“iPhone 8, ôtô nhập từ G7 có cần kiểm tra không?”
Thủ tục kiểm tra chuyên ngành của các bộ đối với doanh nghiệp hiện vẫn như rừng rậm
“Ví dụ một dây chuyền sản xuất ôtô, đã kiểm tra khi nhập khẩu rồi nhưng khi lắp ráp xong ở nhà máy thì bộ khác lại đến kiểm tra lần nữa. Rồi với cần cẩu thì phần dưới thuộc trách nhiệm của Bộ Giao thông Vận tải, phần trên của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Như vậy không ổn, Chính phủ, các bộ đã thống nhất chỉ giao một đầu mối kiểm tra”.
Phát biểu trên được Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đưa ra khi ông dẫn đầu tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng giao và công tác kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Bộ Khoa học và Công nghệ, ngày 20/10.
Theo tổ công tác, tính từ đầu năm tới nay, Bộ Khoa học và Công nghệ được giao 403 nhiệm vụ. Trong đó đã hoàn thành 245 nhiệm vụ - có 225 nhiệm vụ đúng hạn, 20 nhiệm vụ quá hạn; đang thực hiện 158 nhiệm vụ trong hạn.
Bên cạnh việc ghi nhận những nỗ lực của Bộ, trong việc đẩy mạnh cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu, cắt giảm danh mục hàng hóa nhóm 2 trước thông quan, chuyển đổi 91% nhóm SPHH sang hậu kiểm.
Cùng với đó là cam kết giảm 50% số mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa nhóm 2, đồng thời cam kết chuyển mạnh từ tiển kiểm sang hậu kiểm, tăng cường công nhận lẫn nhau, áp dụng quản lý rủi ro.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, doanh nghiệp hiện nay vẫn dường như đang trong “rừng thủ tục”. Tính trung bình một năm các doanh nghiệp phải mất 30 triệu ngày công và chi phí gần 15.000 tỷ đồng cho kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu. Hiện có gần 100.000 mặt hàng phải kiểm tra khi thông quan, con số rất lớn, kiểm tra rất nhiều nhưng tỷ lệ phát hiện vi phạm rất ít, chỉ khoảng 0,06%.
Đặc biệt, hiện số mặt hàng chịu sự kiểm tra của 2-3 bộ rất lớn, lên tới 58% tổng số mặt hàng, trong khi thủ tục kiểm tra quá phức tạp.
Do đó, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng cần tiếp tục rà soát, sớm công bố các quy chuẩn quốc gia với hàng hóa. Điều này rất quan trọng để việc kiểm tra hàng hóa có căn cứ.
“Như động cơ ôtô của các nước G7, hay điện thoại iPhone 8 thì phải xem xét có cần kiểm tra nữa không? Có công nhận kết quả đánh giá của nước ngoài được không? Rồi các sản phẩm chạy thử, hàng triển lãm, hàng mẫu… thì phải xem xét để thông quan rất nhanh. Nếu không ảnh hưởng gì đến con người, môi trường, an ninh quốc phòng… thì xem xét cắt bỏ thủ tục”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.
Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh, với những nỗ lực cắt giảm thủ tục, mỗi năm sẽ có khoảng trên 30 nghìn lô hàng không phải kiểm tra trước khi thông quan, giúp giảm thời gian và chi phí rất lớn cho doanh nghiệp.
Cùng với đó, Bộ cũng đẩy mạnh thừa nhận kết quả đánh giá của nước ngoài, xã hội hóa toàn bộ hoạt động đánh giá sự phù hợp, ban hành Thông tư 02 năm 2017 để chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm với một số nhóm sản phẩm hàng hóa, đồng thời làm rõ cách thức tiền kiểm, hậu kiểm…
“Chúng tôi sẽ cùng tổ công tác của Thủ tướng, Văn phòng Chính phủ tăng cường phối hợp, đôn đốc các Bộ trong việc đẩy mạnh cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành”, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh cam kết.
Phát biểu trên được Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đưa ra khi ông dẫn đầu tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ do Chính phủ, Thủ tướng giao và công tác kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Bộ Khoa học và Công nghệ, ngày 20/10.
Theo tổ công tác, tính từ đầu năm tới nay, Bộ Khoa học và Công nghệ được giao 403 nhiệm vụ. Trong đó đã hoàn thành 245 nhiệm vụ - có 225 nhiệm vụ đúng hạn, 20 nhiệm vụ quá hạn; đang thực hiện 158 nhiệm vụ trong hạn.
Bên cạnh việc ghi nhận những nỗ lực của Bộ, trong việc đẩy mạnh cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu, cắt giảm danh mục hàng hóa nhóm 2 trước thông quan, chuyển đổi 91% nhóm SPHH sang hậu kiểm.
Cùng với đó là cam kết giảm 50% số mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa nhóm 2, đồng thời cam kết chuyển mạnh từ tiển kiểm sang hậu kiểm, tăng cường công nhận lẫn nhau, áp dụng quản lý rủi ro.
Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, doanh nghiệp hiện nay vẫn dường như đang trong “rừng thủ tục”. Tính trung bình một năm các doanh nghiệp phải mất 30 triệu ngày công và chi phí gần 15.000 tỷ đồng cho kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu. Hiện có gần 100.000 mặt hàng phải kiểm tra khi thông quan, con số rất lớn, kiểm tra rất nhiều nhưng tỷ lệ phát hiện vi phạm rất ít, chỉ khoảng 0,06%.
Đặc biệt, hiện số mặt hàng chịu sự kiểm tra của 2-3 bộ rất lớn, lên tới 58% tổng số mặt hàng, trong khi thủ tục kiểm tra quá phức tạp.
Do đó, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng cần tiếp tục rà soát, sớm công bố các quy chuẩn quốc gia với hàng hóa. Điều này rất quan trọng để việc kiểm tra hàng hóa có căn cứ.
“Như động cơ ôtô của các nước G7, hay điện thoại iPhone 8 thì phải xem xét có cần kiểm tra nữa không? Có công nhận kết quả đánh giá của nước ngoài được không? Rồi các sản phẩm chạy thử, hàng triển lãm, hàng mẫu… thì phải xem xét để thông quan rất nhanh. Nếu không ảnh hưởng gì đến con người, môi trường, an ninh quốc phòng… thì xem xét cắt bỏ thủ tục”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.
Theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh, với những nỗ lực cắt giảm thủ tục, mỗi năm sẽ có khoảng trên 30 nghìn lô hàng không phải kiểm tra trước khi thông quan, giúp giảm thời gian và chi phí rất lớn cho doanh nghiệp.
Cùng với đó, Bộ cũng đẩy mạnh thừa nhận kết quả đánh giá của nước ngoài, xã hội hóa toàn bộ hoạt động đánh giá sự phù hợp, ban hành Thông tư 02 năm 2017 để chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm với một số nhóm sản phẩm hàng hóa, đồng thời làm rõ cách thức tiền kiểm, hậu kiểm…
“Chúng tôi sẽ cùng tổ công tác của Thủ tướng, Văn phòng Chính phủ tăng cường phối hợp, đôn đốc các Bộ trong việc đẩy mạnh cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành”, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh cam kết.