Kéo thẳng lãi suất huy động USD
Hôm nay (13/4), các ngân hàng thương mại bắt đầu thực hiện cơ chế lãi suất huy động USD mà Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành
Hôm nay (13/4), các ngân hàng thương mại bắt đầu thực hiện cơ chế lãi suất huy động USD mà Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành.
Ngày 9/4 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 09/2011/TT-NHNN quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng USD của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng.
Theo đó, các tổ chức tín dụng phải ấn định lãi suất huy động tối đa bằng USD của tổ chức là người cư trú, tổ chức là người không cư trú (trừ tổ chức tín dụng) là 1%/năm; đối với lãi suất huy động vốn tối đa bằng USD của cá nhân là người cư trú, cá nhân là người không cư trú là 3%/năm.
Trần lãi suất huy động tối đa 1%/năm đối với các tổ chức đã được áp dụng từ đầu năm 2010, được xem là một hình thức “tự xử” đối với các quyết định nắm giữ ngoại tệ của các doanh nghiệp.
Nay, điểm mới là cơ chế lãi suất trần cũng được áp dụng đối với tiền gửi của các cá nhân.
Hôm nay (13/4), ngày chính sách trên có hiệu lực, các ngân hàng thương mại đồng loạt ban hành biểu lãi suất huy động mới; trong đó, lãi suất huy động USD đối với các cá nhân hầu hết được kéo thẳng 3%/năm ở tất cả các kỳ hạn (ngoại trừ qua đêm và kỳ hạn tính theo tuần).
Tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), mức 3%/năm đó được áp chung cho các kỳ hạn từ 1 - 60 tháng. Tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), ở biểu thông thường phổ biến là 2,9%/năm; nhưng mức 3%/năm có ở tất cả các kỳ hạn của sản phẩm “Tiết kiệm chọn kỳ lãnh lãi” - kỳ hạn 36 tháng.
Tương tự, ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu (ACB), biểu thông thường áp phổ biến dưới 2,95%/năm, nhưng ở sản phẩm tiền gửi tiết kiệm lãi suất thả nổi Floating USD - kỳ hạn 36 tháng đều đồng loạt áp tối đa 3%/năm và cũng không phân biệt theo các hạng mức tiền gửi như trước…
Như vậy, sau trạng thái “đường cong lãi suất” bị kéo thẳng ở tiền gửi VND nhiều lần trong quá khứ cũng như khá phổ biến hiện nay, hoạt động ngân hàng tại Việt Nam lại có thêm trạng thái tương tự ở lãi suất huy động USD. Theo đó, khái niệm kỳ hạn ngắn và dài gắn với các mức lãi suất cao - thấp trở nên mờ nhạt; khái niệm biến động lãi suất huy động theo bảng niêm yết trong ngắn hạn cũng sẽ mờ nhạt.
Và trạng thái kéo thẳng đó có lẽ cũng là ít có trên thế giới.
VnEconomy sẽ tiếp tục thông tin về phản ứng của thị trường về những chính sách mới mà Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành.
Ngày 9/4 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 09/2011/TT-NHNN quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng USD của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng.
Theo đó, các tổ chức tín dụng phải ấn định lãi suất huy động tối đa bằng USD của tổ chức là người cư trú, tổ chức là người không cư trú (trừ tổ chức tín dụng) là 1%/năm; đối với lãi suất huy động vốn tối đa bằng USD của cá nhân là người cư trú, cá nhân là người không cư trú là 3%/năm.
Trần lãi suất huy động tối đa 1%/năm đối với các tổ chức đã được áp dụng từ đầu năm 2010, được xem là một hình thức “tự xử” đối với các quyết định nắm giữ ngoại tệ của các doanh nghiệp.
Nay, điểm mới là cơ chế lãi suất trần cũng được áp dụng đối với tiền gửi của các cá nhân.
Hôm nay (13/4), ngày chính sách trên có hiệu lực, các ngân hàng thương mại đồng loạt ban hành biểu lãi suất huy động mới; trong đó, lãi suất huy động USD đối với các cá nhân hầu hết được kéo thẳng 3%/năm ở tất cả các kỳ hạn (ngoại trừ qua đêm và kỳ hạn tính theo tuần).
Tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), mức 3%/năm đó được áp chung cho các kỳ hạn từ 1 - 60 tháng. Tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), ở biểu thông thường phổ biến là 2,9%/năm; nhưng mức 3%/năm có ở tất cả các kỳ hạn của sản phẩm “Tiết kiệm chọn kỳ lãnh lãi” - kỳ hạn 36 tháng.
Tương tự, ở Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á châu (ACB), biểu thông thường áp phổ biến dưới 2,95%/năm, nhưng ở sản phẩm tiền gửi tiết kiệm lãi suất thả nổi Floating USD - kỳ hạn 36 tháng đều đồng loạt áp tối đa 3%/năm và cũng không phân biệt theo các hạng mức tiền gửi như trước…
Như vậy, sau trạng thái “đường cong lãi suất” bị kéo thẳng ở tiền gửi VND nhiều lần trong quá khứ cũng như khá phổ biến hiện nay, hoạt động ngân hàng tại Việt Nam lại có thêm trạng thái tương tự ở lãi suất huy động USD. Theo đó, khái niệm kỳ hạn ngắn và dài gắn với các mức lãi suất cao - thấp trở nên mờ nhạt; khái niệm biến động lãi suất huy động theo bảng niêm yết trong ngắn hạn cũng sẽ mờ nhạt.
Và trạng thái kéo thẳng đó có lẽ cũng là ít có trên thế giới.
VnEconomy sẽ tiếp tục thông tin về phản ứng của thị trường về những chính sách mới mà Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành.