HSBC lý giải việc nhà đầu tư ngoại bán ròng
HSBC vừa công bố báo cáo tiếp theo về tình hình kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng của Việt Nam
Tập đoàn Ngân hàng Hồng Kông - Thượng Hải (HSBC) vừa công bố báo cáo tiếp theo về tình hình kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng của Việt Nam.
Báo cáo đã lý giải việc bán ròng của giới đầu tư ngoại trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua và dự báo triển vọng thị trường thời gian tới.
Từ mua sang bán
Số liệu thống kê đưa ra trong báo cáo của HSBC cho thấy, trong tháng 10 vừa qua, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục đi xuống cùng với sự tuột dốc của thị trường chứng khoán thế giới, nhưng giá cổ phiếu ở Việt Nam vẫn đắt hơn so với ở các thị trường châu Á khác.
Tính theo VND, thị trường chứng khoán Việt Nam sụt 24% trong tháng 10, còn tính theo USD, mức sụt giảm của thị trường trong tháng là 25%, sát với mức giảm 24% của chỉ số MSCI của thị trường châu Á, trừ Nhật Bản.
Tuy nhiên, tính từ đầu năm tới giờ, tính theo USD, thị trường Việt Nam đã giảm 64%, so với mức giảm 52% của toàn thị trường châu Á trừ Nhật. Chỉ có các cổ phiếu hạng A của thị trường chứng khoán Trung Quốc là có mức sụt giảm cao hơn mức trượt dốc của thị trường Việt Nam (67%). So với mức đỉnh hồi tháng 3/2007, thị trường Việt Nam đã mất 71% giá trị.
Báo cáo chỉ rõ, một trong những xu hướng chủ đạo trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong mấy tuần trở lại đây là việc các nhà đầu tư nước ngoài liên tục bán ròng. Tháng 9, khối lượng bán ròng của khối ngoại là 21 triệu USD, trong tháng 10, con số này tăng lên tới mức 48 triệu USD. Đây là thời kỳ bán ròng liên tục đầu tiên của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong vòng 2 năm qua.
Trước đó, trong giai đoạn đi xuống của thị trường vào năm ngoái và 8 tháng đầu năm nay, khối ngoại vẫn là lực lượng mua ròng. Dường như, các quỹ đóng tại thị trường Việt Nam đã đầu tư hết số tiền mà họ huy động được vào năm ngoái, trong khi các quỹ khác bắt đầu bán ra lượng cổ phiếu đã mua vào từ trước để huy động tiền mặt.
Tuy nhiên, báo cáo của HSBC cho rằng, các nhà đầu tư nước ngoài hiện vẫn nắm giữ lượng cổ phiếu niêm yết trị giá khoảng 3,1 tỷ USD của Việt Nam và khoảng một nửa lượng như vậy các cổ phiếu chưa niêm yết. Do đó, việc bán ra của khối này có thể sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới, nhất là do các quỹ đã mua vào các cổ phiếu được IPO vào năm ngoái - với kỳ vọng sẽ thu lời lớn khi cổ phiếu đó niêm yết - sẽ bán ra do phần lớn các vụ niêm yết đã bị trì hoãn lại.
Giá cổ phiếu "đắt"
Báo cáo cho rằng một trong những lý do chính dẫn tới xu thế bán ròng trên là giá cổ phiếu ở Việt Nam vẫn đắt đỏ hơn so với ở các nước châu Á khác.
Cuối tháng 10 vừa qua, chỉ số P/E (hệ số giữa giá giao dịch của một cổ phiếu với lợi nhuận mà cổ phiếu đó đem lại, hệ số này càng cao thì giá cổ phiếu càng đắt) của thị trường Việt Nam tính trên mức lợi nhuận của năm 2007 là 10,4 lần, so với mức 9,2 lần của toàn thị trường châu Á trừ Nhật Bản. Các chuyên gia thực hiện báo cáo này cho rằng, việc tính toán chỉ số P/E tương lai của 12 tháng tới cho thị trường Việt Nam là tương đối khó, vì dự báo về mức lợi nhuận của các công ty là rất khác nhau.
