“Khát” điện vì nhập khẩu công nghệ lạc hậu?
Ngành điện cho rằng tình trạng thiếu điện là do công nghệ lạc hậu tiêu tốn năng lượng được nhập khẩu gần đây
“Đối với sản xuất công nghiệp, khó khăn thời sự nhất là vấn đề cấp điện”, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, ông Nguyễn Văn Tứ, “kêu” lên với bộ chủ quản trong một buổi họp giao ban cuối tuần trước.
Khắp nơi cắt điện
Thiếu điện được đại diện ngành kế hoạch và đầu tư Hà Nội nêu lên như nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố trong tháng 5 chỉ tăng 11%, và 5 tháng chỉ tăng 12,1% so với cùng kỳ, đều thấp hơn các mức tăng tương ứng 13,8% và 13,6% của cả nước.
Chia sẻ quan điểm trên, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh nêu thắc mắc với ngành điện: “Các năm trước đây, tăng trưởng vào khoảng 7,5-8% nhưng điện không đến nỗi khó lắm. Năm nay chúng ta dự kiến tăng trưởng 6,5%, không cao, nhưng tôi đi một số nơi thấy cắt điện hơi nhiều, khắp nơi cắt điện, cắt trên diện rộng”.
Vẫn chưa có một đánh giá chính thức nào về việc thiếu điện liệu có làm chùn bước các nhà đầu tư? Nhưng nhìn trên các con số, lượng doanh nghiệp đăng ký mới trong 5 tháng đầu năm nay chỉ bằng 84% so với cùng kỳ năm 2009, thời điểm nền kinh tế trong giai đoạn khó khăn nhất.
Một thống kê liên quan khác, trong 5 tháng đầu năm 2010, chỉ có 107 lượt dự án FDI tăng vốn với tổng giá trị vốn tăng thêm 403 triệu USD, giảm 38,2% về số dự án và giảm 91,4% về vốn so với cùng kỳ năm trước đó.
“Về nguyên tắc, phải chấp nhận việc cắt điện này, nhưng theo phản ánh của doanh nghiệp và đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu, đề nghị ngành điện nên tính toán chi phí cơ hội. Tức là nếu phải cắt thì cắt vào đâu, cung cấp cho ai, để mà đảm bảo một số vấn đề chiến lược của năm nay như tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu để giảm nhập siêu”, Phó giám đốc Nguyễn Văn Tứ nói.
“Vấn đề chính là ở khu vực sản xuất công nghiệp”
Đại diện của Bộ Công Thương có mặt tại buổi họp giao ban cũng thừa nhận, tình hình cung cấp điện trong mùa khô tiếp tục khó khăn, đặc biệt là việc đảm bảo cung cấp điện cho sản xuất.
Theo số liệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), mặc dù EVN đã huy động huy động tối đa các nguồn điện như nhiệt điện chạy dầu FO đạt 1,86 tỷ kWh (tăng 249,33%), tua bin khí dầu DO đạt 330 triệu kWh (tăng 290,82%), diezel tăng 115,92% so với cùng kỳ 2009, nhưng tình hình cấp điện thời gian vẫn ở tình trạng căng thẳng.
Bất chấp tình hình hạn hán chu kỳ 100 năm mới có, tích nước cho thủy điện Sơn La khiến nước không về hồ Hòa Bình…, thực tế, sản lượng điện trên toàn hệ thống vẫn tăng, tháng sau cao hơn tháng trước.
Theo thống kê, sản lượng điện cung cấp bình quân ngày của hệ thống điện trong tháng 4 là 267,79 triệu kWh, trong đó sản lượng ngày cao nhất đạt 285,2 triệu kWh, thì trong tháng 5 sản lượng điện bình quân ngày của hệ thống đạt 278,8 triệu kWh, sản lượng ngày cao nhất đạt 303,3 triệu kWh.
Nhưng, phụ tải đang tăng cao hơn. Theo một quan chức của EVN, vừa qua phụ tải tăng không tương ứng với tăng GDP. “Tình hình chúng tôi rất là nóng bỏng. Chưa bao giờ Bộ Công Thương và EVN ở trong tình trạng hết sức căng như vậy”, ông này nói.
Một trong các nguyên nhân đáng lưu ý được vị này chỉ ra, thông thường, hệ số đàn hồi đối với ngành điện tại Việt Nam là 2, tức là GDP tăng 5% thì điện tăng 10%. Nhưng vừa qua, hệ số này lại lên đến gần 4, mà điện sinh hoạt không tăng nhiều lắm.
“Vấn đề chính là ở khu vực sản xuất công nghiệp”, quan chức EVN cho biết.
“Vừa qua, chúng tôi xem xét thì có thể là chúng ta đã nhập khẩu, đưa vào những công nghệ lạc hậu, có thể là thép. Vừa rồi, giá thép giảm nhưng lại ngốn nhiều điện, hoặc xi măng giá tụt vì bán không được, nhưng điện thì lại ngốn rất nhiều”, ông này lý giải cho việc GDP tăng thấp nhưng phụ tải điện tăng rất cao.
Và trong khi cán bộ ngành điện phải bám vào các nhà máy, cố vượt mốc thời gian 6/6/2010 hòa lưới điện các nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh, Hài Phòng đang phải sửa chữa như “lệnh” của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, đề ra kỷ luật nghiêm với đơn vị cấp dưới nếu không cung ứng điện theo đúng kế hoạch…, thì điện cho sản xuất vẫn thiếu, hẳn có phần lý do từ việc nhập khẩu công nghệ lạc hậu, tiêu tốn năng lượng.
