Hợp tác đầu tư nhà nước - tư nhân: "Vẫn vướng lợi ích"
Việc tìm được tiếng nói chung trong hợp tác đầu tư nhà nước - tư nhân vẫn là một bài toán khó
Việc tìm được tiếng nói chung trong hợp tác đầu tư nhà nước - tư nhân vẫn là một bài toán khó.
Đó là quan điểm của ông Đặng Huy Đông, Vụ trưởng Vụ Quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), khi trao đổi với chúng tôi xung quanh chủ đề này.
Ông đánh giá thế nào về tính hiệu quả của hình thức đầu tư nhà nước – tư nhân hiện nay?
Hợp tác đầu tư nhà nước - tư nhân (PPP) là một khái niệm không mới trên thế giới và cũng đã hình thành ở Việt Nam được một thời gian khá lâu. Chúng ta đã có những dự án PPP của nhà đầu tư nước ngoài và dự án PPP trong nước.
Trên thực tế, đã có một vài dự án PPP có hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế, cho xã hội; chẳng hạn như các dự án thủy điện, cơ sở hạ tầng... Chính vì vậy, để phát triển mô hình đầu tư này, chủ trương của Chính phủ là luôn tạo điều kiện để kêu gọi nhà đầu tư tư nhân cùng tham gia vào những dự án có lợi cho xã hội và đất nước.
Nhưng nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn than phiền về cơ chế trong đầu tư PPP, thưa ông ?
Để có được nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư với hình thức PPP thì trước hết là cần phải có một khung chính sách rõ ràng, minh bạch, công bằng cho các phía.
Chúng ta cần phải nhìn vấn đề ở hai khía cạnh.Không chỉ những lời phàn nàn của nhà đầu tư nước ngoài là đã phản ánh đầy đủ. Trong bất cứ cuộc đàm phán PPP nào thì cũng luôn có sự bảo vệ lợi ích của mỗi bên, đó là của nhà đầu tư và của Chính phủ - người đại diện cho nhân dân.
Có những cuộc đàm phán đi vào con số cụ thể và nếu chúng ta chấp nhận một cách dễ dãi để thoả mãn yêu cầu của nhà đầu tư thì có thể đến một thời điểm nào đấy chúng ta sẽ nhận thấy mình bị thua thiệt.
Cho nên, để đánh giá thực trạng của PPP thì chúng ta cũng tránh cách nhìn phiến diện, phải tìm hiểu kỹ thông tin một chiều tư nhà đầu tư, tránh những cách hiểu lệch lạc theo hướng bất lợi cho Chính phủ.
Còn chúng tôi, những người được Chính phủ giao trách nhiệm đứng ra đàm phán với các nhà đầu tư thì sẽ cam kết nỗ lực hết mình để có thể mang lợi ích về cho người dân, cho đất nước.
Nhưng để giải bài toán "hai bên cùng có lợi" trong mô hình PPP không phải là chuyện dễ dàng, thưa ông ?
Đúng vậy. Trong mô hình PPP, nhà nước là người đại diện cho nhân dân đứng ra đàm phán để có thể mang về những dịch vụ tiên ích nhất nhưng với một mức giá thấp nhất. Còn ngược lại, phía nhà đầu tư với tư cách như một người bán hàng thì họ cũng mong muốn là làm sao bán được một mức giá càng cao càng tốt để lợi nhuận mang về là lớn nhất.
Chính vì vậy, làm sao để tìm được tiếng nói chung giữa nhà nước với tư nhân trong mô hình PPP chính là bài toán khó nhất hiện nay. Tuy nhiên, vì là đại diện cho nhân dân nên nhà nước vẫn phải nắm thế chủ động trong việc lựa chọn đối tác để làm sao có thể có thể mang lại lợi ích lớn nhất cho nhân dân.
Chính phủ khẳng định là hiện nay chúng ta vẫn thiếu vốn để đầu tư vào các công trình hạ tầng thiết yếu. Vậy tại sao chúng ta lại đưa việc đầu tư các công trình này vào danh mục "kinh doanh có điều kiện" đối với nhà đầu tư nước ngoài. Liệu điều này có làm hạn chế việc huy động vốn, thưa ông ?
Chúng ta cần phải phân biệt khái niệm kinh doanh có điều kiện đối với từng ngành, từng lĩnh vực và tương ứng với đó là những điều kiện về chuyên môn, kỹ thuật riêng… Nếu mình dễ dãi cho bất cứ nhà đầu tư nào đăng ký đầu tư xây dựng thì chắc chắn chất lượng dịch vụ sẽ không đảm bảo.
Bên cạnh đó, bản chất của PPP chính là để làm sao Chính phủ có thể đảm bảo được những lợi ích thiết yếu cho người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội. Thế nhưng, nhu cầu của xã hội thì bao giờ cũng lớn trong khi nguồn lực của chúng ta thì lại có hạn.
Chính vì vậy, không chỉ Việt Nam mà rất nhiều nước phát triển khác vẫn phải áp dụng hình mô hình PPP để giảm tải áp lực về vốn cho ngân sách nhà nước. Nhưng điều đó không có nghĩa là Chính phủ sẽ "quá thoáng" trong lĩnh vực này mà phải có những quy định, những luật lệ và tiêu chuẩn nhất định đối với nhà đầu tư.
Nhưng có một điều mà chúng ta cần lưu ý, ở các nước khác thì hình thức PPP không chỉ bó hẹp trong đầu tư hạ tầng thiết yếu mà được áp dụng rộng rãi ra nhiều lĩnh vực của xã hội khác, như cấp nước, y tế, giáo dục, vệ sinh và thậm chí là cả xây dựng nhà tù.
Mô hình PPP đã được áp dụng khá lâu nhưng tại sao chúng ta vẫn chưa có một khung pháp lý cho mô hình này, thưa ông ?
Thực tế thì năm 2007 chúng ta đã có Nghị định 78 của Chính phủ về đầu tư theo mô hình xây dựng - kinh doanh- chuyển giao. Tuy nhiên, vì đây là một nghị định khá mới nên có thể nó có những điều khoản không phù hợp với thực tế hiện nay.
Do đó, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ cố gắng hoàn chỉnh hơn những quy định, điều khoản cụ thể để có thể có được một khung pháp lý ngày càng hoàn thiện hơn.
Vậy theo ông, để mô hình PPP đạt hiệu quả hơn thì cần phải có những yếu tố gì ?
Để đầu tư theo mô hình PPP hiệu quả hơn thì chúng ta cần phải có được một sự nhận thức và đồng thuận cao trong xã hội, trước hết là hai khu vực nhà nước và tư nhân. Đồng thời, chúng ta phải tìm ra một mô hình phù hợp với điều kiện của Việt Nan chứ không thể sao chép một cách khiên cưỡng mô hình của bất kỳ một quốc gia nào.
Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta phải có năng thực hiện của tất cả các bên tham gia, như nhà đầu tư, nhà tư vấn , quản lý, thẩm định..., nếu không, thành công chỉ là viển vông.
Ông đánh giá thế nào về tính hiệu quả của hình thức đầu tư nhà nước – tư nhân hiện nay?
Hợp tác đầu tư nhà nước - tư nhân (PPP) là một khái niệm không mới trên thế giới và cũng đã hình thành ở Việt Nam được một thời gian khá lâu. Chúng ta đã có những dự án PPP của nhà đầu tư nước ngoài và dự án PPP trong nước.
Trên thực tế, đã có một vài dự án PPP có hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế, cho xã hội; chẳng hạn như các dự án thủy điện, cơ sở hạ tầng... Chính vì vậy, để phát triển mô hình đầu tư này, chủ trương của Chính phủ là luôn tạo điều kiện để kêu gọi nhà đầu tư tư nhân cùng tham gia vào những dự án có lợi cho xã hội và đất nước.
Nhưng nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn than phiền về cơ chế trong đầu tư PPP, thưa ông ?
Để có được nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư với hình thức PPP thì trước hết là cần phải có một khung chính sách rõ ràng, minh bạch, công bằng cho các phía.
Chúng ta cần phải nhìn vấn đề ở hai khía cạnh.Không chỉ những lời phàn nàn của nhà đầu tư nước ngoài là đã phản ánh đầy đủ. Trong bất cứ cuộc đàm phán PPP nào thì cũng luôn có sự bảo vệ lợi ích của mỗi bên, đó là của nhà đầu tư và của Chính phủ - người đại diện cho nhân dân.
Có những cuộc đàm phán đi vào con số cụ thể và nếu chúng ta chấp nhận một cách dễ dãi để thoả mãn yêu cầu của nhà đầu tư thì có thể đến một thời điểm nào đấy chúng ta sẽ nhận thấy mình bị thua thiệt.
Cho nên, để đánh giá thực trạng của PPP thì chúng ta cũng tránh cách nhìn phiến diện, phải tìm hiểu kỹ thông tin một chiều tư nhà đầu tư, tránh những cách hiểu lệch lạc theo hướng bất lợi cho Chính phủ.
