực, thực phẩm tăng 16,3%, nếu trừ thêm năng lượng thì tăng 15,4%, tức là nó chiếm gần 70% trong CPI chung. Năm 2009, CPI bình quân tăng 6,9%, lạm phát cơ bản vẫn tăng trên 9%.
Năm 2011, với CPI bình quân tăng 18,58% thì lạm phát cơ bản loại trừ lương thực, thực phẩm tăng 15,1%, loại trừ tiếp năng lượng thì tăng 14%, vẫn chiếm khoảng 70-80% của tốc độ CPI chung.
Chúng ta thấy, rõ ràng chính sách tiền tệ, tài chính đã đẩy áp lực đến CPI lớn hơn việc biến đổi giá hàng hóa. Phân tích như vậy để thấy điều hành của Chính phủ trong thời gian tới, cả chính sách tiền tệ và tài khóa phải thắt chặt mới có thể làm cho lạm phát đi vào ổn định.
Tác động của việc tăng giá điện, giá xăng dầu đến lạm phát trong năm nay như thế nào?
Ông Nguyễn Đức Thắng, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá: Giá điện trong năm qua tăng 24,29%. Với tỷ trọng điện sinh hoạt chiếm 2,46% thì điện góp làm tăng CPI 0,6%. Điện tác động tăng CPI mấy vòng, chúng tôi tính tăng giá trực tiếp đến giá sinh hoạt thôi, còn qua sản xuất chúng tôi chưa tính.
Thế còn xăng dầu năm vừa qua giá tăng 2 lần và giảm 2 lần, chúng tôi tính là giá xăng dầu tăng 30,27%. Với tỷ trọng xăng dầu hiện nay là 3,64% thì chúng tôi tính nó làm tăng CPI khoảng 1,1%.
Chỉ số giá bán người sản xuất hàng công nghiệp tăng 18,43%, thấp hơn chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất (21,27%) và chỉ số giá cước vận tải (18,52%). Tương quan này cho thấy điều gì?
Ông Nguyễn Đức Thắng: Song hành với việc giá nhập khẩu hàng hóa tính bằng ngoại tệ tăng, tỷ giá trong nước được điều chỉnh tăng (9,3% từ ngày 11/2/2011) đã làm cho giá hàng nhập khẩu bị tăng kép.
Hai nữa là hàng nguyên liệu nông lâm nghiệp cũng tăng cao tới 30,6%, cũng là tăng giá rất lớn; thực phẩm và đồ uống; than cũng tăng 27%; kim loại nhập khẩu tăng 19%; khí đốt tăng trên 27%… tất cả các nhóm này ảnh hưởng tổng chung lại chỉ số giá nguyên nhiên liệu đầu vào tăng 21,27%.
Đúng là đầu vào tăng cao hơn hàng đầu ra là vấn đề khó khăn cho doanh nghiệp trong năm 2011, sản phẩm đầu ra cũng tăng giá nhưng không kịp giá đầu vào.
Ông Đỗ Thức: Quan hệ giá đầu vào cao hơn đầu ra sản xuất, một tín hiệu báo sản xuất sẽ rất khó khăn. Nhưng có một điểm là giá đầu ra của sản xuất công nghiệp thấp hơn giá đầu vào, nhưng ngược lại giá đầu ra của sản xuất nông nghiệp cao hơn hẳn và điều đó hoàn toàn phù hợp với điều kiện Việt Nam.
Nước ta là nước nông nghiệp, sản xuất nông sản nhiều nên giá đầu ra sản xuất nông nghiệp cao có lợi cho người dân Việt Nam thôi, không có gì đáng phải hoang mang cả. Nếu giá nông nghiệp ngược lại thì với 70% người dân sống ở nông thôn mới là cái đáng lo.
Xin hỏi, với cân đối vĩ mô năm tới gồm GDP khoảng 6%, và tổng phương tiện thanh toán tăng 14-16%, tín dụng tăng 15-17% thì lạm phát có giữ được mức một con số không và Tổng cục dự kiến ở mức nào?
Ông Đỗ Thức: CPI năm tới, căn cứ vào quan hệ giữa vòng quay tiền tệ, cung tiền, tăng trưởng, thì lạm phát tiềm năng tính được cho năm 2012 khoảng 10,4%. Quan sát nhiều năm lạm phát tiềm năng luôn cao hơn lạm phát thực tế 1-2%. Tính như vậy, với điều kiện khác không đổi, chúng tôi tin rằng năm tới chúng ta có thể kìm được lạm phát 1 con số.
