Jetstar Pacific lỗ do mua xăng giá cao
Khoản lỗ của Jetstar Pacific là do hãng hàng không này đã tính toán sai trong việc mua nhiên liệu phòng ngừa rủi ro
Khoản lỗ của Jetstar Pacific là do hãng hàng không này đã tính toán sai trong việc mua nhiên liệu phòng ngừa rủi ro.
Đó là khẳng định của ông Lê Minh Khái, Phó tổng kiểm toán Nhà nước về nguyên nhân của khoản lỗ lên tới 31 triệu USD của Jetstar trong năm 2009.
Ông Khái cho biết:
- Kết quả kiểm toán cho thấy, trong năm 2008, Jetstar đã lỗ 546 tỷ đồng, nhưng lỗ lũy kế đến 31/12/2008 lên tới 1.137 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu đến cuối năm 2008 cũng âm 121 tỷ đồng.
Kết quả kiểm toán cũng chỉ ra, một trong những nguyên nhân chính khiến Jetstar thua lỗ là do doanh nghiệp này đã ký hợp đồng hedging (mua trước với mức giá cố định để phòng ngừa rủi ro - PV) trong việc dự trữ xăng dầu vào thời điểm giá thế giới rất cao.
Riêng việc này đã làm cho công ty này lỗ hơn 31 triệu USD.
Đáng chú ý, để xảy ra khoản lỗ trên là do hai phó tổng giám đốc của Jetstar đã thực hiện nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro xăng dầu năm 2008 từ tháng 7/2008 đến tháng 5/2009 mà không tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc thực hiện và không báo cáo Hội đồng Quản trị của Jetstar, chỉ đồng ý cho phép thực hiện việc mua xăng phòng ngừa giá lên cao đến hết tháng 12/2008.
Với khoản lỗ lớn như vậy, tại sao Kiểm toán Nhà nước lại chỉ dừng ở kiến nghị?
Thực ra chúng tôi không trực tiếp kiểm toán Jetstar mà chỉ đối chiếu tình hình tại chủ sở hữu vốn của Jetstar là Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), nên chỉ đề nghị SCIC và Bộ Tài chính tiếp tục kiểm điểm vấn đề này, làm rõ thêm nguyên nhân.
Sau khi đối chiếu, Kiểm toán Nhà nước bước đầu kết luận khoản lỗ tại Jetstar phần lớn là do yếu tố khách quan. Có nghĩa là, trong năm 2008, đúng thời điểm đầu và giữa tháng 7, giá xăng dầu thế giới lên đỉnh và đạt mốc 145 USD/thùng.
Thế nhưng, sau đó giá sụt giảm dần và chỉ còn khoảng 44 USD vào cuối năm 2008, thấp nhất là gần 30 USD/thùng hồi giữa 2/2009, trong khi hợp đồng hedging của Jetstar lại kéo dài tới tận tháng 5/2009.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng kết luận có sự làm trái quy định của hai phó tổng giám đốc Jetstar đã khiến Jetstar thua lỗ. Con số thua lỗ còn kéo dài đến hết tháng 6/2009, bắt đầu từ tháng 7/2009, Jetstar này mới tuyên bố hòa vốn và bắt đầu kinh doanh có lãi.
Ông đánh giá thế nào về sai phạm của hai phó tổng giám đốc Jetstar?
Chúng tôi nhìn nhận, trong năm 2008, giá xăng dầu thế giới biến động rất cao, trong khi ngành hàng không lại có nghiệp vụ riêng, đó là phòng ngừa rủi ro khi giá nhiên liệu biến động, nên bắt buộc Jetstar phải mua để phòng ngừa rủi ro.
Tuy nhiên, với việc làm trái quy định của hai phó tổng giám đốc của Jetstar thì chúng tôi cũng kiến nghị SCIC và các cơ quan liên quan kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, tập thể đối với những tồn tại trên.
Nếu phát hiện thêm tình tiết mới thì chắc chắn sẽ thực hiện theo quy định pháp luật. Sau khi chúng tôi kết luận thì các đơn vị này cũng phải báo cáo với Bộ và Chính phủ về những kết luận của chúng tôi.
