Hối hả Sơn La
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phát điện thương mại tổ máy số 1 Thủy điện Sơn La vào tháng 12/2010 và hoàn thành tiến độ vào 2012
Đã bước vào những ngày thu tháng 9, song thời tiết Mường La vẫn “đỏng đảnh”. Những ngày nắng nóng nhiệt độ lên tới 37 - 39 độ C, còn những lúc trời mưa thì tối đất tối trời.
Nhưng, khó khăn không làm giảm đi không khí hối hả, chạy đua với thời gian nhằm hướng tới mục tiêu phát điện tổ máy số 1 vào cuối năm 2010 trên công trường lớn này.
Sơn La là nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam á, được khởi công xây dựng vào ngày 2/ 12/2005 tại xã ít Ong, huyện Mường La, thị xã Sơn La (nay là thành phố Sơn La) với tổng mức đầu tư 36.933 tỷ đồng.
Theo báo cáo của chủ đầu tư là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), dự kiến sẽ phát điện tổ máy số 1 vào năm 2012 và nhà máy hoàn thành vào năm 2015. Tuy nhiên, Quyết định phê duyệt Tổng tiến độ dự án Thủy điện Sơn La số 671/TTg của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phát điện thương mại tổ máy số 1 vào tháng 12/2010 và hoàn thành tiến độ vào 2012, sớm hơn dự kiến ban đầu từ 2 - 3 năm.
Sức sống trên công trường
Trên công trường thuỷ điện Sơn La hôm nay đang có mặt đầy đủ 4 "bậc anh tài" trong làng xây dựng thuỷ điện là: Tổng công ty Sông Đà (tổng thầu), Tổng công ty lắp máy (Lilama), Tổng công ty phát triển hạ tầng (Licogi), Tổng công ty xây dựng Trường Sơn cùng gần 15.000 cán bộ, công nhân đang làm việc 3 ca liên tục. Đây là giai đoạn thi đua tăng tốc để hoàn thành đúng tiến độ của Chính phủ đã đề ra là đóng cống tích nước hồ vào tháng 5/2010.
Ông Chu Huy Cường, Chánh văn phòng Ban điều hành Dự án thuỷ điện Sơn La khẳng định: “Mặc dù phải thi công trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, mưa, nắng thất thường, lũ sông Đà dâng cao, nhưng các đơn vị thi công đã bám sát yêu cầu tiến độ, hoàn thành các mục tiêu và khối lượng đề ra ngay trong mùa mưa lũ”.
Khắp các cao điểm thi công trên công trường, dòng người và phương tiện máy móc hối hả vào ca. Nhộn nhịp nhất là tại các khu vực lắp đặt các tổ máy, cửa lấy nước, khu vực thi công bê tông dốc nước, đập không tràn bờ phải, khu khai thác mỏ đá Bản Pểnh...
Tổng công ty Sông Đà, nhà thầu chính đảm nhận việc thi công toàn bộ khu vực nhà máy và thân đập chính, với khối lượng đổ bê tông đầm lăn (RCC) gần 2.700.000 m3 và khoảng 1.550.000 m3 bê tông thường (CVC). Bên cạnh đó còn có các nhà thầu thành viên, gồm: Tổng công ty Trường Sơn thi công hố xói, xả tràn, kênh ra hố xói; Licogi đảm nhận thi công bê tông phần vai phải đập không tràn của nhà máy; Lilama đảm trách lắp đặt thiết bị nhà máy, đường ống áp lực dẫn nước với khối lượng lên tới 73.000 tấn.
Tại khu vực đoạn tuyến năng lượng, các đơn vị của Sông Đà đang đổ bê tông đến cao độ 126 mét, xây bịt kín hành lang thân đập cao trình 138 m giúp cho việc xả lũ, chống lũ năm 2009 an toàn. Đập không tràn bờ trái do quân của Sông Đà 10 đảm nhận gia cố mái thượng lưu đập, gia cố mái hạ lưu, khoan phun gia cố xử lý nền đập, khoan phun gia cố từ cao độ 180m đến cao độ 228m và khoan thoát nước nền. Bên bờ phải đập là những đơn vị của Licogi và Sông Đà 7, đảm trách phần thi công đổ bê tông từ cao độ 145m đến cao độ 173,6m công trình xả lũ, đập tràn. Những cánh van phẳng của 12 cửa xả đáy nặng hàng trăm tấn cũng đang được chạy thử khô, 3 cửa phẳng đã chạy an toàn và trơn tru.