Tuy nhiên, báo cáo dự báo rằng, chỉ số EPS (lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu) của thị trường sẽ giảm 10% trong năm nay và 15% trong năm tới. Với sự sụt giảm này, chỉ số P/E tương lai của 12 tháng tới của thị trường Việt Nam hiện là 10,4 lần. Mức P/E này cao so với mức 8,5 lần của thị trường châu Á nói chung trừ Nhật, mức 7,5 lần của cổ phiếu H (hay còn gọi là cổ phiếu Hồng Kông của 41 công ty đại lục niêm yết trên sàn Hồng Kông) ở Trung Quốc, và mức 9,3 lần của thị trường Ấn Độ.
Với sự chênh lệch như trên, các chuyên gia thực hiện báo cáo tỏ ra nghi ngờ về việc các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục đổ vốn vào thị trường Việt Nam. Họ cho rằng, không thể nghi ngờ triển vọng dài hạn của thị trường Việt Nam, nhưng xét trong ngắn hạn, triển vọng và độ minh bạch về lợi nhuận của các cổ phiếu niêm yết trên thị trường Việt Nam là kém hơn một số thị trường châu Á khác như Trung Quốc hay Ấn Độ.
Viễn cảnh lợi nhuận
Báo cáo nhận định, từ kết quả kinh doanh quý 3 của các công ty niêm yết công bố trong tháng 10 vừa qua, có thể thấy, viễn cảnh lợi nhuận là chưa rõ ràng.
Gộp chung, các công ty có giá trị vốn hóa thị trường từ 100 triệu USD trở lên và có báo cáo lợi nhuận từ quý 1/2007 tới nay có doanh số quý 3/2008 tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng tăng trưởng lợi nhuận hoạt động lại giảm còn có 18% từ mức 25% trong quý 2; và lợi nhuận ròng tăng 15%, so với mức giảm 2% trong quý 2.
Trong 9 tháng đầu năm, doanh số của các công ty này tăng 45%, lợi nhuận hoạt động tăng 26%, lợi nhuận ròng tăng 7%. Báo cáo nhận xét, có lý do để tin rằng, mức lợi nhuận của cả năm sẽ còn thấp hơn những con số này.
Các báo cáo kinh doanh hàng quý ở Việt Nam không được kiểm toán chặt chẽ, và nhiều công ty sẽ không báo những khoản thâm hụt tài sản lớn, chẳng hạn những khoản thâm hụt do sự xuống dốc của thị trường chứng khoán và địa ốc, trước báo cáo kết quả kinh doanh cuối năm. Sự kết hợp giữa lãi suất cao hơn, tăng trưởng kinh tế chậm lại và những khoản thâm hụt tài sản lớn dẫn tới dự báo tăng trưởng lợi nhuận của các công ty niêm yết giảm 10% trong năm nay như đã nói trong phần tính toán P/E ở trên.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận hoạt động khá vững vàng cho phép dự báo lợi nhuận của các doanh nghiệp sẽ dần tăng trở lại trong năm 2009.
Đi sâu vào phân tích, các chuyên gia của HSBC chỉ ra sự khác biệt trong kết quả kinh doanh của các công ty. Các ngân hàng niêm yết đã bắt đầu gặp khó khăn, như ACB có mức lợi nhuận ròng giảm 20% trong quý 3, Sacombank có lợi nhuận ròng giảm 51% trong quý 3… Trong khi các công ty tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính và không đầu tư “tay trái”, như Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (PV Drilling), nhìn chung có mức tăng trưởng lợi nhuận khá mạnh.
Cuối cùng, báo cáo cho rằng, thị trường chứng khoán Việt Nam từ nay tới cuối năm sẽ còn đương đầu với khó khăn. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể còn bán ra nữa, giá cổ phiếu còn kém hấp dẫn so với các thị trường khác, đồng thời vấn đề lợi nhuận của các doanh nghiệp còn thiếu minh bạch.
Nếu các nhà đầu tư nước ngoài còn chưa cảm thấy hứng thú trở lại với rủi ro ở một mức độ nào đó, có lẽ các quỹ đầu tư sẽ dành sự chú ý nhiều hơn cho các thị trường đang nổi lên có độ chín muồi cao hơn thị trường Việt Nam, trước khi quan tâm trở lại thị trường này.
