Hợp tác kinh tế Nga-Trung: Chưa kịp “ấm” đã “lạnh”?
Kim ngạch thương mại song phương Nga-Trung đã giảm 31,4% trong nửa đầu năm 2015
Theo nhận định của tờ Washington Post, mối quan hệ kinh tế giữa Nga và Trung Quốc đang giảm bớt độ nồng ấm, do những thách thức lớn mà hai nền kinh tế này đang phải đối mặt.
Sự xuất hiện của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại lễ duyệt binh ở Thiên An Môn nhân dịp Trung Quốc kỷ niệm 70 năm kết thúc thế chiến thứ hai hôm 3/9 vừa qua được xem là một biểu tượng cho sự dịch chuyển của Nga về phía châu Á, trong bối cảnh quan hệ giữa Moscow với phương Tây lạnh giá vì cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine.
Trước chuyến thăm Bắc Kinh, ông Putin nói với giới truyền thông nhà nước Nga và Trung Quốc trong một cuộc trả lời phỏng vấn rằng, lệnh trừng phạt của phương Tây áp lên Nga “khuyến khích các doanh nghiệp trong nước của chúng tôi phát triển mối quan hệ kinh doanh ổn định với Trung Quốc. Mối quan hệ Nga-Trung đến nay có lẽ đã đạt đến đỉnh điểm trong toàn bộ lịch sử và sẽ còn tiếp tục phát triển”.
Trong chuyến thăm này, ông chủ điện Kremlin được hộ tống bởi hàng loạt quan chức và lãnh đạo các doanh nghiệp Nga ký hợp đồng với đối tác Trung Quốc. Tập đoàn dầu khí quốc doanh Rosneft thì ký một loạt hợp đồng trị giá 30 tỷ USD với phía Trung Quốc, trong đó có thỏa thuận khai thác chung hai mỏ dầu với công ty Sinopec.
Nhân tố giá dầu
Nước Nga hiện đang nỗ lực tìm kiếm đồng minh mới, cả về chính trị và kinh tế, ngoài các nước phương Tây. Trong bối cảnh đó, hơn một năm qua, Trung Quốc đã được Nga xem như đối tác chiến lược quan trọng nhất, với hy vọng rằng vốn đầu tư của Trung Quốc và việc nước này nhập khẩu hàng hóa cơ bản của Nga sẽ giúp nền kinh tế Nga vượt qua được những tác động khắc nghiệt của lệnh trừng phạt.
“Moscow có những kỳ vọng thái quá”, ông Alexander Gabuyev, một chuyên gia người Nga về Trung Quốc từ Carnegie Moscow Center, nhận xét. “Họ nghĩ là các nhà đầu tư Trung Quốc sẽ đến và đổ đầy tiền vào Nga”.
Tuy vậy, những số liệu kinh tế cho thấy hy vọng này đã không trở thành hiện thực.
Trên thực tế, kim ngạch thương mại song phương Nga-Trung đã giảm 31,4% trong nửa đầu năm 2015 do giá dầu giảm, suy thoái kinh tế Nga, và nhu cầu hàng hóa cơ bản của Trung Quốc sụt giảm. Vốn đầu tư của Trung Quốc vào Nga giảm 20% trong cùng khoảng thời gian, theo ông Gabuyev.
Xét tới sự giảm tốc tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc, triển vọng hợp tác kinh tế giữa hai nước không mấy tươi sáng. Việc phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu sang Trung Quốc có thể đặt một nền kinh tế vào thế rủi ro, như trường hợp của Brazil đã chứng minh.
Tháng 5 năm ngoái, Trung Quốc và Nga ký một thỏa thuận vận chuyển khí đốt từ phía Đông Siberia tới Trung Quốc từ năm 2019. Theo nhà chức trách Nga, thỏa thuận này trị giá 400 tỷ USD, nhưng giá trị của thỏa thuận được liên hệ với giá dầu, mà giá dầu đã lao dốc mạnh từ tháng 5/2014.
Đường ống dẫn khí đốt theo thỏa thuận này vẫn chưa được hoàn tất, nhưng Nga đang bất đồng với Trung Quốc về các khoản tiền trả trước mà Nga hy vọng được nhận để có vốn phục vụ cho việc xây dựng đường ống.
Vào tháng 11/2014, Nga và Trung Quốc ký một biên bản ghi nhớ về một thỏa thuận khí đốt thứ hai từ phía Tây Siberia. Hợp đồng này dự kiến được ký trong chuyến thăm vừa rồi của Putin tới Bắc Kinh, nhưng việc ký kết đã không xảy ra.
