Khi InnovGreen xin trả lại đất “nhạy cảm”
Tập đoàn InnovGreen mới đây đã có thư ngỏ về việc xin đổi các lô đất rừng “nhạy cảm” lấy các lô đất “bình thường”
Tập đoàn InnovGreen mới đây đã có thư ngỏ về việc xin đổi các lô đất rừng “nhạy cảm” lấy các lô đất “bình thường”, để tiếp tục triển khai các dự án trồng rừng tại Việt Nam. VnEconomy chia sẻ một góc nhìn về câu chuyện có một không hai này…
Xin đổi đất để tiếp tục đầu tư
Trong thư ngỏ gửi “Chính phủ, nhân dân và các cơ quan truyền thông Việt Nam”, Tổng giám đốc Tập đoàn InnovGreen, ông Wu Guo Wei viết đại ý rằng trong gần một năm qua, một số phương tiện thông tin đại chúng, diễn đàn, website đưa tin doanh nghiệp này thuê hàng trăm ngàn hécta đất rừng đầu nguồn và các vị trí chiến lược biên giới Việt Nam, gây ảnh hưởng đến uy tín của InnovGreen.
Đi sâu vào vấn đề thuê đất, vị Tổng giám đốc này cho rằng InnovGreen hoàn toàn không muốn thuê những vị trí đất xa xôi hẻo lánh, địa hình khó khăn, không có đường giao thông mà một số tờ báo, diễn đàn cho là vị trí đất nhạy cảm về mặt an ninh quốc phòng.
“Đối với chúng tôi đó là diện đất xấu, vừa phải trả chi phí đầu tư lớn hơn cho làm đường và thi công trồng rừng, vừa khó tuyển lao động, lại vừa khó khăn cho việc thi công trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng…. Ngược lại, chúng tôi luôn mong muốn được các cơ quan quản lý của Việt Nam giới thiệu và được thuê diện tích đất ở những khu vực có cơ sở hạ tầng tốt: gần bến cảng, thuận tiện giao thông, đất liền mảnh để thuận tiện cho mọi hoạt động thuê đất, vận chuyển vật tư, trồng, chăm sóc rừng và xuất khẩu sau này”, thư ngỏ viết.
Bản “Tiêu chuẩn chất lượng đất xin thuê, và bản phân tích điều tra hiện trường” do InnovGreen ban hành, được gửi kèm bức thư ngỏ, cũng nêu lên việc không thuê những khu đất thích hợp trồng rừng nhưng diện tích khu đất nhỏ hơn 50ha; đất thuộc rừng phòng hộ hoặc rừng phòng hộ sinh thái; đất trồng rừng bảo vệ đường cao tốc; đất quốc phòng nằm trong tuyến bảo vệ biên giới và rừng công ích, khu bảo tồn tự nhiên.
Ông Wu Guo Wei cũng nhấn mạnh rằng những diện tích mà InnovGreen đã thuê đều là do chính quyền địa phương giới thiệu, và hồ sơ thuê đất của tập đoàn đều đã được các sở ban ngành thẩm định theo đúng qui định của nhà nước.
“Nếu giờ đây các khu đất chúng tôi đã được giới thiệu thuê được coi là “nhạy cảm, phương hại đến an ninh quốc phòng” thì chúng tôi sẵn sàng bàn giao lại toàn bộ các diện tích đó ngay nếu nhà nước Việt Nam ban hành quyết định cho thuê và bàn giao đất ở khu vực khác với diện tích, thời hạn thuê tương đương, phù hợp để trồng rừng, đồng thời bồi thường các chi phí liên quan đến đầu tư làm đường, trồng, chăm sóc rừng đã thực hiện”, bức thư ngỏ nhấn mạnh.
Hành xử thế nào?
Việc cho doanh nghiệp nước ngoài thuê đất rừng là chủ đề “nóng” trong hơn một năm qua, thậm chí đã được đưa ra thảo luận sôi nổi tại Quốc hội.
Các vấn đề được mổ xẻ bao gồm: nhiều địa phương đã cho thuê đất tại các khu vực nhạy cảm về an ninh quốc phòng, giao đất nhiều song triển khai chậm, giá thuê đất quá rẻ… Trong các vấn đề này, vấn đề thứ nhất được quan tâm hơn cả.
Một vấn đề đối với riêng InnovGreen chính là việc họ đã thuê tới 274.848 ha, chiếm 87% diện tích đất thuê của các dự án trồng rừng có vốn đầu tư nước ngoài. Câu hỏi được đặt ra là liệu có phải InnovGreen đã tiến hành thuê đất một cách có hệ thống để phục vụ cho mục đích khác ngoài chuyện trồng rừng?
Với 8.123 ha đã được cấp, InnovGreen đã nộp ngân sách 77.946 USD, với giá thuê đất trồng rừng trung bình 9,58 USD/ha, tương đương 180.000 đồng/ha... Những con số “khiêm tốn” này cũng là cơ sở để công luận đặt ra những câu hỏi khác về mục đích thật sự của InnovGreen...