Trước nay, giá tăng cao năm trước thì thường năm sau thấp hơn, trừ năm rồi tác động lớn của khủng hoảng, giá thế giới cao nên không nằm trong xu hướng. Điều kiện là M2 không được tăng cao. Nếu cứ cung tiền ra thì không thể giữ được.
Cắt giảm đầu tư: Tư nhân “bám đuổi” nhà nước
Theo số liệu chi ngân sách trong năm nay, tổng chi đã tăng khoảng 24% so với thực hiện năm 2010. Xin hỏi trong số liệu của Tổng cục Thống kê, việc cắt giảm đầu tư thể hiện như thế nào?
Ông Hà Quang Tuyến: Đầu tư, chúng ta biết đóng góp khoảng 60% vào tăng trưởng kinh tế, khoảng 2/3 vốn đầu tư hình thành nên giá trị sản xuất của ngành xây dựng. Vốn đầu tư 2011 có giảm, loại từ yếu tố giá còn 90,6% so với năm 2010. Cho nên, vốn giảm, giá trị ngành xây dựng giảm.
Tuy nhiên giảm vốn năm nay trong bối cảnh cắt giảm đầu tư công, điều chuyển từ công trình không hiệu quả sang có hiệu quả, đưa vào sử dụng nhanh thì có đóng góp nhất định.
Số dự án hoàn thành thêm trong năm 2011 so với năm ngoái là 1.053 dự án. Những dự án này sẽ tham gia ngay vào quá trình sản xuất. Tính chung cả năm có khoảng 4.400 dự án hoàn thành, đưa vào sử dụng.
Bà Hồ Thanh, Vụ trưởng Vụ Thống kê xây dựng và đầu tư: Về đầu tư toàn xã hội, cho đến nay, số liệu theo giá hiện hành, chúng ta đạt 105% so với cùng kỳ nhưng so với giá so sánh chỉ còn trên 90%.
Khu vực nhà nước có tổng số vốn cắt giảm khoảng 81,5 nghìn tỷ đồng, tương đương khoảng 9% tổng đầu tư toàn xã hội, trong đó có 30 nghìn tỷ đồng nhờ điều hành của Chính phủ và 50,5 nghìn tỷ đồng là từ ngân sách nhà nước…
Khu vực FDI và ngoài nhà nước đầu tư từ hai nguồn vốn là tự có và vay, thì trong tình hình khó khăn chung, không có đầu ra để đầu tư mở rộng sản xuất. Năm 2011, tính đến nay khu vực nhà nước còn bằng khoảng 90%; khu vực ngoài nhà nước là 90,5% và FDI là 93,1% của năm ngoái, đấy là theo giá so sánh với 2010.
Xuất nhập khẩu: Biến động lớn nhất là vàng
Theo số liệu thống kê, nhập siêu năm nay giảm về mức 9,5 tỷ USD và chỉ bằng 9,9% tổng kim ngạch xuất khẩu. Với các mặt hàng cần kiểm soát nhập khẩu, thay đổi về giá trị kim ngạch trong năm nay như thế nào?
Lê Thị Minh Thủy, Vụ trưởng Vụ Thống kê thương mại và dịch vụ: Hàng cần kiểm soát có 6 nhóm thì tính chung trong năm 2011 tăng 42%, nhưng tỷ lệ có khác nhau.
Chẳng hạn rau quả tăng không đáng kể; bánh kẹo và sản phẩm chế biến từ ngũ cốc tăng ở mức 5%; phế liệu sắt thép tăng về lượng 5% và trị giá 26%; linh kiện ô tô dưới 9 chỗ ngồi thì tăng 12%; linh kiện xe máy tăng khá mạnh 34%.
Và cuối cùng, nhập khẩu vàng tăng rất mạnh và ảnh hưởng đến mức tăng của nhóm hàng cần kiểm soát, tăng tới 101,6%. Nhóm này chiếm tỷ trọng 50% các mặt hàng cần kiểm soát nên tính chung lại là tăng 42%.
Liên quan đến xuất nhập khẩu vàng, xin hỏi về lượng trong năm nay xuất khẩu và nhập khẩu bao nhiêu, kim ngạch bao nhiêu? Việt Nam có xuất giá thấp nhập giá cao như một số lo ngại trước đây không?
Lê Thị Minh Thủy: Năm nay, xuất khẩu vàng và sản phẩm từ vàng khoảng 2,1 tỷ USD và nhập khẩu khoảng 1,9 tỷ USD, tăng khá nhiều so với năm ngoái.
