K+: “Không thể nói chúng tôi kém hiệu quả”
VSTV, đơn vị sở hữu kênh truyền hình K+, được nêu bị âm vốn chủ sở hữu tới 1.552 tỷ đồng
Báo cáo về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2014 của doanh nghiệp Nhà nước được Chính phủ trình Quốc hội mới đây có đề cập đến một số doanh nghiệp cổ phần hoạt động kém hiệu quả, kinh doanh thua lỗ nên không bảo toàn được vốn chủ sở hữu.
Đáng chú ý, trong số trên, Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh Việt Nam (VSTV, đơn vị sở hữu kênh truyền hình K+) được dẫn chứng đứng vị trí “đầu bảng” khi bị âm vốn chủ sở hữu tới 1.552 tỷ đồng.
Trước con số trên, trả lời VnEconomy, đại diện K+ cho biết, số âm trên là khoản lỗ cộng dồn 5 năm hoạt động, tương đương với khoản vay của VSTV từ khi mới thành lập năm 2009.
Theo đại diện K+, vốn chủ sở hữu của cả hai nhà đầu tư là VTV và Canal+ góp ban đầu khoảng 20 triệu USD (trong đó VTV 10,5 triệu, chiếm 51% hoàn toàn bằng thiết bị và số thuê bao quy đổi), trong khi số vốn ban đầu cho một đơn vị truyền hình vệ tinh phải lớn hơn nhiều lần, vì vậy trong những năm đầu hoạt động khi chưa có doanh thu thì lỗ lớn là tất yếu.
Vị này cũng cho biết, số âm (số vay nợ) công ty sẽ có kế hoạch trả dần khi có lãi, và tốc độ giảm bao nhiêu là bài toán cơ cấu vốn của doanh nghiệp.
K+ khẳng định, với số lỗ giảm mạnh, đồng thời doanh thu tăng qua từng năm và đạt điểm hòa vốn vào tháng 6/2015 (sau 5 năm hoạt động), thì “không thể nói là doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả”.
Công ty này lập luận, số vốn chủ sở hữu mà VTV góp ban đầu hơn 10 triệu USD bằng hiện vật hiện đã gần hết khấu hao trong khi số đầu tư mới đã cao hơn nhiều. Số đóng góp cho Nhà nước 6 năm qua của VSTV (VAT và các loại thuế khác) cũng cao hơn nhiều so với vốn góp ban đầu, nên có thể không lo về khả năng mất vốn, ít nhất là về phía Việt Nam.
Theo K+, “khái niệm âm vốn ở đây là một định nghĩa “không chính xác” với loại hình kinh doanh đặc thù truyền hình trả tiền của K+. Không thể chỉ dựa trên việc so sánh tỉ lệ giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu để đưa ra kết luận. Trên thực tế, không có công thức cho tỷ lệ này mà do tính toán cơ cấu vốn của nhà đầu tư sao cho hiệu quả nhất.
Mặt khác, số vốn vay của công ty thấp hơn nhiều so với giá trị công ty theo đánh giá của kiểm toán độc lập (là yếu tố quan trọng để các ngân hàng sẵn sàng cho K+ vay), lỗ của công ty giảm dần qua từng năm theo đúng kế hoạch, số thuê bao hằng năm đều vượt kế hoạch”.
Đại diện K+ cũng cho rằng, VSTV luôn tự đặt áp lực cho mình để thúc đầy hiệu quả kinh doanh, nhất là số vay nợ còn lớn, chi phí lãi vay cao. Với kết quả kinh doanh ngày càng tốt hơn của K+ thì các khoản vay của K+ vẫn nằm trong kế hoạch và lộ trình đề ra.
“K+ vẫn đang duy trì kết quả kinh doanh đã đạt được, và có những chiến lược thay đổi mới vào đầu năm 2016 để mang đến cho khán giả nhiều giá trị gia tăng hơn nữa”, đại diện K+ nói.
Đáng chú ý, trong số trên, Công ty TNHH Truyền hình số vệ tinh Việt Nam (VSTV, đơn vị sở hữu kênh truyền hình K+) được dẫn chứng đứng vị trí “đầu bảng” khi bị âm vốn chủ sở hữu tới 1.552 tỷ đồng.
Trước con số trên, trả lời VnEconomy, đại diện K+ cho biết, số âm trên là khoản lỗ cộng dồn 5 năm hoạt động, tương đương với khoản vay của VSTV từ khi mới thành lập năm 2009.
Theo đại diện K+, vốn chủ sở hữu của cả hai nhà đầu tư là VTV và Canal+ góp ban đầu khoảng 20 triệu USD (trong đó VTV 10,5 triệu, chiếm 51% hoàn toàn bằng thiết bị và số thuê bao quy đổi), trong khi số vốn ban đầu cho một đơn vị truyền hình vệ tinh phải lớn hơn nhiều lần, vì vậy trong những năm đầu hoạt động khi chưa có doanh thu thì lỗ lớn là tất yếu.
Vị này cũng cho biết, số âm (số vay nợ) công ty sẽ có kế hoạch trả dần khi có lãi, và tốc độ giảm bao nhiêu là bài toán cơ cấu vốn của doanh nghiệp.
K+ khẳng định, với số lỗ giảm mạnh, đồng thời doanh thu tăng qua từng năm và đạt điểm hòa vốn vào tháng 6/2015 (sau 5 năm hoạt động), thì “không thể nói là doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả”.
Công ty này lập luận, số vốn chủ sở hữu mà VTV góp ban đầu hơn 10 triệu USD bằng hiện vật hiện đã gần hết khấu hao trong khi số đầu tư mới đã cao hơn nhiều. Số đóng góp cho Nhà nước 6 năm qua của VSTV (VAT và các loại thuế khác) cũng cao hơn nhiều so với vốn góp ban đầu, nên có thể không lo về khả năng mất vốn, ít nhất là về phía Việt Nam.
Theo K+, “khái niệm âm vốn ở đây là một định nghĩa “không chính xác” với loại hình kinh doanh đặc thù truyền hình trả tiền của K+. Không thể chỉ dựa trên việc so sánh tỉ lệ giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu để đưa ra kết luận. Trên thực tế, không có công thức cho tỷ lệ này mà do tính toán cơ cấu vốn của nhà đầu tư sao cho hiệu quả nhất.
Mặt khác, số vốn vay của công ty thấp hơn nhiều so với giá trị công ty theo đánh giá của kiểm toán độc lập (là yếu tố quan trọng để các ngân hàng sẵn sàng cho K+ vay), lỗ của công ty giảm dần qua từng năm theo đúng kế hoạch, số thuê bao hằng năm đều vượt kế hoạch”.
Đại diện K+ cũng cho rằng, VSTV luôn tự đặt áp lực cho mình để thúc đầy hiệu quả kinh doanh, nhất là số vay nợ còn lớn, chi phí lãi vay cao. Với kết quả kinh doanh ngày càng tốt hơn của K+ thì các khoản vay của K+ vẫn nằm trong kế hoạch và lộ trình đề ra.
“K+ vẫn đang duy trì kết quả kinh doanh đã đạt được, và có những chiến lược thay đổi mới vào đầu năm 2016 để mang đến cho khán giả nhiều giá trị gia tăng hơn nữa”, đại diện K+ nói.