“Tình hình hiện nay không thuận lợi để Trung Quốc ký một thỏa thuận khí đốt khác”, ông Keun-Wook Paik, chuyên gia cấp cao thuộc Viện Nghiên cứu năng lượng Oxford ở London, nhận xét với hãng tin Bloomberg hồi tháng 8 vừa qua.
Nhân tố lệnh trừng phạt
Lệnh trừng phạt của phương Tây là một nhân tố khác khiến hợp tác Nga-Trung gặp khó. Ngoài việc khiến kinh tế Nga giảm tốc, lệnh trừng phạt khiến các nhà đầu tư Trung Quốc thận trọng với việc rót vốn vào Nga.
Nhưng dù mối quan tâm của các nhà đầu tư Trung Quốc dành cho Nga không lớn như những gì Moscow kỳ vọng, thì sự quan tâm vẫn được dành cho một số dự án cơ sở hạ tầng. Chẳng hạn, tháng 6 vừa rồi, hai nước đã ký thỏa thuận xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc nối giữa Moscow và Kazan.
Sau chuyến thăm Bắc Kinh, Putin lên đường tới Diễn đàn Kinh tế phía Đông ở thành phố Vladivostok, nơi nhà chức trách và các công ty Nga đang nỗ lực thu hút các nhà đầu tư châu Á tới vùng Viễn Đông.
Cho tới nay, Trung Quốc chưa hề đầu tư nhiều vào khu vực có dân cư thưa thớt này của Nga. Ở Primorsky Kray, nơi Vladivostok là thủ phủ, Trung Quốc mới chỉ đầu tư 31 triệu USD vào năm 2013, ít hơn cả vốn đầu tư của Nhật hay Đức.
Một số báo đài Nga đưa tin nói về tình trạng hỗn độn trong những ngày đầu tiên diễn ra diễn đàn nói trên do vấn đề về giao thông, cũng như chuyện các đại biểu và báo chí phải chờ đợi vì thất lạc biển tên. Trung Quốc cử Phó thủ tướng Wang Yang tới tham dự sự kiện, nhưng rất ít các nhà đầu tư lớn ở châu Á tới Vladivostok trong dịp này.
Chuyên gia Gabuyev đã mua một vé để tới Vladivostok, nhưng đã bán lại sau khi một số đối tác châu Á của ông viết thư nói họ sẽ không tham gia diễn đàn.
“Đây là một sự kiện mà các quan chức Nga nói với các quan chức Nga. Tôi không cần phải tới Vladivostok để nói chuyện với họ”, Gabuyev nói.
Sự xuất hiện của Tổng thống Nga Vladimir Putin tại lễ duyệt binh ở Thiên An Môn nhân dịp Trung Quốc kỷ niệm 70 năm kết thúc thế chiến thứ hai hôm 3/9 vừa qua được xem là một biểu tượng cho sự dịch chuyển của Nga về phía châu Á, trong bối cảnh quan hệ giữa Moscow với phương Tây lạnh giá vì cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine.
Trước chuyến thăm Bắc Kinh, ông Putin nói với giới truyền thông nhà nước Nga và Trung Quốc trong một cuộc trả lời phỏng vấn rằng, lệnh trừng phạt của phương Tây áp lên Nga “khuyến khích các doanh nghiệp trong nước của chúng tôi phát triển mối quan hệ kinh doanh ổn định với Trung Quốc. Mối quan hệ Nga-Trung đến nay có lẽ đã đạt đến đỉnh điểm trong toàn bộ lịch sử và sẽ còn tiếp tục phát triển”.
Trong chuyến thăm này, ông chủ điện Kremlin được hộ tống bởi hàng loạt quan chức và lãnh đạo các doanh nghiệp Nga ký hợp đồng với đối tác Trung Quốc. Tập đoàn dầu khí quốc doanh Rosneft thì ký một loạt hợp đồng trị giá 30 tỷ USD với phía Trung Quốc, trong đó có thỏa thuận khai thác chung hai mỏ dầu với công ty Sinopec.
Nhân tố giá dầu
Nước Nga hiện đang nỗ lực tìm kiếm đồng minh mới, cả về chính trị và kinh tế, ngoài các nước phương Tây. Trong bối cảnh đó, hơn một năm qua, Trung Quốc đã được Nga xem như đối tác chiến lược quan trọng nhất, với hy vọng rằng vốn đầu tư của Trung Quốc và việc nước này nhập khẩu hàng hóa cơ bản của Nga sẽ giúp nền kinh tế Nga vượt qua được những tác động khắc nghiệt của lệnh trừng phạt.