Còn chúng tôi, những người được Chính phủ giao trách nhiệm đứng ra đàm phán với các nhà đầu tư thì sẽ cam kết nỗ lực hết mình để có thể mang lợi ích về cho người dân, cho đất nước.
Nhưng để giải bài toán "hai bên cùng có lợi" trong mô hình PPP không phải là chuyện dễ dàng, thưa ông ?
Đúng vậy. Trong mô hình PPP, nhà nước là người đại diện cho nhân dân đứng ra đàm phán để có thể mang về những dịch vụ tiên ích nhất nhưng với một mức giá thấp nhất. Còn ngược lại, phía nhà đầu tư với tư cách như một người bán hàng thì họ cũng mong muốn là làm sao bán được một mức giá càng cao càng tốt để lợi nhuận mang về là lớn nhất.
Chính vì vậy, làm sao để tìm được tiếng nói chung giữa nhà nước với tư nhân trong mô hình PPP chính là bài toán khó nhất hiện nay. Tuy nhiên, vì là đại diện cho nhân dân nên nhà nước vẫn phải nắm thế chủ động trong việc lựa chọn đối tác để làm sao có thể có thể mang lại lợi ích lớn nhất cho nhân dân.
Chính phủ khẳng định là hiện nay chúng ta vẫn thiếu vốn để đầu tư vào các công trình hạ tầng thiết yếu. Vậy tại sao chúng ta lại đưa việc đầu tư các công trình này vào danh mục "kinh doanh có điều kiện" đối với nhà đầu tư nước ngoài. Liệu điều này có làm hạn chế việc huy động vốn, thưa ông ?
Chúng ta cần phải phân biệt khái niệm kinh doanh có điều kiện đối với từng ngành, từng lĩnh vực và tương ứng với đó là những điều kiện về chuyên môn, kỹ thuật riêng… Nếu mình dễ dãi cho bất cứ nhà đầu tư nào đăng ký đầu tư xây dựng thì chắc chắn chất lượng dịch vụ sẽ không đảm bảo.
Bên cạnh đó, bản chất của PPP chính là để làm sao Chính phủ có thể đảm bảo được những lợi ích thiết yếu cho người dân, doanh nghiệp và toàn xã hội. Thế nhưng, nhu cầu của xã hội thì bao giờ cũng lớn trong khi nguồn lực của chúng ta thì lại có hạn.
Chính vì vậy, không chỉ Việt Nam mà rất nhiều nước phát triển khác vẫn phải áp dụng hình mô hình PPP để giảm tải áp lực về vốn cho ngân sách nhà nước. Nhưng điều đó không có nghĩa là Chính phủ sẽ "quá thoáng" trong lĩnh vực này mà phải có những quy định, những luật lệ và tiêu chuẩn nhất định đối với nhà đầu tư.
Nhưng có một điều mà chúng ta cần lưu ý, ở các nước khác thì hình thức PPP không chỉ bó hẹp trong đầu tư hạ tầng thiết yếu mà được áp dụng rộng rãi ra nhiều lĩnh vực của xã hội khác, như cấp nước, y tế, giáo dục, vệ sinh và thậm chí là cả xây dựng nhà tù.
Mô hình PPP đã được áp dụng khá lâu nhưng tại sao chúng ta vẫn chưa có một khung pháp lý cho mô hình này, thưa ông ?
Thực tế thì năm 2007 chúng ta đã có Nghị định 78 của Chính phủ về đầu tư theo mô hình xây dựng - kinh doanh- chuyển giao. Tuy nhiên, vì đây là một nghị định khá mới nên có thể nó có những điều khoản không phù hợp với thực tế hiện nay.
Do đó, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ cố gắng hoàn chỉnh hơn những quy định, điều khoản cụ thể để có thể có được một khung pháp lý ngày càng hoàn thiện hơn.
Vậy theo ông, để mô hình PPP đạt hiệu quả hơn thì cần phải có những yếu tố gì ?
Để đầu tư theo mô hình PPP hiệu quả hơn thì chúng ta cần phải có được một sự nhận thức và đồng thuận cao trong xã hội, trước hết là hai khu vực nhà nước và tư nhân. Đồng thời, chúng ta phải tìm ra một mô hình phù hợp với điều kiện của Việt Nan chứ không thể sao chép một cách khiên cưỡng mô hình của bất kỳ một quốc gia nào.
Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta phải có năng thực hiện của tất cả các bên tham gia, như nhà đầu tư, nhà tư vấn , quản lý, thẩm định..., nếu không, thành công chỉ là viển vông.