Còn dấu hiệu để truy tố vẫn chưa rõ, nên chưa thể chuyển cơ quan điều tra.
Vậy còn thông tin, Jetstar lỗ triền miên nhưng lãnh đạo doanh nghiệp này vẫn hưởng lương cao gấp nhiều lần so với quy định?
Jetstar là công ty cổ phần và ban tổng giám đốc có cả người Việt Nam và người nước ngoài, trong khi tiền lương lại được trả theo thỏa thuận hợp đồng.
Qua kiểm toán, chúng tôi thấy Jetstar đã trả lương cho lãnh đạo người Việt Nam không cao nhưng lại trả cho người nước ngoài rất cao nên đã kiến nghị điều chỉnh.
Chính vì thế, chúng tôi đã kiến nghị SCIC phải làm rõ, xem xét việc chi trả quỹ tiền lương cho thành viên Hội đồng quản trị, ban điều hành tại Jetstar từ năm 2007 đến nay.
Qua sự việc tại Jetstar, Kiểm toán Nhà nước đánh giá thế nào về mô hình cũng như năng lực quản lý, đầu tư vốn Nhà nước của SCIC?
Chúng tôi nhận thấy, dù mới hoạt động được hai năm nhưng mô hình SCIC là một mô hình hợp lý để giao vốn và đầu tư vốn của Nhà nước. Đây là một hình tích cực nếu thực hiện tốt vì nó giúp chúng ta trách được tình trạng phân tán các đầu mối quản lý doanh nghiệp dàn trải như trước đây.
Kiểm toán Nhà nước chỉ đánh giá SCIC ở hai chức năng cơ bản, đó là việc tiếp nhận các doanh nghiệp cổ phần, trách nhiệm hữu hạn và chức năng đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước.
Qua kiểm toán, chúng tôi nhận thấy, SCIC là mô hình mới, cơ chế, đội ngũ cán bộ non trẻ nên những vướng mắc là tất yếu phải có và những tồn tại tại Jetstar cũng chỉ là thiểu số.
Còn nếu để đánh giá năng lực của SCIC đầy đủ thì chúng tôi chưa thể có kết luận được. Việc này sẽ được Quốc hội thực hiện trong thời gian tới.
Đó là khẳng định của ông Lê Minh Khái, Phó tổng kiểm toán Nhà nước về nguyên nhân của khoản lỗ lên tới 31 triệu USD của Jetstar trong năm 2009.
Ông Khái cho biết:
- Kết quả kiểm toán cho thấy, trong năm 2008, Jetstar đã lỗ 546 tỷ đồng, nhưng lỗ lũy kế đến 31/12/2008 lên tới 1.137 tỷ đồng và vốn chủ sở hữu đến cuối năm 2008 cũng âm 121 tỷ đồng.
Kết quả kiểm toán cũng chỉ ra, một trong những nguyên nhân chính khiến Jetstar thua lỗ là do doanh nghiệp này đã ký hợp đồng hedging (mua trước với mức giá cố định để phòng ngừa rủi ro - PV) trong việc dự trữ xăng dầu vào thời điểm giá thế giới rất cao.
Riêng việc này đã làm cho công ty này lỗ hơn 31 triệu USD.
Đáng chú ý, để xảy ra khoản lỗ trên là do hai phó tổng giám đốc của Jetstar đã thực hiện nghiệp vụ phòng ngừa rủi ro xăng dầu năm 2008 từ tháng 7/2008 đến tháng 5/2009 mà không tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc thực hiện và không báo cáo Hội đồng Quản trị của Jetstar, chỉ đồng ý cho phép thực hiện việc mua xăng phòng ngừa giá lên cao đến hết tháng 12/2008.
Với khoản lỗ lớn như vậy, tại sao Kiểm toán Nhà nước lại chỉ dừng ở kiến nghị?
Thực ra chúng tôi không trực tiếp kiểm toán Jetstar mà chỉ đối chiếu tình hình tại chủ sở hữu vốn của Jetstar là Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), nên chỉ đề nghị SCIC và Bộ Tài chính tiếp tục kiểm điểm vấn đề này, làm rõ thêm nguyên nhân.