Khẩn trương cho ngày phát điện
Anh Đinh Hữu Hải, công nhân Đội xây lắp 1.2, Xí nghiệp Sông Đà 5.01 thuộc Công ty Cổ phần Sông Đà 5 cho biết, anh em công nhân trên công trường đa số còn rất trẻ, có trình độ, tay nghề cao, sáng tạo, đảm bảo kỹ thuật, an toàn trong lao động.
Vào những ngày đầu thu, trời chuyển mùa, lòng sông Đà sắp vào mùa nước cạn, toàn công trường đang chuẩn bị cho một chiến dịch mới lấp dòng chảy sông Đà (đoạn kênh dẫn dòng). Bên bờ trái, phía dưới đê quai hạ lưu, một vệt băng tải chạy dài từ trạm trộn bê tông tươi chạy dài, men theo vách núi, gần đến đập thì rẽ thành 2 nhánh, một nhánh vươn ra phía ngoài sông chuẩn bị cho đổ bê tông khối giữa lòng kênh. Còn nhánh chạy ngược lên phía bờ trái vẫn đang vận hành liên tục 24 giờ, đẩy công trình đập dâng bờ trái lên đến cao trình 210m.
Riêng khối L3 đã hoàn thành khối lượng đổ bê tông RCC cao độ 228,1m. Tổng khối lượng bê tông RCC đã đổ đập dâng đến nay đạt trên 2 triệu m3/3, 2 triệu m3.
Kỹ sư Đinh Văn Đạt, Phó giám đốc chi nhánh Sông Đà 9.08 phụ trách chỉ huy thi công đổ bê tông đập chính cho biết, kể từ khi đổ mẻ bê tông đầm lăn đầu tiên, các đơn vị đã thi công đổ cao từ 20 - 22m bê tông/tháng. Việc đổ bê tông đầm lăn phải đổ liên tục. Anh Vũ Minh Chí quê ở Triệu Sơn, Thanh Hoá, thợ máy của Cty Sông Đà 9.08, người đã từng tham gia xây dựng nhiều công trình lớn như Thuỷ điện Hoà Bình, Sông Hinh, Yaly, đường Trường Sơn, thuỷ điện Cần Đơn, Na Hang tâm sự, “Bây giờ công trình thuỷ điện Sơn La đang vào mùa chiến dịch thi công đổ bê tông, anh em công nhân không nghỉ, mà thức với công trường để thuỷ điện Sơn La sớm phát điện”.
Nhìn lại gần 2 năm kể từ khi áp dụng công nghệ thi công tiên tiến, những người thợ Việt Nam trên công trường đã nắm bắt nhanh công nghệ, thi công đạt 120.000 m3/tháng, tháng cao nhất đạt 180.000 m3/tháng. Đến nay, họ đã làm chủ hoàn toàn công nghệ RCC.
Sau gần 4 năm kể từ ngày khởi công xây dựng công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam á này, Sơn La đã thay da đổi thịt. Mường La heo hút ngày nào, nay đã trở thành phố phường nhộn nhịp suốt ngày đêm.
Hiện nay, tại thị xã Mường Lay hàng ngày có trung bình từ 150 - 200 đầu xe máy, cùng hàng trăm công nhân, kỹ sư với nhiều trang thiết bị thi công tiên tiến đang thực hiện san nền, đầu tư cơ sở hạ tầng để sớm hoàn thành mặt bằng đón người dân đến định cư. Bên cạnh đó, các ban, ngành, đoàn thể, cùng Công an tỉnh, Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Điện Biên, Trung đoàn 82...đã cử hàng trăm lượt cán bộ, chiến sỹ về giúp dân di chuyển và dựng lại nhà cửa để sớm ổn định cuộc sống.
Ban quản lý dự án Tái định cư thuỷ điện Sơn La tại thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên khẳng định, đến thời điểm này đã có 1.468 hộ được bố trí, sắp xếp tái định cư trong tổng số 4.343 hộ thuộc diện phải di dời, đạt 42,6%.
Những hộ dân tái định cư đầu tiên đã về dựng nhà nơi quê hương mới. Cuộc sống ổn định, khấm khá hơn, tình người mới, cũ chan hòa, sẵn lòng chia sẻ ngọt bùi, giúp nhau sớm tối. Huyện Mai Sơn, bản Mai Quỳnh đã phác nên được nét của một khu tái định cư đông đúc. Phố huyện Phiêng Lanh giờ đây đã mang dáng dấp của một khu đô thị có quy hoạch cùng sự phát triển của nhà máy Thủy điện lớn nhất Đông Nam á.
