“Hội tụ đủ điều kiện bỏ trần lãi suất”
“Với thực tế hiện nay, tôi cho rằng, trần lãi suất có thể bỏ ngay từ quý 3/2013 này”
Quyết định hạ trần lãi suất ngắn hạn mới đây của Ngân hàng Nhà nước mang ý nghĩa tích cực không chỉ đáp ứng kỳ vọng về việc hạ nhiệt mặt bằng lãi suất chung của thị trường, mà còn được xem là bước đi thận trọng nhằm hướng đến mục tiêu đưa lãi suất vận hành theo cung cầu thị trường.
Sau hơn 1 tuần quyết định giảm trần lãi suất huy động VND kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng về mức 7%/năm và bỏ trần lãi suất có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên có hiệu lực, hoạt động huy động vốn của các ngân hàng vẫn diễn ra bình thường.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, hiện lãi suất huy động của tổ chức tín dụng phổ biến ở mức 1- 1,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng, kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng khoảng 6-7%/năm, kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng 7-7,5%/năm, kỳ hạn từ 12 tháng trở lên khoảng 8-9%/năm.
Thị trường không xuất hiện những hiện tượng cạnh tranh lãi suất không lành mạnh để thu hút vốn giữa các ngân hàng như trước đây. Còn theo phó tổng giám đốc một ngân hàng thương mại cổ phần tại Hà Nội, tình hình huy động của ngân hàng vẫn diễn ra rất tốt, không có dấu hiệu suy giảm dù lãi suất đã giảm.
Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho rằng, thời điểm này có thể tính toán bỏ được trần lãi suất. Bởi lẽ, trần lãi suất hiện nay chỉ áp dụng cho các kỳ hạn huy động vốn dưới 6 tháng, còn trên 6 tháng lãi suất huy động đã được để các ngân hàng thương mại tự quyết định theo cung cầu thị trường.
Tuy nhiên, khi bỏ trần lãi suất có thể cũng có một số điểm cân nhắc như: khi bỏ trần lãi suất sẽ có tác động như thế nào đến huy động vốn của các ngân hàng thương mại, tác động như thế nào đến hoạt động cạnh tranh giữa các ngân hàng, liệu có ảnh hưởng đến tiến trình cơ cấu lại hệ thống ngân hàng... khi đánh giá được những điểm này thì có thể tính đến việc bỏ trần lãi suất huy động.
“Dẫu vậy, với thực tế hiện nay, tôi cho rằng, trần lãi suất có thể bỏ ngay từ quý 3/2013 này”, ông Ánh nêu quan điểm.
Đồng tình với nhận định trên, chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, thị trường đã hội tụ đầy đủ những điều kiện cần thiết để tiến tới bỏ trần lãi suất trong thời gian tới.
Theo ông Hiếu, hệ thống ngân hàng tại Việt Nam trong những năm qua không thực sự khỏe mạnh nên những chính sách điều hành thị trường và chính sách lãi suất được Ngân hàng Nhà nước triển khai đều nhằm mục đích ổn định thị trường tài chính và ổn định kinh tế vĩ mô.
Đối với quyết định duy trì trần lãi suất của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua được xem là cần thiết nhằm duy trì trật tự trên thị trường nhưng đó chỉ là những mệnh lệnh hành chính. Do đó, những mệnh lệnh hành chính này chỉ có tác dụng trong một thời gian nhất định chứ không thể thiết lập được sự ổn định trong thời gian dài.
“Với diễn biến kinh tế vĩ mô và tình hình thị trường tài chính ngân hàng hiện nay, có lẽ đã đến lúc Ngân hàng Nhà nước nên tính toán đến việc bỏ trần lãi suất và để lãi suất được điều chỉnh theo quan hệ cung cầu trên thị trường”, ông Hiếu đưa ra kiến nghị.
Không chỉ nhiều chuyên gia nhận định đã hội tụ đủ điều kiện bỏ trần lãi suất, ngay cả Ngân hàng Nhà nước cũng đã khẳng định đã hội tụ đủ điều kiện để bỏ trần lãi suất. Mặc dù khẳng định đã hội tụ đủ điều kiện bỏ trần lãi suất nhưng với quyết định vẫn giữ trần lãi suất cho các kỳ hạn dưới 6 tháng vừa qua có thể hiểu đó là phép thử quan trọng trước khi tiến tới tự do hóa lãi suất trong thời gian tới.
