Huy động sức vàng: Không hẳn hết cách!
Tưởng như, nhà quản lý đã chọn một con đường gập ghềnh ngay từ những bước đi đầu tiên
Tại cuộc họp giữa Ngân hàng Nhà nước với lãnh đạo các ngân hàng thương mại cuối tuần tuần qua, một câu hỏi được đặt ra. Đó là nên giãn thời hạn chấm dứt huy động vàng đến thời điểm nào?
Cuối cùng, mốc 30/6/2013 được xác định. Nhưng đây chỉ là một điều chỉnh kỹ thuật. Quan trọng hơn, thị trường chờ đợi có thay đổi hay không quan điểm và cách thức điều hành của Ngân hàng Nhà nước đối với thị trường vàng trong tương lai.
Thăm dò dư luận?
Như bài viết mới đây, Ngân hàng Nhà nước đang thể hiện hướng đi: một mặt tạo và củng cố giá trị hấp dẫn của VND, một mặt tìm cách hạn chế sự hấp dẫn của vàng, qua đó kích thích người dân chuyển đổi vàng sang VND khi cân nhắc lợi ích nắm giữ, xem đó là một cách huy động sức vàng trong dân, tương tự như đã thành công ở USD.
Để góp phần hạn chế sức hút của vàng, Ngân hàng Nhà nước có hướng xem xét đề xuất áp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt. Lý do, vàng hiện là một loại hàng hóa, được mua đi bán lại mà không chịu một loại thuế nào ngoài thuế xuất khẩu; Nhà nước không khuyến khích mua và găm giữ bởi một nguồn vốn lớn bị “chôn” ở đây mà không đi vào sản xuất kinh doanh…
Đó mới chỉ là một ý tưởng. Để thực sự trở thành một chính sách, nó phải được đưa ra một cách chính thức, rõ ràng với các cơ sở lập luận cụ thể; được cơ quan chuyên trách xây dựng, tổ chức lấy ý kiến và thảo luận, trình các cấp có thẩm quyền xem xét. Và hơn hết, nó phải thuyết phục được lòng dân.
Được biết, Ngân hàng Nhà nước cũng đã trao đổi với lãnh đạo Chính phủ về ý tưởng này. Hướng chỉ đạo là phối hợp với Bộ Tài chính xem xét và hiện mới chỉ ở mức độ nghiên cứu.
Từ chối bình luận về tính hợp lý của hướng áp thuế, song một chuyên gia nói với VnEconomy rằng: “Ý tưởng của Ngân hàng Nhà nước nên xem là sự gợi mở, một hướng thăm dò dư luận, hay một nỗ lực trong việc nghiên cứu các giải pháp để ổn định thị trường vàng, để điều hành hợp lý hơn. Lắng nghe cũng chính là một yêu cầu trong nghiên cứu và hoạch định chính sách”.
“Thuế là chính sách nhạy cảm, vì liên quan đến lợi ích người dân. Nhưng nếu để tạo ra những giá trị tốt hơn cho nền kinh tế, chứng minh được một cách tâm phục khẩu phục thì tôi tin người dân sẽ ủng hộ và chia sẻ”, chuyên gia này nói thêm.
Trong tương lai, giả sử việc áp thuế được đồng thuận, Ngân hàng Nhà nước củng cố hướng đi nói trên, có thêm yếu tố hỗ trợ kích thích chuyển đổi để huy động sức vàng trong dân. Ngược lại, ý tưởng không thành thì cũng không hẳn là đã hết cách.
Trở lại huy động vàng?
Điều mà Ngân hàng Nhà nước khẳng định gần đây là sẽ không tổ chức huy động vàng như hiện nay, nghiệp vụ mà các ngân hàng thương mại đang làm. Việc giãn thời điểm chấm dứt huy động chỉ là điều chỉnh kỹ thuật, không phải về quan điểm.
Tuy nhiên, nếu không kích thích được sự chuyển đổi như trên, các ngân hàng đã ngừng hẳn huy động, thì nguồn lực từ vốn vàng trong dân sẽ đành để nằm yên?
Thời gian qua, một hướng đánh thức vốn vàng trong dân đã được đặt ra: Ngân hàng Nhà nước đứng ra huy động qua hệ thống đại lý là các ngân hàng thương mại, dùng nguồn vàng đó chuyển đổi thành ngoại tệ, sử dụng bằng nhiều cách để tạo giá trị cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, hướng chuyển đổi trên gắn với nhiều rủi ro, bởi giá vàng biến động khó lường, đã có quá nhiều điển hình thiệt hại. Chuyển đổi ở đây là bán vàng lấy ngoại tệ, sau đó phải mua lại để trả cho dân.
