Trần lãi suất cho vay và câu chuyện “xả lũ hồ Dầu Tiếng”
Nếu cứ để các ngân hàng cho vay lãi suất cao kéo dài thì chính họ sẽ phải trả giá trong tương lai
Áp trần lãi suất cho vay là yêu cầu không mới. Ngay cả chính lãnh đạo một số ngân hàng thương mại cũng từng có khuyến nghị, dù khả năng sinh lời của họ theo đó bị ảnh hưởng.
Dịp nghỉ lễ 30/4/2011, có cuộc gặp mặt giữa lãnh đạo một số ngân hàng thương mại, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính và cả chuyên gia từng đứng đầu viện nghiên cứu kinh tế lớn.
Tại đây, một chủ đề được đưa ra trò chuyện là trần lãi suất huy động. Lúc đó, nó là điểm nóng vì chỉ sau hai tháng áp dụng, thị trường bộc lộ những bất cập với tình trạng vượt trần… Ngày 3/3/2011, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 02/2011/TT-NHNN quy định mức lãi suất huy động vốn VND tối đa 14%/năm; còn thực tế có những mức 16 - 17%/năm…
Trước thực tế đó, tại cuộc gặp trên, ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), ví von rằng: cơ chế áp trần lãi suất huy động dễ rơi vào tình huống như “xả lũ hồ Dầu Tiếng” vậy.
Ông lý giải, ngăn đập ở hạ lưu mà không điều tiết ở thượng nguồn, nước tràn qua là dễ hiểu. Lãi suất huy động bị ngăn trần, nhưng lãi suất cho vay lại để ngỏ. Khi mà ngân hàng cho vay ra được tới 24 - 25%/năm thì họ có điều kiện để có thể vượt trần trả cho người gửi 16 - 17%/năm.
Trong cuộc họp giữa Ngân hàng Nhà nước với lãnh đạo các ngân hàng thương mại sau đó, ông Trương Văn Phước tiếp tục đưa ra tình huống trên với đề nghị áp trần lãi suất cho vay.
Đề nghị này có vẻ “trái khoáy” khi lại đưa ra từ chính ngân hàng thương mại. Bởi lẽ, tính toán đơn giản cho thấy, khi chốt trần, họ hẹp cửa tạo lợi nhuận qua việc đẩy cao lãi suất cho vay hay nới rộng lãi biên. Ai lại tự làm khó mình?
Song, cái lý của Tổng giám đốc Eximbank đưa ra lúc đó là, ngoài tình trạng “nước tràn” nói trên, nếu cứ để các ngân hàng cho vay lãi suất cao kéo dài thì chính họ sẽ phải trả giá trong tương lai. Sức chịu đựng của doanh nghiệp có hạn, khả năng trả nợ yếu đi và nợ xấu sẽ tăng lên. Hệ quả này đến nay cũng đã lộ rõ, bên cạnh các yếu tố tác động khác. Theo đó, nếu áp trần lãi suất cho vay thì cũng chính là gián tiếp bảo vệ các ngân hàng thương mại.
Không riêng đề nghị trên, một số lãnh đạo ngân hàng khác cũng cho rằng áp trần lãi suất cho vay là một lựa chọn cho chính sách tiền tệ thời gian qua.
Trả lời bạn đọc qua cuộc giao lưu trực tuyến trên VnEconomy hồi tháng 7/2011, ông Lê Thành Trung, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Tp.HCM (HDBank), nêu quan điểm: “Có thể chúng ta quy định trần lãi suất cho vay, không nhất thiết phải áp dụng trần lãi suất huy động. Lúc đó, tự thân các ngân hàng phải tìm cho mình cách quản trị tốt nhất để giảm chi phí và đáp ứng được về quy định trần lãi suất cho vay”.
Tại buổi giao lưu đó, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Cao Sỹ Kiêm cũng cho rằng, “khống chế lãi suất tiền vay để đảm bảo sự công bằng quyền lợi giữa ngân hàng và doanh nghiệp”.
“Thường khi áp dụng những biện pháp hành chính không được lạm dụng quá nhiều và quá lâu. Chính vì những lẽ đó mà thời gian vừa qua, trong việc khống chế lãi suất tiền gửi và không khống chế lãi suất cho vay đã đã tạo ra những mâu thuẫn mới giữa quyền lợi của doanh nghiệp với ngân hàng nên thực tiễn đang đòi hỏi, một là phải khống chế lãi suất tiền vay; hai là bỏ cả việc khống chế lãi suất tiền vay và tiền gửi”, ông Cao Sỹ Kiêm phân tích thêm.