Nhiều chuyên gia nhận định, phép thử này của Ngân hàng Nhà nước nhằm đo lường phản ứng của thị trường, để tìm hiểu xem có hiện tượng cạnh tranh lãi suất không lành mạnh trên thị trường hay không để có những biện pháp xử lý rốt ráo.
Mặc dù, việc trần lãi suất hiện tại chỉ áp dụng cho kỳ hạn từ 6 tháng trở lên và chưa cho thấy những dấu hiệu tiêu cực đến thị trường ngân hàng nhưng không ít chuyên gia vẫn tỏ ra khá thận trọng trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước bỏ trần lãi suất.
Bởi lẽ, với cơ cấu vốn đầu vào hiện nay của các ngân hàng vẫn chủ yếu là dòng vốn ngắn hạn (1-3 tháng), nếu Ngân hàng Nhà nước bỏ trần lãi suất, không loại trừ khả năng một số ngân hàng yếu kém có thể sẽ đẩy lãi suất huy động lên cao để huy động vốn, qua đó sẽ có những ảnh hưởng xấu đến hệ thống ngân hàng.
Nếu trường hợp này xảy ra, chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, Ngân hàng Nhà nước cần phải mạnh tay để lãi suất chạy theo quy luật cung cầu của thị trường, không nên can thiệp. Ngân hàng Nhà nước cũng nên chấp nhận để các ngân hàng thương mại yếu kém được phá sản. Khi đó, lãi suất có thể tăng cao nhưng chỉ là nhất thời, bởi sau đó lãi suất sẽ được điều chỉnh xuống theo quy luật cung cầu trên thị trường.
Với điều kiện kinh tế vĩ mô vẫn còn nhiều khó khăn như hiện nay bỏ trần lãi suất sẽ có nhiều thuận lợi, từ đó có thể giúp giảm nhanh mặt bằng lãi suất cho vay để hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh cho cộng đồng doanh nghiệp.
Có lẽ, việc bỏ trần lãi suất có thể khiến mục tiêu giảm nhanh lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp theo yêu cầu của Chính phủ sẽ bị chậm lại. Tuy nhiên, để đồng vốn từ các ngân hàng được sử dụng hiệu quả hơn, thì đẩy nhanh quá trình đưa lãi suất theo quy luật cung cầu thị trường có lẽ là cần thiết đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Sau hơn 1 tuần quyết định giảm trần lãi suất huy động VND kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng về mức 7%/năm và bỏ trần lãi suất có kỳ hạn từ 6 tháng trở lên có hiệu lực, hoạt động huy động vốn của các ngân hàng vẫn diễn ra bình thường.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, hiện lãi suất huy động của tổ chức tín dụng phổ biến ở mức 1- 1,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng, kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng khoảng 6-7%/năm, kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng 7-7,5%/năm, kỳ hạn từ 12 tháng trở lên khoảng 8-9%/năm.
Thị trường không xuất hiện những hiện tượng cạnh tranh lãi suất không lành mạnh để thu hút vốn giữa các ngân hàng như trước đây. Còn theo phó tổng giám đốc một ngân hàng thương mại cổ phần tại Hà Nội, tình hình huy động của ngân hàng vẫn diễn ra rất tốt, không có dấu hiệu suy giảm dù lãi suất đã giảm.
Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho rằng, thời điểm này có thể tính toán bỏ được trần lãi suất. Bởi lẽ, trần lãi suất hiện nay chỉ áp dụng cho các kỳ hạn huy động vốn dưới 6 tháng, còn trên 6 tháng lãi suất huy động đã được để các ngân hàng thương mại tự quyết định theo cung cầu thị trường.
Tuy nhiên, khi bỏ trần lãi suất có thể cũng có một số điểm cân nhắc như: khi bỏ trần lãi suất sẽ có tác động như thế nào đến huy động vốn của các ngân hàng thương mại, tác động như thế nào đến hoạt động cạnh tranh giữa các ngân hàng, liệu có ảnh hưởng đến tiến trình cơ cấu lại hệ thống ngân hàng... khi đánh giá được những điểm này thì có thể tính đến việc bỏ trần lãi suất huy động.