Vẫn theo hướng đó, nhưng có một cách chuyển đổi khác có thể xem xét.
Tham vấn chuyên môn từ TS. Nguyễn Thế Hùng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh vàng Việt Nam, đó là nghiệp vụ hoán đổi thông qua ký gửi vay ngoại tệ.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước tổ chức huy động vàng, nhưng dùng làm tài sản để thế chấp vay ngoại tệ ở nước ngoài chứ không phải bán đứt, dùng ngoại tệ đầu tư cho các dự án hiệu quả trong nước. Nếu vậy, rủi ro từ việc chuyển đổi theo hướng bán đứt vàng và sau đó có thể phải mua lại giá cao để trả cho dân, hay rủi ro trong giao dịch kỳ hạn… được loại trừ.
Bài toán ở đây là một mức lãi suất huy động vàng trong nước thấp (trên dưới 1%/năm), một chi phí chuyển đổi thành vàng tiêu chuẩn quốc tế (khoảng 0,01%), một mức lãi suất vay USD thế chấp bằng vàng ở nước ngoài (khoảng 1,5 - 2%/năm) để tạo một nguồn vốn rẻ hơn nhiều so với chi phí vay vốn của Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua.
Thực tế Chính phủ đã từng phải phát hành trái phiếu vay 750 triệu USD với lãi suất hơn 7%/năm hồi tháng 10/2005; hay tháng 5 vừa qua Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) phải huy động 250 triệu USD bằng trái phiếu quốc tế với lãi suất lên tới 8%/năm… Vậy thì tại sao không thử tìm một cách như trên để có nguồn vốn chi phí thấp hơn, lại tranh thủ được nguồn lực vàng trong dân?
Tất nhiên, theo TS. Hùng, để huy động theo nghiệp vụ này cần có những chuyên gia am hiểu cùng tư vấn nước ngoài, cũng như phải tính toán rất chi tiết các dữ liệu của thị trường để xây dựng các kế hoạch cụ thể.
“Và quan trọng nhất, nguồn ngoại tệ thu về nhờ các nghiệp vụ hoán đổi vàng phải được sử dụng hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội, thông qua việc đánh giá chính xác, khách quan năng lực sản xuất, chất lượng nhân lực, năng lực quản trị, chi phí sử dụng vốn... trong nước. Từ đó mới duy trì được niềm tin cho người gửi vàng nói riêng, sự đồng thuận của toàn xã hội nói chung và phát huy được giá trị thực tiễn của việc huy động vàng”, ông Hùng nhìn nhận.
Cuối cùng, mốc 30/6/2013 được xác định. Nhưng đây chỉ là một điều chỉnh kỹ thuật. Quan trọng hơn, thị trường chờ đợi có thay đổi hay không quan điểm và cách thức điều hành của Ngân hàng Nhà nước đối với thị trường vàng trong tương lai.
Thăm dò dư luận?
Như bài viết mới đây, Ngân hàng Nhà nước đang thể hiện hướng đi: một mặt tạo và củng cố giá trị hấp dẫn của VND, một mặt tìm cách hạn chế sự hấp dẫn của vàng, qua đó kích thích người dân chuyển đổi vàng sang VND khi cân nhắc lợi ích nắm giữ, xem đó là một cách huy động sức vàng trong dân, tương tự như đã thành công ở USD.
Để góp phần hạn chế sức hút của vàng, Ngân hàng Nhà nước có hướng xem xét đề xuất áp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt. Lý do, vàng hiện là một loại hàng hóa, được mua đi bán lại mà không chịu một loại thuế nào ngoài thuế xuất khẩu; Nhà nước không khuyến khích mua và găm giữ bởi một nguồn vốn lớn bị “chôn” ở đây mà không đi vào sản xuất kinh doanh…
Đó mới chỉ là một ý tưởng. Để thực sự trở thành một chính sách, nó phải được đưa ra một cách chính thức, rõ ràng với các cơ sở lập luận cụ thể; được cơ quan chuyên trách xây dựng, tổ chức lấy ý kiến và thảo luận, trình các cấp có thẩm quyền xem xét. Và hơn hết, nó phải thuyết phục được lòng dân.
Được biết, Ngân hàng Nhà nước cũng đã trao đổi với lãnh đạo Chính phủ về ý tưởng này. Hướng chỉ đạo là phối hợp với Bộ Tài chính xem xét và hiện mới chỉ ở mức độ nghiên cứu.
Từ chối bình luận về tính hợp lý của hướng áp thuế, song một chuyên gia nói với VnEconomy rằng: “Ý tưởng của Ngân hàng Nhà nước nên xem là sự gợi mở, một hướng thăm dò dư luận, hay một nỗ lực trong việc nghiên cứu các giải pháp để ổn định thị trường vàng, để điều hành hợp lý hơn. Lắng nghe cũng chính là một yêu cầu trong nghiên cứu và hoạch định chính sách”.