Báo cáo đã lý giải việc bán ròng của giới đầu tư ngoại trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua và dự báo triển vọng thị trường thời gian tới.
Từ mua sang bán
Số liệu thống kê đưa ra trong báo cáo của HSBC cho thấy, trong tháng 10 vừa qua, thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục đi xuống cùng với sự tuột dốc của thị trường chứng khoán thế giới, nhưng giá cổ phiếu ở Việt Nam vẫn đắt hơn so với ở các thị trường châu Á khác.
Tính theo VND, thị trường chứng khoán Việt Nam sụt 24% trong tháng 10, còn tính theo USD, mức sụt giảm của thị trường trong tháng là 25%, sát với mức giảm 24% của chỉ số MSCI của thị trường châu Á, trừ Nhật Bản.
Tuy nhiên, tính từ đầu năm tới giờ, tính theo USD, thị trường Việt Nam đã giảm 64%, so với mức giảm 52% của toàn thị trường châu Á trừ Nhật. Chỉ có các cổ phiếu hạng A của thị trường chứng khoán Trung Quốc là có mức sụt giảm cao hơn mức trượt dốc của thị trường Việt Nam (67%). So với mức đỉnh hồi tháng 3/2007, thị trường Việt Nam đã mất 71% giá trị.
Báo cáo chỉ rõ, một trong những xu hướng chủ đạo trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong mấy tuần trở lại đây là việc các nhà đầu tư nước ngoài liên tục bán ròng. Tháng 9, khối lượng bán ròng của khối ngoại là 21 triệu USD, trong tháng 10, con số này tăng lên tới mức 48 triệu USD. Đây là thời kỳ bán ròng liên tục đầu tiên của các nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong vòng 2 năm qua.
Trước đó, trong giai đoạn đi xuống của thị trường vào năm ngoái và 8 tháng đầu năm nay, khối ngoại vẫn là lực lượng mua ròng. Dường như, các quỹ đóng tại thị trường Việt Nam đã đầu tư hết số tiền mà họ huy động được vào năm ngoái, trong khi các quỹ khác bắt đầu bán ra lượng cổ phiếu đã mua vào từ trước để huy động tiền mặt.
Tuy nhiên, báo cáo của HSBC cho rằng, các nhà đầu tư nước ngoài hiện vẫn nắm giữ lượng cổ phiếu niêm yết trị giá khoảng 3,1 tỷ USD của Việt Nam và khoảng một nửa lượng như vậy các cổ phiếu chưa niêm yết. Do đó, việc bán ra của khối này có thể sẽ còn tiếp tục trong thời gian tới, nhất là do các quỹ đã mua vào các cổ phiếu được IPO vào năm ngoái - với kỳ vọng sẽ thu lời lớn khi cổ phiếu đó niêm yết - sẽ bán ra do phần lớn các vụ niêm yết đã bị trì hoãn lại.
Giá cổ phiếu "đắt"
Báo cáo cho rằng một trong những lý do chính dẫn tới xu thế bán ròng trên là giá cổ phiếu ở Việt Nam vẫn đắt đỏ hơn so với ở các nước châu Á khác.
Cuối tháng 10 vừa qua, chỉ số P/E (hệ số giữa giá giao dịch của một cổ phiếu với lợi nhuận mà cổ phiếu đó đem lại, hệ số này càng cao thì giá cổ phiếu càng đắt) của thị trường Việt Nam tính trên mức lợi nhuận của năm 2007 là 10,4 lần, so với mức 9,2 lần của toàn thị trường châu Á trừ Nhật Bản. Các chuyên gia thực hiện báo cáo này cho rằng, việc tính toán chỉ số P/E tương lai của 12 tháng tới cho thị trường Việt Nam là tương đối khó, vì dự báo về mức lợi nhuận của các công ty là rất khác nhau.