Khắp nơi cắt điện
Thiếu điện được đại diện ngành kế hoạch và đầu tư Hà Nội nêu lên như nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của thành phố trong tháng 5 chỉ tăng 11%, và 5 tháng chỉ tăng 12,1% so với cùng kỳ, đều thấp hơn các mức tăng tương ứng 13,8% và 13,6% của cả nước.
Chia sẻ quan điểm trên, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Cao Viết Sinh nêu thắc mắc với ngành điện: “Các năm trước đây, tăng trưởng vào khoảng 7,5-8% nhưng điện không đến nỗi khó lắm. Năm nay chúng ta dự kiến tăng trưởng 6,5%, không cao, nhưng tôi đi một số nơi thấy cắt điện hơi nhiều, khắp nơi cắt điện, cắt trên diện rộng”.
Vẫn chưa có một đánh giá chính thức nào về việc thiếu điện liệu có làm chùn bước các nhà đầu tư? Nhưng nhìn trên các con số, lượng doanh nghiệp đăng ký mới trong 5 tháng đầu năm nay chỉ bằng 84% so với cùng kỳ năm 2009, thời điểm nền kinh tế trong giai đoạn khó khăn nhất.
Một thống kê liên quan khác, trong 5 tháng đầu năm 2010, chỉ có 107 lượt dự án FDI tăng vốn với tổng giá trị vốn tăng thêm 403 triệu USD, giảm 38,2% về số dự án và giảm 91,4% về vốn so với cùng kỳ năm trước đó.
“Về nguyên tắc, phải chấp nhận việc cắt điện này, nhưng theo phản ánh của doanh nghiệp và đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu, đề nghị ngành điện nên tính toán chi phí cơ hội. Tức là nếu phải cắt thì cắt vào đâu, cung cấp cho ai, để mà đảm bảo một số vấn đề chiến lược của năm nay như tăng xuất khẩu, giảm nhập khẩu để giảm nhập siêu”, Phó giám đốc Nguyễn Văn Tứ nói.
“Vấn đề chính là ở khu vực sản xuất công nghiệp”
Đại diện của Bộ Công Thương có mặt tại buổi họp giao ban cũng thừa nhận, tình hình cung cấp điện trong mùa khô tiếp tục khó khăn, đặc biệt là việc đảm bảo cung cấp điện cho sản xuất.
Theo số liệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), mặc dù EVN đã huy động huy động tối đa các nguồn điện như nhiệt điện chạy dầu FO đạt 1,86 tỷ kWh (tăng 249,33%), tua bin khí dầu DO đạt 330 triệu kWh (tăng 290,82%), diezel tăng 115,92% so với cùng kỳ 2009, nhưng tình hình cấp điện thời gian vẫn ở tình trạng căng thẳng.
Bất chấp tình hình hạn hán chu kỳ 100 năm mới có, tích nước cho thủy điện Sơn La khiến nước không về hồ Hòa Bình…, thực tế, sản lượng điện trên toàn hệ thống vẫn tăng, tháng sau cao hơn tháng trước.
Theo thống kê, sản lượng điện cung cấp bình quân ngày của hệ thống điện trong tháng 4 là 267,79 triệu kWh, trong đó sản lượng ngày cao nhất đạt 285,2 triệu kWh, thì trong tháng 5 sản lượng điện bình quân ngày của hệ thống đạt 278,8 triệu kWh, sản lượng ngày cao nhất đạt 303,3 triệu kWh.
Nhưng, phụ tải đang tăng cao hơn. Theo một quan chức của EVN, vừa qua phụ tải tăng không tương ứng với tăng GDP. “Tình hình chúng tôi rất là nóng bỏng. Chưa bao giờ Bộ Công Thương và EVN ở trong tình trạng hết sức căng như vậy”, ông này nói.
Một trong các nguyên nhân đáng lưu ý được vị này chỉ ra, thông thường, hệ số đàn hồi đối với ngành điện tại Việt Nam là 2, tức là GDP tăng 5% thì điện tăng 10%. Nhưng vừa qua, hệ số này lại lên đến gần 4, mà điện sinh hoạt không tăng nhiều lắm.
“Vấn đề chính là ở khu vực sản xuất công nghiệp”, quan chức EVN cho biết.
“Vừa qua, chúng tôi xem xét thì có thể là chúng ta đã nhập khẩu, đưa vào những công nghệ lạc hậu, có thể là thép. Vừa rồi, giá thép giảm nhưng lại ngốn nhiều điện, hoặc xi măng giá tụt vì bán không được, nhưng điện thì lại ngốn rất nhiều”, ông này lý giải cho việc GDP tăng thấp nhưng phụ tải điện tăng rất cao.
Và trong khi cán bộ ngành điện phải bám vào các nhà máy, cố vượt mốc thời gian 6/6/2010 hòa lưới điện các nhà máy nhiệt điện Quảng Ninh, Hài Phòng đang phải sửa chữa như “lệnh” của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, đề ra kỷ luật nghiêm với đơn vị cấp dưới nếu không cung ứng điện theo đúng kế hoạch…, thì điện cho sản xuất vẫn thiếu, hẳn có phần lý do từ việc nhập khẩu công nghệ lạc hậu, tiêu tốn năng lượng.