“Thuế là chính sách nhạy cảm, vì liên quan đến lợi ích người dân. Nhưng nếu để tạo ra những giá trị tốt hơn cho nền kinh tế, chứng minh được một cách tâm phục khẩu phục thì tôi tin người dân sẽ ủng hộ và chia sẻ”, chuyên gia này nói thêm.
Trong tương lai, giả sử việc áp thuế được đồng thuận, Ngân hàng Nhà nước củng cố hướng đi nói trên, có thêm yếu tố hỗ trợ kích thích chuyển đổi để huy động sức vàng trong dân. Ngược lại, ý tưởng không thành thì cũng không hẳn là đã hết cách.
Trở lại huy động vàng?
Điều mà Ngân hàng Nhà nước khẳng định gần đây là sẽ không tổ chức huy động vàng như hiện nay, nghiệp vụ mà các ngân hàng thương mại đang làm. Việc giãn thời điểm chấm dứt huy động chỉ là điều chỉnh kỹ thuật, không phải về quan điểm.
Tuy nhiên, nếu không kích thích được sự chuyển đổi như trên, các ngân hàng đã ngừng hẳn huy động, thì nguồn lực từ vốn vàng trong dân sẽ đành để nằm yên?
Thời gian qua, một hướng đánh thức vốn vàng trong dân đã được đặt ra: Ngân hàng Nhà nước đứng ra huy động qua hệ thống đại lý là các ngân hàng thương mại, dùng nguồn vàng đó chuyển đổi thành ngoại tệ, sử dụng bằng nhiều cách để tạo giá trị cho nền kinh tế.
Tuy nhiên, hướng chuyển đổi trên gắn với nhiều rủi ro, bởi giá vàng biến động khó lường, đã có quá nhiều điển hình thiệt hại. Chuyển đổi ở đây là bán vàng lấy ngoại tệ, sau đó phải mua lại để trả cho dân.
Vẫn theo hướng đó, nhưng có một cách chuyển đổi khác có thể xem xét.
Tham vấn chuyên môn từ TS. Nguyễn Thế Hùng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư và Kinh doanh vàng Việt Nam, đó là nghiệp vụ hoán đổi thông qua ký gửi vay ngoại tệ.
Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước tổ chức huy động vàng, nhưng dùng làm tài sản để thế chấp vay ngoại tệ ở nước ngoài chứ không phải bán đứt, dùng ngoại tệ đầu tư cho các dự án hiệu quả trong nước. Nếu vậy, rủi ro từ việc chuyển đổi theo hướng bán đứt vàng và sau đó có thể phải mua lại giá cao để trả cho dân, hay rủi ro trong giao dịch kỳ hạn… được loại trừ.
Bài toán ở đây là một mức lãi suất huy động vàng trong nước thấp (trên dưới 1%/năm), một chi phí chuyển đổi thành vàng tiêu chuẩn quốc tế (khoảng 0,01%), một mức lãi suất vay USD thế chấp bằng vàng ở nước ngoài (khoảng 1,5 - 2%/năm) để tạo một nguồn vốn rẻ hơn nhiều so với chi phí vay vốn của Việt Nam, doanh nghiệp Việt Nam thời gian qua.
Thực tế Chính phủ đã từng phải phát hành trái phiếu vay 750 triệu USD với lãi suất hơn 7%/năm hồi tháng 10/2005; hay tháng 5 vừa qua Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) phải huy động 250 triệu USD bằng trái phiếu quốc tế với lãi suất lên tới 8%/năm… Vậy thì tại sao không thử tìm một cách như trên để có nguồn vốn chi phí thấp hơn, lại tranh thủ được nguồn lực vàng trong dân?
Tất nhiên, theo TS. Hùng, để huy động theo nghiệp vụ này cần có những chuyên gia am hiểu cùng tư vấn nước ngoài, cũng như phải tính toán rất chi tiết các dữ liệu của thị trường để xây dựng các kế hoạch cụ thể.
“Và quan trọng nhất, nguồn ngoại tệ thu về nhờ các nghiệp vụ hoán đổi vàng phải được sử dụng hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội, thông qua việc đánh giá chính xác, khách quan năng lực sản xuất, chất lượng nhân lực, năng lực quản trị, chi phí sử dụng vốn... trong nước. Từ đó mới duy trì được niềm tin cho người gửi vàng nói riêng, sự đồng thuận của toàn xã hội nói chung và phát huy được giá trị thực tiễn của việc huy động vàng”, ông Hùng nhìn nhận.