Putin ca ngợi quan hệ Nga-Trung
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 19/6 nói mối quan hệ Nga-Trung đã đạt mức “chưa từng có tiền lệ trong lịch sử”
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 19/6 nói mối quan hệ Nga-Trung đã đạt mức “chưa từng có tiền lệ trong lịch sử”. Đánh giá này của ông chủ điện Kremlin được đưa ra chỉ 1 ngày sau khi Trung Quốc ký kết hỗ trợ Nga thiết kế một tuyến đường sắt cao tốc quy mô lớn.
Trong bối cảnh mối quan hệ đóng băng giữa Nga với phương Tây trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine, ông Putin nhấn mạnh những nỗ lực của điện Kremlin nhằm thắt chặt quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Putin bày tỏ hy vọng kim ngạch thương mại giữa hai nước sẽ tăng lên mức 200 tỷ USD trong những năm sắp tới từ mức 85 tỷ USD hiện nay.
“Trung Quốc là đối tác thương mại và kinh tế lớn nhất của chúng tôi. Mối quan hệ của chúng tôi đang phát triển rất hiệu quả”, Putin nói tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg đang diễn ra ở thành phố St. Petersburg của Nga.
Một ví dụ của kỷ nguyên mới trong hợp tác Nga-Trung là tuyến đường sắt cao tốc mà Nga sắp xây dựng để nối giữa Moscow và Kazan, thành phố cách thủ đô của Nga khoảng 480 dặm về phía Tây. Hôm 18/6, đơn vị thiết kế thuộc tập đoàn đường sắt quốc doanh China Railway Group của Trung Quóc đã nhất trí hợp tác với 2 công ty Nga để thiết kế dự án này.
Giai đoạn thiết kế của dự án dự kiến tiêu tốn khoảng 20,8 tỷ Rúp, tương đương 383 triệu USD và kéo dài 2 năm. Tập đoàn đường sắt quốc doanh của Nga Russian Railways cũng không loại trừ khả năng Trung Quốc trúng thầu xây dựng dự án trị giá 19,5 tỷ USD dự kiến hoàn tất vào năm 2020 này.
Đến nay, các ngân hàng Trung Quốc vẫn thận trọng với việc cung cấp vốn vay cho Nga giữa lúc nước này bị phương Tây trừng phạt, một phần do các ngân hàng này không muốn hoạt động của họ ở Mỹ bị ảnh hưởng. Trong một bài viết mới đây đăng trên tờ FinanceAsia của Hồng Kông, Phó chủ tịch thứ nhất của ngân hàng quốc doanh Nga VTB phàn nàn rằng “lập trường mập mờ” của Trung Quốc về lệnh trừng phạt nằm vào Nga đồng nghĩa với viêc hầu hết các ngân hàng Trung Quốc sẽ không thực hiện các giao dịch liên ngân hàng với các nhà băng Nga.
Đến nay, hầu hết các thỏa thuận kinh tế giữa Nga với Trung Quốc đều được ký kết ở cấp chính phủ, chẳng hạn thỏa thuận thiết kế đường sắt cao tốc nói trên và thỏa thuận đường ống dẫn khí đốt trị giá 400 tỷ USD ký năm 2014. Ngày 19/6, Putin nói hai nước cần tìm cách khuyến khích hợp tác giữa các doanh nghiệp nhỏ hơn và trên nhiều lĩnh vực.
Nhưng dù Putin nhấn mạnh mối quan hệ với Trung Quốc, các thỏa thuận được ký cùng ngày giữa tập đoàn dầu lửa quốc doanh khổng lồ Rosneft của Nga với các đối tác châu Âu lâu năm cho thấy mối quan hệ kinh tế không dễ gì mất đi giữa nước này với Nga bất chấp các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp lên Moscow.
Trong đó, Rosneft nhất trí bán một cổ phần nhỏ trong dự án dầu khí ở Siberia cho tập đoàn BP của Anh với giá 750 triệu USD. Tập đoàn này cũng mua cổ phần 300 triệu USD trong một nhà máy lọc dầu ở Đức từ tập đoàn Total của Pháp.