Về nguồn số liệu, chúng tôi không có số liệu lượng. Tuy nhiên, căn cứ vào biểu đồ giá bình quân trên thị trường thế giới, chúng tôi ước tính xuất khẩu vàng năm vừa rồi khoảng từ 35-38 tấn.
Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu vàng rơi vào các tháng 5, tháng 7 và tháng 8 còn một chút. Nhưng diễn biến giá tăng từ tháng 6, tăng cao vào tháng 8-9. Lúc giá tăng cao rồi thì xuất khẩu vàng của chúng ta chững lại, giá trong nước tăng cao và Ngân hàng Nhà nước cấp phép nhập khẩu.
Với kết quả rất lạc quan về nhập siêu trong năm nay, xin hỏi liệu tính bền vững của nhập siêu trong thời gian tới nên nhìn nhận như thế nào?
Bà Lê Thị Minh Thủy: Năm nay có đặc thù xuất khẩu tăng mạnh, nhập khẩu tăng thấp hơn nên nhập siêu thấp so với mọi năm. Điểm này có hai nguyên nhân là nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước đối với hàng tiêu dùng và nguyên, nhiên liệu sản xuất trong năm nay giảm đi, hai là do chính sách kiểm soát nhập khẩu phát huy tác dụng.
Nếu xét về bản chất, tôi cho rằng với nền sản xuất của chúng ta, hàng xuất khẩu có tỷ trọng hàng gia công còn lớn, chưa thay đổi ngay được. Những năm tới đây, nhà nước có chính sách thúc đẩy sản xuất hàng công nghiệp phụ trợ thì khi đó nếu có được sản xuất các mặt hàng này thì tỷ trọng tiêu dùng nguyên liệu nội địa tăng lên, lúc đó mới kiểm soát nhập siêu tốt.
Tôi nghĩ rằng năm nay đã có tín hiệu tốt, cùng với các biện pháp kiểm soát của Chính phủ thì nhập siêu sẽ dần được kiềm chế. Tuy nhiên, chúng ta cũng không lạc quan quá là nhập siêu sẽ tiếp tục được như năm nay, vẫn cần tiếp tục phải có cảnh báo.
Ông Đỗ Thức: Năm nay nhập siêu ở mức độ thấp kể cả số tuyệt đối, đặc biệt là so với xuất khẩu. Trong điều kiện nước ta khó khăn, không thể hy vọng cứ giảm nhập siêu so với năm trước.
Năm nay giảm như vậy, với xuất khẩu tăng thì có 2/3 là do yếu tố giá, 1/3 do lượng, trong đó về lượng thì nhiều hàng nông, lâm, thủy sản tăng nhưng nhóm hàng này bao giờ cũng có giới hạn, không thể như công nghiệp tăng 10-20% được. Nông nghiệp tăng 4-5% đã quá tốt rồi, nên không thể hy vọng tăng quá cao nếu dựa vào nông nghiệp.
Nhập siêu muốn ổn định thì phải một số năm mới rút ra được xu hướng. Còn năm nay chúng ta cho rằng nó tốt nhưng không thể khẳng định là nó sẽ tiếp tục xu hướng như năm 2011.
Xin hỏi tình hình nhập siêu dịch vụ trong năm nay như thế nào?
Bà Lê Thị Minh Thủy: Năm nay nhập siêu dịch vụ là 3 tỷ USD, nhưng cần lưu ý là xuất khẩu tính theo giá FOB, nhập khẩu tính theo giá CIF. Nhập khẩu hàng hóa năm nay nếu tính theo giá FOB con số là khoảng 94,74 tỷ USD, trong đó chi phí bảo hiểm và vận tải chiếm 7,4 tỷ USD.
Con số 7,4 tỷ USD này so với tổng nhập khẩu dịch vụ chiếm trên 60%. Như vậy, chúng ta thấy là nhập khẩu dịch vụ thì trọng số nhiều nhất là bảo hiểm và vận tải.
Điều này cũng phản ánh khả năng cạnh tranh của các hãng vận tải Việt Nam trên thị trường quốc tế. Qua điều tra thì chúng tôi thấy với 7,4 tỷ USD nhập khẩu dịch vụ của năm nay, hãng vận tải của Việt Nam khi có nhập khẩu về chỉ gánh vác được 20%, còn lại toàn bộ là các hãng vận tải nước ngoài.