Hôn nhân đồng tính: Không cấm nhưng không thừa nhận?
Nhiều quy định tại dự án luật sừa đổi bổ sung một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 gây tranh cãi
Quy định về cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính đã được sửa đổi thành “Nhà nước không thừa nhận quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính”.
Đây là một trong những điểm đáng chú ý tại dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 được Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét chiều 10/9.
Dự thảo luật đã bỏ hai chương, sửa đổi 64 điều, bổ sung mới 53 điều so với Luật hiện hành.
Một số quy định mới để kịp thời điều chỉnh những quan hệ hôn nhân và gia đình đã và đang phát sinh trong thực tiễn mà chưa được luật hiện hành quy định hoặc quy định không cụ thể đã được bổ sung, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết.
Theo dự thảo luật mới, nam, nữ đủ 18 tuổi trở lên thì được kết hôn.
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho biết, bên cạnh ý kiến tán thành, tại cơ quan thẩm tra dự án luật còn có loại ý kiến thứ hai cho rằng, nên giữ nguyên độ tuổi kết hôn như luật hiện hành và bổ sung cụm từ “từ đủ” (“nam từ đủ hai mươi tuổi và nữ từ đủ mười tám tuổi”) vì quy định này đã được áp dụng ổn định trong hơn 50 năm và xuất phát từ những cơ sở khoa học về tâm lý lứa tuổi, sức khỏe con người Việt Nam.
Liên quan đến bỏ quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính, cơ quan thẩm tra cũng có hai loại ý kiến.
Loại ý kiến đồng tình cho rằng quan niệm và nhận thức của xã hội về vấn đề đồng tính đã thay đổi so với thời điểm thông qua Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
Ở góc độ quyền con người, việc bỏ quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính thể hiện tính nhân văn, góp phần giảm bớt sự kỳ thị đối với nhóm người này và để có cơ sở giải quyết hậu quả về mặt pháp lý của tình trạng chung sống như vợ chồng giữa một bộ phận người cùng giới tính đang diễn ra trong thực tế thì cần phải có quy định pháp luật để điều chỉnh, bà Mai cho biết.
Các ý kiến đề nghị giữ như quy định hiện hành cho rằng đây là một hiện tượng không phù hợp với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, truyền thống gia đình Việt Nam và quy luật sinh học cũng như không đảm bảo chức năng của gia đình về duy trì nòi giống, không nên khuyến khích để mối quan hệ này phát triển.
Tán thành với quy định không thừa nhận hôn nhân cùng giới tính, Thường trực cơ quan thẩm tra đề nghị cơ quan soạn thảo cần tổng kết việc thực hiện quy định cấm kết hôn giữa những người đồng tính, tiến hành khảo sát thực trạng người đồng tính tại Việt Nam, kinh nghiệm của các nước trong khu vực, các nước có các điểm tương đồng về truyền thống văn hóa với Việt Nam, đồng thời có đánh giá tác động về mặt xã hội, văn hóa, tâm lý... đối với quy định trong dự thảo.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cũng tán thành bỏ quy định cấm hôn nhân đồng tính nhưng cho rằng cần xử lý vấn đề hết sức thực tế và có lộ trình. “Cấm thì rất không hay, nhưng tán thành là không thừa nhận, anh thích thì anh cứ sống với nhau”, ông Hiện phát biểu.
Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đặt câu hỏi, ban đầu họ cùng giới nhưng sau khi kết hôn đi Thái Lan chuyển giới về rất đẹp còn đẹp hơn cùng giới, khi đó có công nhận không?
Trước hết nên xem có cho phép chuyển đổi giới tính hay không rồi mới tính đến chuyện kết hôn đồng giới hay không, ông Sơn đề nghị.
Với quan điểm là nên công nhận hôn nhân đồng tính, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho rằng đây là quyền con người cần được tôn trọng và nhiều nước đã công nhận.
Quy định thế này rất là dở dang, không cấm cũng không làm phát sinh, luật pháp là phải rõ ràng, nên công nhận, nói là không công nhận nghĩa là người ta được làm, được làm thì nhà nước phải công nhận, ông Lý phân tích.
Theo thống kê trên thế giới có 3% có thiên hướng đồng tính, như vậy số lượng rất là đông, nên Chính phủ đã thảo luận rất kỹ là không cấm nhưng không thừa nhận và giải quyết hậu quả, Bộ trưởng Hà Hùng Cường giải thích.
Bên cạnh các vấn đề nêu trên, chế định ly thân mới được bổ sung trong dự thảo luật cũng khiến nhiều ý kiến băn khoăn.
Theo Chủ nhiệm Phan Trung Lý, dự thảo luật không nêu rõ mục đích công nhận ly thân và hậu quả thế nào. Nếu chưa chín thì không nên đưa vào, ông Lý đề nghị.
Phó chủ tịch Huỳnh Ngọc Sơn và Chủ nhiệm Nguyễn Văn Hiện cũng cho rằng chưa nên quy định ly thân tại dự thảo luật.
Một số ý kiến tại cơ quan thẩm tra đề nghị nên cân nhắc việc bổ sung chế định ly thân vào dự thảo luật vì chưa đủ căn cứ thực tế, mà cần có những nghiên cứu, khảo sát đầy đủ hơn về thực trạng này.