Nhưng, khó khăn không làm giảm đi không khí hối hả, chạy đua với thời gian nhằm hướng tới mục tiêu phát điện tổ máy số 1 vào cuối năm 2010 trên công trường lớn này.
Sơn La là nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam á, được khởi công xây dựng vào ngày 2/ 12/2005 tại xã ít Ong, huyện Mường La, thị xã Sơn La (nay là thành phố Sơn La) với tổng mức đầu tư 36.933 tỷ đồng.
Theo báo cáo của chủ đầu tư là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), dự kiến sẽ phát điện tổ máy số 1 vào năm 2012 và nhà máy hoàn thành vào năm 2015. Tuy nhiên, Quyết định phê duyệt Tổng tiến độ dự án Thủy điện Sơn La số 671/TTg của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phát điện thương mại tổ máy số 1 vào tháng 12/2010 và hoàn thành tiến độ vào 2012, sớm hơn dự kiến ban đầu từ 2 - 3 năm.
Sức sống trên công trường
Trên công trường thuỷ điện Sơn La hôm nay đang có mặt đầy đủ 4 "bậc anh tài" trong làng xây dựng thuỷ điện là: Tổng công ty Sông Đà (tổng thầu), Tổng công ty lắp máy (Lilama), Tổng công ty phát triển hạ tầng (Licogi), Tổng công ty xây dựng Trường Sơn cùng gần 15.000 cán bộ, công nhân đang làm việc 3 ca liên tục. Đây là giai đoạn thi đua tăng tốc để hoàn thành đúng tiến độ của Chính phủ đã đề ra là đóng cống tích nước hồ vào tháng 5/2010.
Ông Chu Huy Cường, Chánh văn phòng Ban điều hành Dự án thuỷ điện Sơn La khẳng định: “Mặc dù phải thi công trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, mưa, nắng thất thường, lũ sông Đà dâng cao, nhưng các đơn vị thi công đã bám sát yêu cầu tiến độ, hoàn thành các mục tiêu và khối lượng đề ra ngay trong mùa mưa lũ”.
Khắp các cao điểm thi công trên công trường, dòng người và phương tiện máy móc hối hả vào ca. Nhộn nhịp nhất là tại các khu vực lắp đặt các tổ máy, cửa lấy nước, khu vực thi công bê tông dốc nước, đập không tràn bờ phải, khu khai thác mỏ đá Bản Pểnh...
Tổng công ty Sông Đà, nhà thầu chính đảm nhận việc thi công toàn bộ khu vực nhà máy và thân đập chính, với khối lượng đổ bê tông đầm lăn (RCC) gần 2.700.000 m3 và khoảng 1.550.000 m3 bê tông thường (CVC). Bên cạnh đó còn có các nhà thầu thành viên, gồm: Tổng công ty Trường Sơn thi công hố xói, xả tràn, kênh ra hố xói; Licogi đảm nhận thi công bê tông phần vai phải đập không tràn của nhà máy; Lilama đảm trách lắp đặt thiết bị nhà máy, đường ống áp lực dẫn nước với khối lượng lên tới 73.000 tấn.
Tại khu vực đoạn tuyến năng lượng, các đơn vị của Sông Đà đang đổ bê tông đến cao độ 126 mét, xây bịt kín hành lang thân đập cao trình 138 m giúp cho việc xả lũ, chống lũ năm 2009 an toàn. Đập không tràn bờ trái do quân của Sông Đà 10 đảm nhận gia cố mái thượng lưu đập, gia cố mái hạ lưu, khoan phun gia cố xử lý nền đập, khoan phun gia cố từ cao độ 180m đến cao độ 228m và khoan thoát nước nền. Bên bờ phải đập là những đơn vị của Licogi và Sông Đà 7, đảm trách phần thi công đổ bê tông từ cao độ 145m đến cao độ 173,6m công trình xả lũ, đập tràn. Những cánh van phẳng của 12 cửa xả đáy nặng hàng trăm tấn cũng đang được chạy thử khô, 3 cửa phẳng đã chạy an toàn và trơn tru.