“Dẫu vậy, với thực tế hiện nay, tôi cho rằng, trần lãi suất có thể bỏ ngay từ quý 3/2013 này”, ông Ánh nêu quan điểm.
Đồng tình với nhận định trên, chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, thị trường đã hội tụ đầy đủ những điều kiện cần thiết để tiến tới bỏ trần lãi suất trong thời gian tới.
Theo ông Hiếu, hệ thống ngân hàng tại Việt Nam trong những năm qua không thực sự khỏe mạnh nên những chính sách điều hành thị trường và chính sách lãi suất được Ngân hàng Nhà nước triển khai đều nhằm mục đích ổn định thị trường tài chính và ổn định kinh tế vĩ mô.
Đối với quyết định duy trì trần lãi suất của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian qua được xem là cần thiết nhằm duy trì trật tự trên thị trường nhưng đó chỉ là những mệnh lệnh hành chính. Do đó, những mệnh lệnh hành chính này chỉ có tác dụng trong một thời gian nhất định chứ không thể thiết lập được sự ổn định trong thời gian dài.
“Với diễn biến kinh tế vĩ mô và tình hình thị trường tài chính ngân hàng hiện nay, có lẽ đã đến lúc Ngân hàng Nhà nước nên tính toán đến việc bỏ trần lãi suất và để lãi suất được điều chỉnh theo quan hệ cung cầu trên thị trường”, ông Hiếu đưa ra kiến nghị.
Không chỉ nhiều chuyên gia nhận định đã hội tụ đủ điều kiện bỏ trần lãi suất, ngay cả Ngân hàng Nhà nước cũng đã khẳng định đã hội tụ đủ điều kiện để bỏ trần lãi suất. Mặc dù khẳng định đã hội tụ đủ điều kiện bỏ trần lãi suất nhưng với quyết định vẫn giữ trần lãi suất cho các kỳ hạn dưới 6 tháng vừa qua có thể hiểu đó là phép thử quan trọng trước khi tiến tới tự do hóa lãi suất trong thời gian tới.
Nhiều chuyên gia nhận định, phép thử này của Ngân hàng Nhà nước nhằm đo lường phản ứng của thị trường, để tìm hiểu xem có hiện tượng cạnh tranh lãi suất không lành mạnh trên thị trường hay không để có những biện pháp xử lý rốt ráo.
Mặc dù, việc trần lãi suất hiện tại chỉ áp dụng cho kỳ hạn từ 6 tháng trở lên và chưa cho thấy những dấu hiệu tiêu cực đến thị trường ngân hàng nhưng không ít chuyên gia vẫn tỏ ra khá thận trọng trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước bỏ trần lãi suất.
Bởi lẽ, với cơ cấu vốn đầu vào hiện nay của các ngân hàng vẫn chủ yếu là dòng vốn ngắn hạn (1-3 tháng), nếu Ngân hàng Nhà nước bỏ trần lãi suất, không loại trừ khả năng một số ngân hàng yếu kém có thể sẽ đẩy lãi suất huy động lên cao để huy động vốn, qua đó sẽ có những ảnh hưởng xấu đến hệ thống ngân hàng.
Nếu trường hợp này xảy ra, chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, Ngân hàng Nhà nước cần phải mạnh tay để lãi suất chạy theo quy luật cung cầu của thị trường, không nên can thiệp. Ngân hàng Nhà nước cũng nên chấp nhận để các ngân hàng thương mại yếu kém được phá sản. Khi đó, lãi suất có thể tăng cao nhưng chỉ là nhất thời, bởi sau đó lãi suất sẽ được điều chỉnh xuống theo quy luật cung cầu trên thị trường.
Với điều kiện kinh tế vĩ mô vẫn còn nhiều khó khăn như hiện nay bỏ trần lãi suất sẽ có nhiều thuận lợi, từ đó có thể giúp giảm nhanh mặt bằng lãi suất cho vay để hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh cho cộng đồng doanh nghiệp.
Có lẽ, việc bỏ trần lãi suất có thể khiến mục tiêu giảm nhanh lãi suất cho vay để hỗ trợ doanh nghiệp theo yêu cầu của Chính phủ sẽ bị chậm lại. Tuy nhiên, để đồng vốn từ các ngân hàng được sử dụng hiệu quả hơn, thì đẩy nhanh quá trình đưa lãi suất theo quy luật cung cầu thị trường có lẽ là cần thiết đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)