Tuy nhiên, báo cáo dự báo rằng, chỉ số EPS (lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu) của thị trường sẽ giảm 10% trong năm nay và 15% trong năm tới. Với sự sụt giảm này, chỉ số P/E tương lai của 12 tháng tới của thị trường Việt Nam hiện là 10,4 lần. Mức P/E này cao so với mức 8,5 lần của thị trường châu Á nói chung trừ Nhật, mức 7,5 lần của cổ phiếu H (hay còn gọi là cổ phiếu Hồng Kông của 41 công ty đại lục niêm yết trên sàn Hồng Kông) ở Trung Quốc, và mức 9,3 lần của thị trường Ấn Độ.
Với sự chênh lệch như trên, các chuyên gia thực hiện báo cáo tỏ ra nghi ngờ về việc các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục đổ vốn vào thị trường Việt Nam. Họ cho rằng, không thể nghi ngờ triển vọng dài hạn của thị trường Việt Nam, nhưng xét trong ngắn hạn, triển vọng và độ minh bạch về lợi nhuận của các cổ phiếu niêm yết trên thị trường Việt Nam là kém hơn một số thị trường châu Á khác như Trung Quốc hay Ấn Độ.
Viễn cảnh lợi nhuận
Báo cáo nhận định, từ kết quả kinh doanh quý 3 của các công ty niêm yết công bố trong tháng 10 vừa qua, có thể thấy, viễn cảnh lợi nhuận là chưa rõ ràng.
Gộp chung, các công ty có giá trị vốn hóa thị trường từ 100 triệu USD trở lên và có báo cáo lợi nhuận từ quý 1/2007 tới nay có doanh số quý 3/2008 tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng tăng trưởng lợi nhuận hoạt động lại giảm còn có 18% từ mức 25% trong quý 2; và lợi nhuận ròng tăng 15%, so với mức giảm 2% trong quý 2.
Trong 9 tháng đầu năm, doanh số của các công ty này tăng 45%, lợi nhuận hoạt động tăng 26%, lợi nhuận ròng tăng 7%. Báo cáo nhận xét, có lý do để tin rằng, mức lợi nhuận của cả năm sẽ còn thấp hơn những con số này.
Các báo cáo kinh doanh hàng quý ở Việt Nam không được kiểm toán chặt chẽ, và nhiều công ty sẽ không báo những khoản thâm hụt tài sản lớn, chẳng hạn những khoản thâm hụt do sự xuống dốc của thị trường chứng khoán và địa ốc, trước báo cáo kết quả kinh doanh cuối năm. Sự kết hợp giữa lãi suất cao hơn, tăng trưởng kinh tế chậm lại và những khoản thâm hụt tài sản lớn dẫn tới dự báo tăng trưởng lợi nhuận của các công ty niêm yết giảm 10% trong năm nay như đã nói trong phần tính toán P/E ở trên.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận hoạt động khá vững vàng cho phép dự báo lợi nhuận của các doanh nghiệp sẽ dần tăng trở lại trong năm 2009.
Đi sâu vào phân tích, các chuyên gia của HSBC chỉ ra sự khác biệt trong kết quả kinh doanh của các công ty. Các ngân hàng niêm yết đã bắt đầu gặp khó khăn, như ACB có mức lợi nhuận ròng giảm 20% trong quý 3, Sacombank có lợi nhuận ròng giảm 51% trong quý 3… Trong khi các công ty tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính và không đầu tư “tay trái”, như Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (PV Drilling), nhìn chung có mức tăng trưởng lợi nhuận khá mạnh.
Cuối cùng, báo cáo cho rằng, thị trường chứng khoán Việt Nam từ nay tới cuối năm sẽ còn đương đầu với khó khăn. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể còn bán ra nữa, giá cổ phiếu còn kém hấp dẫn so với các thị trường khác, đồng thời vấn đề lợi nhuận của các doanh nghiệp còn thiếu minh bạch.
Nếu các nhà đầu tư nước ngoài còn chưa cảm thấy hứng thú trở lại với rủi ro ở một mức độ nào đó, có lẽ các quỹ đầu tư sẽ dành sự chú ý nhiều hơn cho các thị trường đang nổi lên có độ chín muồi cao hơn thị trường Việt Nam, trước khi quan tâm trở lại thị trường này.