Đây là một trong những điểm đáng chú ý tại dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 được Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét chiều 10/9.
Dự thảo luật đã bỏ hai chương, sửa đổi 64 điều, bổ sung mới 53 điều so với Luật hiện hành.
Một số quy định mới để kịp thời điều chỉnh những quan hệ hôn nhân và gia đình đã và đang phát sinh trong thực tiễn mà chưa được luật hiện hành quy định hoặc quy định không cụ thể đã được bổ sung, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết.
Theo dự thảo luật mới, nam, nữ đủ 18 tuổi trở lên thì được kết hôn.
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho biết, bên cạnh ý kiến tán thành, tại cơ quan thẩm tra dự án luật còn có loại ý kiến thứ hai cho rằng, nên giữ nguyên độ tuổi kết hôn như luật hiện hành và bổ sung cụm từ “từ đủ” (“nam từ đủ hai mươi tuổi và nữ từ đủ mười tám tuổi”) vì quy định này đã được áp dụng ổn định trong hơn 50 năm và xuất phát từ những cơ sở khoa học về tâm lý lứa tuổi, sức khỏe con người Việt Nam.
Liên quan đến bỏ quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính, cơ quan thẩm tra cũng có hai loại ý kiến.
Loại ý kiến đồng tình cho rằng quan niệm và nhận thức của xã hội về vấn đề đồng tính đã thay đổi so với thời điểm thông qua Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
Ở góc độ quyền con người, việc bỏ quy định cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính thể hiện tính nhân văn, góp phần giảm bớt sự kỳ thị đối với nhóm người này và để có cơ sở giải quyết hậu quả về mặt pháp lý của tình trạng chung sống như vợ chồng giữa một bộ phận người cùng giới tính đang diễn ra trong thực tế thì cần phải có quy định pháp luật để điều chỉnh, bà Mai cho biết.
Các ý kiến đề nghị giữ như quy định hiện hành cho rằng đây là một hiện tượng không phù hợp với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, truyền thống gia đình Việt Nam và quy luật sinh học cũng như không đảm bảo chức năng của gia đình về duy trì nòi giống, không nên khuyến khích để mối quan hệ này phát triển.
Tán thành với quy định không thừa nhận hôn nhân cùng giới tính, Thường trực cơ quan thẩm tra đề nghị cơ quan soạn thảo cần tổng kết việc thực hiện quy định cấm kết hôn giữa những người đồng tính, tiến hành khảo sát thực trạng người đồng tính tại Việt Nam, kinh nghiệm của các nước trong khu vực, các nước có các điểm tương đồng về truyền thống văn hóa với Việt Nam, đồng thời có đánh giá tác động về mặt xã hội, văn hóa, tâm lý... đối với quy định trong dự thảo.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cũng tán thành bỏ quy định cấm hôn nhân đồng tính nhưng cho rằng cần xử lý vấn đề hết sức thực tế và có lộ trình. “Cấm thì rất không hay, nhưng tán thành là không thừa nhận, anh thích thì anh cứ sống với nhau”, ông Hiện phát biểu.
Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đặt câu hỏi, ban đầu họ cùng giới nhưng sau khi kết hôn đi Thái Lan chuyển giới về rất đẹp còn đẹp hơn cùng giới, khi đó có công nhận không?
Trước hết nên xem có cho phép chuyển đổi giới tính hay không rồi mới tính đến chuyện kết hôn đồng giới hay không, ông Sơn đề nghị.
Với quan điểm là nên công nhận hôn nhân đồng tính, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho rằng đây là quyền con người cần được tôn trọng và nhiều nước đã công nhận.
Quy định thế này rất là dở dang, không cấm cũng không làm phát sinh, luật pháp là phải rõ ràng, nên công nhận, nói là không công nhận nghĩa là người ta được làm, được làm thì nhà nước phải công nhận, ông Lý phân tích.
Theo thống kê trên thế giới có 3% có thiên hướng đồng tính, như vậy số lượng rất là đông, nên Chính phủ đã thảo luận rất kỹ là không cấm nhưng không thừa nhận và giải quyết hậu quả, Bộ trưởng Hà Hùng Cường giải thích.
Bên cạnh các vấn đề nêu trên, chế định ly thân mới được bổ sung trong dự thảo luật cũng khiến nhiều ý kiến băn khoăn.
Theo Chủ nhiệm Phan Trung Lý, dự thảo luật không nêu rõ mục đích công nhận ly thân và hậu quả thế nào. Nếu chưa chín thì không nên đưa vào, ông Lý đề nghị.
Phó chủ tịch Huỳnh Ngọc Sơn và Chủ nhiệm Nguyễn Văn Hiện cũng cho rằng chưa nên quy định ly thân tại dự thảo luật.
Một số ý kiến tại cơ quan thẩm tra đề nghị nên cân nhắc việc bổ sung chế định ly thân vào dự thảo luật vì chưa đủ căn cứ thực tế, mà cần có những nghiên cứu, khảo sát đầy đủ hơn về thực trạng này.