Sau khi đối chiếu, Kiểm toán Nhà nước bước đầu kết luận khoản lỗ tại Jetstar phần lớn là do yếu tố khách quan. Có nghĩa là, trong năm 2008, đúng thời điểm đầu và giữa tháng 7, giá xăng dầu thế giới lên đỉnh và đạt mốc 145 USD/thùng.
Thế nhưng, sau đó giá sụt giảm dần và chỉ còn khoảng 44 USD vào cuối năm 2008, thấp nhất là gần 30 USD/thùng hồi giữa 2/2009, trong khi hợp đồng hedging của Jetstar lại kéo dài tới tận tháng 5/2009.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng kết luận có sự làm trái quy định của hai phó tổng giám đốc Jetstar đã khiến Jetstar thua lỗ. Con số thua lỗ còn kéo dài đến hết tháng 6/2009, bắt đầu từ tháng 7/2009, Jetstar này mới tuyên bố hòa vốn và bắt đầu kinh doanh có lãi.
Ông đánh giá thế nào về sai phạm của hai phó tổng giám đốc Jetstar?
Chúng tôi nhìn nhận, trong năm 2008, giá xăng dầu thế giới biến động rất cao, trong khi ngành hàng không lại có nghiệp vụ riêng, đó là phòng ngừa rủi ro khi giá nhiên liệu biến động, nên bắt buộc Jetstar phải mua để phòng ngừa rủi ro.
Tuy nhiên, với việc làm trái quy định của hai phó tổng giám đốc của Jetstar thì chúng tôi cũng kiến nghị SCIC và các cơ quan liên quan kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, tập thể đối với những tồn tại trên.
Nếu phát hiện thêm tình tiết mới thì chắc chắn sẽ thực hiện theo quy định pháp luật. Sau khi chúng tôi kết luận thì các đơn vị này cũng phải báo cáo với Bộ và Chính phủ về những kết luận của chúng tôi.
Còn dấu hiệu để truy tố vẫn chưa rõ, nên chưa thể chuyển cơ quan điều tra.
Vậy còn thông tin, Jetstar lỗ triền miên nhưng lãnh đạo doanh nghiệp này vẫn hưởng lương cao gấp nhiều lần so với quy định?
Jetstar là công ty cổ phần và ban tổng giám đốc có cả người Việt Nam và người nước ngoài, trong khi tiền lương lại được trả theo thỏa thuận hợp đồng.
Qua kiểm toán, chúng tôi thấy Jetstar đã trả lương cho lãnh đạo người Việt Nam không cao nhưng lại trả cho người nước ngoài rất cao nên đã kiến nghị điều chỉnh.
Chính vì thế, chúng tôi đã kiến nghị SCIC phải làm rõ, xem xét việc chi trả quỹ tiền lương cho thành viên Hội đồng quản trị, ban điều hành tại Jetstar từ năm 2007 đến nay.
Qua sự việc tại Jetstar, Kiểm toán Nhà nước đánh giá thế nào về mô hình cũng như năng lực quản lý, đầu tư vốn Nhà nước của SCIC?
Chúng tôi nhận thấy, dù mới hoạt động được hai năm nhưng mô hình SCIC là một mô hình hợp lý để giao vốn và đầu tư vốn của Nhà nước. Đây là một hình tích cực nếu thực hiện tốt vì nó giúp chúng ta trách được tình trạng phân tán các đầu mối quản lý doanh nghiệp dàn trải như trước đây.
Kiểm toán Nhà nước chỉ đánh giá SCIC ở hai chức năng cơ bản, đó là việc tiếp nhận các doanh nghiệp cổ phần, trách nhiệm hữu hạn và chức năng đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước.
Qua kiểm toán, chúng tôi nhận thấy, SCIC là mô hình mới, cơ chế, đội ngũ cán bộ non trẻ nên những vướng mắc là tất yếu phải có và những tồn tại tại Jetstar cũng chỉ là thiểu số.
Còn nếu để đánh giá năng lực của SCIC đầy đủ thì chúng tôi chưa thể có kết luận được. Việc này sẽ được Quốc hội thực hiện trong thời gian tới.