Trước đề nghị áp trần lãi suất cho vay, có ý kiến trước đây phản biện rằng, do các khách hàng vay vốn có các mức độ rủi ro khác nhau, lãi suất cho vay theo đó là cao thấp khác nhau nên khó có thể áp chung một trần.
Tuy nhiên, có thể xét mức trần là giới hạn tối đa mà ngân hàng có thể cho vay, khách hàng có mức độ rủi ro cao hơn thì họ có quyền từ chối.
Hay ở một hướng trả lời khác, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu từng phân tích, khi cung tín dụng dư thừa thì có thể áp trần lãi suất cho vay, nhưng cung đang thiếu thì làm thế sao được. Ở đây, việc lựa chọn chính sách còn gắn với bối cảnh, điều kiện của từng thời điểm.
Thế rồi, một năm sau đó, từ ngày 9/5/2012, Ngân hàng Nhà nước bắt đầu áp cơ chế trần lãi suất cho vay riêng 4 nhóm lĩnh vực ưu tiên là 15%/năm, sau đó lần lượt hạ xuống 14% rồi 13%/năm.
Và hôm qua (29/11), thông cáo về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2012 có nêu định hướng, “xem xét việc áp dụng trần lãi suất cho vay và giảm lãi suất cho vay giúp doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh”.
Có thể hy vọng đây sẽ là sự hỗ trợ cụ thể cho doanh nghiệp thời gian tới. Song, câu hỏi đặt ra là: sau những khó khăn kéo dài mà các các doanh nghiệp đã trải qua, sự hỗ trợ này có quá muộn hay không?
Cơ chế áp trần lãi suất cho vay với gợi mở từ thông cáo trên bước đầu có thể hiểu là chung cho các đối tượng. Cụ thể và triển khai hay không, triển khai như thế nào còn chờ đầu mối Ngân hàng Nhà nước.
Nếu triển khai như dự tính trên, chắc chắn sẽ có những quan điểm khác nhau. Còn với người dân và doanh nghiệp vay vốn, có lẽ câu hỏi mà họ quan tâm là: các khoản vay cũ đã chốt lãi suất nếu cao hơn trần bắt đầu áp dụng thì có được xem xét hay không?
Dịp nghỉ lễ 30/4/2011, có cuộc gặp mặt giữa lãnh đạo một số ngân hàng thương mại, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính và cả chuyên gia từng đứng đầu viện nghiên cứu kinh tế lớn.
Tại đây, một chủ đề được đưa ra trò chuyện là trần lãi suất huy động. Lúc đó, nó là điểm nóng vì chỉ sau hai tháng áp dụng, thị trường bộc lộ những bất cập với tình trạng vượt trần… Ngày 3/3/2011, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 02/2011/TT-NHNN quy định mức lãi suất huy động vốn VND tối đa 14%/năm; còn thực tế có những mức 16 - 17%/năm…
Trước thực tế đó, tại cuộc gặp trên, ông Trương Văn Phước, Tổng giám đốc Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), ví von rằng: cơ chế áp trần lãi suất huy động dễ rơi vào tình huống như “xả lũ hồ Dầu Tiếng” vậy.
Ông lý giải, ngăn đập ở hạ lưu mà không điều tiết ở thượng nguồn, nước tràn qua là dễ hiểu. Lãi suất huy động bị ngăn trần, nhưng lãi suất cho vay lại để ngỏ. Khi mà ngân hàng cho vay ra được tới 24 - 25%/năm thì họ có điều kiện để có thể vượt trần trả cho người gửi 16 - 17%/năm.
Trong cuộc họp giữa Ngân hàng Nhà nước với lãnh đạo các ngân hàng thương mại sau đó, ông Trương Văn Phước tiếp tục đưa ra tình huống trên với đề nghị áp trần lãi suất cho vay.
Đề nghị này có vẻ “trái khoáy” khi lại đưa ra từ chính ngân hàng thương mại. Bởi lẽ, tính toán đơn giản cho thấy, khi chốt trần, họ hẹp cửa tạo lợi nhuận qua việc đẩy cao lãi suất cho vay hay nới rộng lãi biên. Ai lại tự làm khó mình?