Ngoài ra, cũng tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế ở St. Petersburg, tập đoàn khí đốt quốc doanh Gapzrom của Nga đã nhất trí với tập đoàn Shell của Hà Lan về thiết lập liên minh chiến lược toàn cầu. Thỏa thuận này sẽ cho phép hai bên hoán đổi tài sản và Gazprom thâm nhập vào các thị trường mới.
Trong bối cảnh mối quan hệ đóng băng giữa Nga với phương Tây trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine, ông Putin nhấn mạnh những nỗ lực của điện Kremlin nhằm thắt chặt quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Putin bày tỏ hy vọng kim ngạch thương mại giữa hai nước sẽ tăng lên mức 200 tỷ USD trong những năm sắp tới từ mức 85 tỷ USD hiện nay.
“Trung Quốc là đối tác thương mại và kinh tế lớn nhất của chúng tôi. Mối quan hệ của chúng tôi đang phát triển rất hiệu quả”, Putin nói tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg đang diễn ra ở thành phố St. Petersburg của Nga.
Một ví dụ của kỷ nguyên mới trong hợp tác Nga-Trung là tuyến đường sắt cao tốc mà Nga sắp xây dựng để nối giữa Moscow và Kazan, thành phố cách thủ đô của Nga khoảng 480 dặm về phía Tây. Hôm 18/6, đơn vị thiết kế thuộc tập đoàn đường sắt quốc doanh China Railway Group của Trung Quóc đã nhất trí hợp tác với 2 công ty Nga để thiết kế dự án này.
Giai đoạn thiết kế của dự án dự kiến tiêu tốn khoảng 20,8 tỷ Rúp, tương đương 383 triệu USD và kéo dài 2 năm. Tập đoàn đường sắt quốc doanh của Nga Russian Railways cũng không loại trừ khả năng Trung Quốc trúng thầu xây dựng dự án trị giá 19,5 tỷ USD dự kiến hoàn tất vào năm 2020 này.
Đến nay, các ngân hàng Trung Quốc vẫn thận trọng với việc cung cấp vốn vay cho Nga giữa lúc nước này bị phương Tây trừng phạt, một phần do các ngân hàng này không muốn hoạt động của họ ở Mỹ bị ảnh hưởng. Trong một bài viết mới đây đăng trên tờ FinanceAsia của Hồng Kông, Phó chủ tịch thứ nhất của ngân hàng quốc doanh Nga VTB phàn nàn rằng “lập trường mập mờ” của Trung Quốc về lệnh trừng phạt nằm vào Nga đồng nghĩa với viêc hầu hết các ngân hàng Trung Quốc sẽ không thực hiện các giao dịch liên ngân hàng với các nhà băng Nga.
Đến nay, hầu hết các thỏa thuận kinh tế giữa Nga với Trung Quốc đều được ký kết ở cấp chính phủ, chẳng hạn thỏa thuận thiết kế đường sắt cao tốc nói trên và thỏa thuận đường ống dẫn khí đốt trị giá 400 tỷ USD ký năm 2014. Ngày 19/6, Putin nói hai nước cần tìm cách khuyến khích hợp tác giữa các doanh nghiệp nhỏ hơn và trên nhiều lĩnh vực.
Nhưng dù Putin nhấn mạnh mối quan hệ với Trung Quốc, các thỏa thuận được ký cùng ngày giữa tập đoàn dầu lửa quốc doanh khổng lồ Rosneft của Nga với các đối tác châu Âu lâu năm cho thấy mối quan hệ kinh tế không dễ gì mất đi giữa nước này với Nga bất chấp các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp lên Moscow.
Trong đó, Rosneft nhất trí bán một cổ phần nhỏ trong dự án dầu khí ở Siberia cho tập đoàn BP của Anh với giá 750 triệu USD. Tập đoàn này cũng mua cổ phần 300 triệu USD trong một nhà máy lọc dầu ở Đức từ tập đoàn Total của Pháp.
Ngoài ra, cũng tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế ở St. Petersburg, tập đoàn khí đốt quốc doanh Gapzrom của Nga đã nhất trí với tập đoàn Shell của Hà Lan về thiết lập liên minh chiến lược toàn cầu. Thỏa thuận này sẽ cho phép hai bên hoán đổi tài sản và Gazprom thâm nhập vào các thị trường mới.