“Moscow có những kỳ vọng thái quá”, ông Alexander Gabuyev, một chuyên gia người Nga về Trung Quốc từ Carnegie Moscow Center, nhận xét. “Họ nghĩ là các nhà đầu tư Trung Quốc sẽ đến và đổ đầy tiền vào Nga”.
Tuy vậy, những số liệu kinh tế cho thấy hy vọng này đã không trở thành hiện thực.
Trên thực tế, kim ngạch thương mại song phương Nga-Trung đã giảm 31,4% trong nửa đầu năm 2015 do giá dầu giảm, suy thoái kinh tế Nga, và nhu cầu hàng hóa cơ bản của Trung Quốc sụt giảm. Vốn đầu tư của Trung Quốc vào Nga giảm 20% trong cùng khoảng thời gian, theo ông Gabuyev.
Xét tới sự giảm tốc tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc, triển vọng hợp tác kinh tế giữa hai nước không mấy tươi sáng. Việc phụ thuộc quá nhiều vào xuất khẩu sang Trung Quốc có thể đặt một nền kinh tế vào thế rủi ro, như trường hợp của Brazil đã chứng minh.
Tháng 5 năm ngoái, Trung Quốc và Nga ký một thỏa thuận vận chuyển khí đốt từ phía Đông Siberia tới Trung Quốc từ năm 2019. Theo nhà chức trách Nga, thỏa thuận này trị giá 400 tỷ USD, nhưng giá trị của thỏa thuận được liên hệ với giá dầu, mà giá dầu đã lao dốc mạnh từ tháng 5/2014.
Đường ống dẫn khí đốt theo thỏa thuận này vẫn chưa được hoàn tất, nhưng Nga đang bất đồng với Trung Quốc về các khoản tiền trả trước mà Nga hy vọng được nhận để có vốn phục vụ cho việc xây dựng đường ống.
Vào tháng 11/2014, Nga và Trung Quốc ký một biên bản ghi nhớ về một thỏa thuận khí đốt thứ hai từ phía Tây Siberia. Hợp đồng này dự kiến được ký trong chuyến thăm vừa rồi của Putin tới Bắc Kinh, nhưng việc ký kết đã không xảy ra.
“Tình hình hiện nay không thuận lợi để Trung Quốc ký một thỏa thuận khí đốt khác”, ông Keun-Wook Paik, chuyên gia cấp cao thuộc Viện Nghiên cứu năng lượng Oxford ở London, nhận xét với hãng tin Bloomberg hồi tháng 8 vừa qua.
Nhân tố lệnh trừng phạt
Lệnh trừng phạt của phương Tây là một nhân tố khác khiến hợp tác Nga-Trung gặp khó. Ngoài việc khiến kinh tế Nga giảm tốc, lệnh trừng phạt khiến các nhà đầu tư Trung Quốc thận trọng với việc rót vốn vào Nga.
Nhưng dù mối quan tâm của các nhà đầu tư Trung Quốc dành cho Nga không lớn như những gì Moscow kỳ vọng, thì sự quan tâm vẫn được dành cho một số dự án cơ sở hạ tầng. Chẳng hạn, tháng 6 vừa rồi, hai nước đã ký thỏa thuận xây dựng một tuyến đường sắt cao tốc nối giữa Moscow và Kazan.
Sau chuyến thăm Bắc Kinh, Putin lên đường tới Diễn đàn Kinh tế phía Đông ở thành phố Vladivostok, nơi nhà chức trách và các công ty Nga đang nỗ lực thu hút các nhà đầu tư châu Á tới vùng Viễn Đông.
Cho tới nay, Trung Quốc chưa hề đầu tư nhiều vào khu vực có dân cư thưa thớt này của Nga. Ở Primorsky Kray, nơi Vladivostok là thủ phủ, Trung Quốc mới chỉ đầu tư 31 triệu USD vào năm 2013, ít hơn cả vốn đầu tư của Nhật hay Đức.
Một số báo đài Nga đưa tin nói về tình trạng hỗn độn trong những ngày đầu tiên diễn ra diễn đàn nói trên do vấn đề về giao thông, cũng như chuyện các đại biểu và báo chí phải chờ đợi vì thất lạc biển tên. Trung Quốc cử Phó thủ tướng Wang Yang tới tham dự sự kiện, nhưng rất ít các nhà đầu tư lớn ở châu Á tới Vladivostok trong dịp này.
Chuyên gia Gabuyev đã mua một vé để tới Vladivostok, nhưng đã bán lại sau khi một số đối tác châu Á của ông viết thư nói họ sẽ không tham gia diễn đàn.
“Đây là một sự kiện mà các quan chức Nga nói với các quan chức Nga. Tôi không cần phải tới Vladivostok để nói chuyện với họ”, Gabuyev nói.