Song, cái lý của Tổng giám đốc Eximbank đưa ra lúc đó là, ngoài tình trạng “nước tràn” nói trên, nếu cứ để các ngân hàng cho vay lãi suất cao kéo dài thì chính họ sẽ phải trả giá trong tương lai. Sức chịu đựng của doanh nghiệp có hạn, khả năng trả nợ yếu đi và nợ xấu sẽ tăng lên. Hệ quả này đến nay cũng đã lộ rõ, bên cạnh các yếu tố tác động khác. Theo đó, nếu áp trần lãi suất cho vay thì cũng chính là gián tiếp bảo vệ các ngân hàng thương mại.
Không riêng đề nghị trên, một số lãnh đạo ngân hàng khác cũng cho rằng áp trần lãi suất cho vay là một lựa chọn cho chính sách tiền tệ thời gian qua.
Trả lời bạn đọc qua cuộc giao lưu trực tuyến trên VnEconomy hồi tháng 7/2011, ông Lê Thành Trung, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Tp.HCM (HDBank), nêu quan điểm: “Có thể chúng ta quy định trần lãi suất cho vay, không nhất thiết phải áp dụng trần lãi suất huy động. Lúc đó, tự thân các ngân hàng phải tìm cho mình cách quản trị tốt nhất để giảm chi phí và đáp ứng được về quy định trần lãi suất cho vay”.
Tại buổi giao lưu đó, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Cao Sỹ Kiêm cũng cho rằng, “khống chế lãi suất tiền vay để đảm bảo sự công bằng quyền lợi giữa ngân hàng và doanh nghiệp”.
“Thường khi áp dụng những biện pháp hành chính không được lạm dụng quá nhiều và quá lâu. Chính vì những lẽ đó mà thời gian vừa qua, trong việc khống chế lãi suất tiền gửi và không khống chế lãi suất cho vay đã đã tạo ra những mâu thuẫn mới giữa quyền lợi của doanh nghiệp với ngân hàng nên thực tiễn đang đòi hỏi, một là phải khống chế lãi suất tiền vay; hai là bỏ cả việc khống chế lãi suất tiền vay và tiền gửi”, ông Cao Sỹ Kiêm phân tích thêm.
Trước đề nghị áp trần lãi suất cho vay, có ý kiến trước đây phản biện rằng, do các khách hàng vay vốn có các mức độ rủi ro khác nhau, lãi suất cho vay theo đó là cao thấp khác nhau nên khó có thể áp chung một trần.
Tuy nhiên, có thể xét mức trần là giới hạn tối đa mà ngân hàng có thể cho vay, khách hàng có mức độ rủi ro cao hơn thì họ có quyền từ chối.
Hay ở một hướng trả lời khác, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu từng phân tích, khi cung tín dụng dư thừa thì có thể áp trần lãi suất cho vay, nhưng cung đang thiếu thì làm thế sao được. Ở đây, việc lựa chọn chính sách còn gắn với bối cảnh, điều kiện của từng thời điểm.
Thế rồi, một năm sau đó, từ ngày 9/5/2012, Ngân hàng Nhà nước bắt đầu áp cơ chế trần lãi suất cho vay riêng 4 nhóm lĩnh vực ưu tiên là 15%/năm, sau đó lần lượt hạ xuống 14% rồi 13%/năm.
Và hôm qua (29/11), thông cáo về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2012 có nêu định hướng, “xem xét việc áp dụng trần lãi suất cho vay và giảm lãi suất cho vay giúp doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh”.
Có thể hy vọng đây sẽ là sự hỗ trợ cụ thể cho doanh nghiệp thời gian tới. Song, câu hỏi đặt ra là: sau những khó khăn kéo dài mà các các doanh nghiệp đã trải qua, sự hỗ trợ này có quá muộn hay không?
Cơ chế áp trần lãi suất cho vay với gợi mở từ thông cáo trên bước đầu có thể hiểu là chung cho các đối tượng. Cụ thể và triển khai hay không, triển khai như thế nào còn chờ đầu mối Ngân hàng Nhà nước.
Nếu triển khai như dự tính trên, chắc chắn sẽ có những quan điểm khác nhau. Còn với người dân và doanh nghiệp vay vốn, có lẽ câu hỏi mà họ quan tâm là: các khoản vay cũ đã chốt lãi suất nếu cao hơn trần bắt đầu áp dụng thì có được xem xét hay không?