Khẩn trương cho ngày phát điện
Anh Đinh Hữu Hải, công nhân Đội xây lắp 1.2, Xí nghiệp Sông Đà 5.01 thuộc Công ty Cổ phần Sông Đà 5 cho biết, anh em công nhân trên công trường đa số còn rất trẻ, có trình độ, tay nghề cao, sáng tạo, đảm bảo kỹ thuật, an toàn trong lao động.
Vào những ngày đầu thu, trời chuyển mùa, lòng sông Đà sắp vào mùa nước cạn, toàn công trường đang chuẩn bị cho một chiến dịch mới lấp dòng chảy sông Đà (đoạn kênh dẫn dòng). Bên bờ trái, phía dưới đê quai hạ lưu, một vệt băng tải chạy dài từ trạm trộn bê tông tươi chạy dài, men theo vách núi, gần đến đập thì rẽ thành 2 nhánh, một nhánh vươn ra phía ngoài sông chuẩn bị cho đổ bê tông khối giữa lòng kênh. Còn nhánh chạy ngược lên phía bờ trái vẫn đang vận hành liên tục 24 giờ, đẩy công trình đập dâng bờ trái lên đến cao trình 210m.
Riêng khối L3 đã hoàn thành khối lượng đổ bê tông RCC cao độ 228,1m. Tổng khối lượng bê tông RCC đã đổ đập dâng đến nay đạt trên 2 triệu m3/3, 2 triệu m3.
Kỹ sư Đinh Văn Đạt, Phó giám đốc chi nhánh Sông Đà 9.08 phụ trách chỉ huy thi công đổ bê tông đập chính cho biết, kể từ khi đổ mẻ bê tông đầm lăn đầu tiên, các đơn vị đã thi công đổ cao từ 20 - 22m bê tông/tháng. Việc đổ bê tông đầm lăn phải đổ liên tục. Anh Vũ Minh Chí quê ở Triệu Sơn, Thanh Hoá, thợ máy của Cty Sông Đà 9.08, người đã từng tham gia xây dựng nhiều công trình lớn như Thuỷ điện Hoà Bình, Sông Hinh, Yaly, đường Trường Sơn, thuỷ điện Cần Đơn, Na Hang tâm sự, “Bây giờ công trình thuỷ điện Sơn La đang vào mùa chiến dịch thi công đổ bê tông, anh em công nhân không nghỉ, mà thức với công trường để thuỷ điện Sơn La sớm phát điện”.
Nhìn lại gần 2 năm kể từ khi áp dụng công nghệ thi công tiên tiến, những người thợ Việt Nam trên công trường đã nắm bắt nhanh công nghệ, thi công đạt 120.000 m3/tháng, tháng cao nhất đạt 180.000 m3/tháng. Đến nay, họ đã làm chủ hoàn toàn công nghệ RCC.
Sau gần 4 năm kể từ ngày khởi công xây dựng công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam á này, Sơn La đã thay da đổi thịt. Mường La heo hút ngày nào, nay đã trở thành phố phường nhộn nhịp suốt ngày đêm.
Hiện nay, tại thị xã Mường Lay hàng ngày có trung bình từ 150 - 200 đầu xe máy, cùng hàng trăm công nhân, kỹ sư với nhiều trang thiết bị thi công tiên tiến đang thực hiện san nền, đầu tư cơ sở hạ tầng để sớm hoàn thành mặt bằng đón người dân đến định cư. Bên cạnh đó, các ban, ngành, đoàn thể, cùng Công an tỉnh, Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Điện Biên, Trung đoàn 82...đã cử hàng trăm lượt cán bộ, chiến sỹ về giúp dân di chuyển và dựng lại nhà cửa để sớm ổn định cuộc sống.
Ban quản lý dự án Tái định cư thuỷ điện Sơn La tại thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên khẳng định, đến thời điểm này đã có 1.468 hộ được bố trí, sắp xếp tái định cư trong tổng số 4.343 hộ thuộc diện phải di dời, đạt 42,6%.
Những hộ dân tái định cư đầu tiên đã về dựng nhà nơi quê hương mới. Cuộc sống ổn định, khấm khá hơn, tình người mới, cũ chan hòa, sẵn lòng chia sẻ ngọt bùi, giúp nhau sớm tối. Huyện Mai Sơn, bản Mai Quỳnh đã phác nên được nét của một khu tái định cư đông đúc. Phố huyện Phiêng Lanh giờ đây đã mang dáng dấp của một khu đô thị có quy hoạch cùng sự phát triển của nhà máy Thủy điện lớn nhất Đông Nam á.