Nhưng, khi báo cáo tại Quốc hội, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã khẳng định rằng các dự án đều đã được cấp phép đúng trình tự, thủ tục và tuân thủ các quy định luật đầu tư. Chính vì vậy, trong thời gian tới, sẽ quy định chặt chẽ hơn về thẩm quyền, điều kiện và trình tự thẩm tra việc cấp giấy chứng nhận đầu tư trong lĩnh vực này.
Đồng thời, điểm mới nhất chính là quy định phải có ý kiến chính thức của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an hoặc cơ quan quốc phòng, an ninh địa phương trước khi cấp phép. Bộ Quốc phòng được giao nhiệm vụ điều chỉnh theo hướng thu hẹp diện tích của các dự án trồng rừng tại các khu vực có liên quan hoặc có khả năng ảnh hưởng tới quốc phòng, an ninh.
Trước mắt, UBND các tỉnh không tiếp tục xem xét cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê đất đối với diện tích đất chưa có quyết định cho thuê. Đồng thời, rà soát kỹ lại các phần diện tích đã cho thuê tại các dự án trồng rừng có vốn đầu tư nước ngoài.
Với cách xử lý vấn đề như vậy, có thể hiểu là các nhà đầu tư như InnovGreen sẽ tiếp tục được thực hiện dự án. Khả năng rút giấy phép hay thu hồi diện tích đất đã cấp là rất nhỏ, bởi vì giờ đây, với việc hội nhập sâu rộng với thế giới, cách hành xử của chính quyền không thể bằng cảm tính mà phải dựa trên luật pháp.
Một khi đã xác định rằng quy trình cấp phép là đúng luật, cách tốt nhất hiện nay là áp dụng chính các quy định của Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn hiện hành. Nếu thấy rằng Luật và các văn bản hướng dẫn không đủ để điều chỉnh, cần sửa đổi hoặc bổ sung cho phù hợp để áp dụng.
Soi chiếu vào câu chuyện của InnovGreen, có thể thấy Điều 6 của Luật Đầu tư là một điều khoản quan trọng. Điều khoản này nói rằng vốn đầu tư và tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.
Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản của nhà đầu tư thì nhà đầu tư được thanh toán hoặc bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm công bố việc trưng mua, trưng dụng. Việc thanh toán hoặc bồi thường phải bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư.
Điều 11 của Luật Đầu tư về bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật, chính sách cũng rất đáng chú ý. Theo điều này, trường hợp pháp luật, chính sách mới ban hành làm ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích hợp pháp mà nhà đầu tư đã được hưởng trước khi quy định của pháp luật, chính sách đó có hiệu lực thì nhà đầu tư được bảo đảm hưởng các ưu đãi như quy định tại giấy chứng nhận đầu tư hoặc được trừ thiệt hại vào thu nhập chịu thuế, điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án hoặc được xem xét bồi thường trong một số trường hợp cần thiết.
Giới đầu tư quốc tế sẽ theo dõi cách xử lý của chính quyền trong những câu chuyện như thế này. Vì vậy, hành xử một cách công khai, minh bạch và đúng pháp luật đối với các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực trồng rừng như InnovGreen, có thể xem là cách làm đúng đắn trong bối cảnh hiện nay.
Sau khi tiến hành rà soát tổng thể, cần công bố cho nhà đầu tư và công luận biết khu vực nào được tiếp tục trồng rừng, khu vực nào sẽ thu hồi vì lý do an ninh quốc phòng… Làm như vậy, các tỉnh thành và các bộ chức năng sẽ không gặp cảnh “khó ăn khó nói” với công luận, trong khi nhà đầu tư biết rõ mình được làm gì và sẽ được bảo vệ như thế nào để tiếp tục dự án, tránh tình trạng phải đối mặt với một bản án vô hình “lơ lửng” ở đâu đó.
InnovGreen có vẻ như đang gặp phải một cuộc khủng hoảng về truyền thông hơn là trong việc triển khai dự án. Cách tốt nhất cho nhà đầu tư này hiện nay, có lẽ là tập trung làm cho tốt việc trồng rừng tại các khu vực đã được giao đất, để chứng minh cho cộng đồng thấy được thiện chí (nếu có) của mình trong việc trở thành một “doanh nghiệp xã hội kinh doanh bền vững” như đã cam kết, hơn là việc tiếp tục lún sâu hơn vào tranh cãi.
Xin đổi đất để tiếp tục đầu tư
Trong thư ngỏ gửi “Chính phủ, nhân dân và các cơ quan truyền thông Việt Nam”, Tổng giám đốc Tập đoàn InnovGreen, ông Wu Guo Wei viết đại ý rằng trong gần một năm qua, một số phương tiện thông tin đại chúng, diễn đàn, website đưa tin doanh nghiệp này thuê hàng trăm ngàn hécta đất rừng đầu nguồn và các vị trí chiến lược biên giới Việt Nam, gây ảnh hưởng đến uy tín của InnovGreen.
Đi sâu vào vấn đề thuê đất, vị Tổng giám đốc này cho rằng InnovGreen hoàn toàn không muốn thuê những vị trí đất xa xôi hẻo lánh, địa hình khó khăn, không có đường giao thông mà một số tờ báo, diễn đàn cho là vị trí đất nhạy cảm về mặt an ninh quốc phòng.
“Đối với chúng tôi đó là diện đất xấu, vừa phải trả chi phí đầu tư lớn hơn cho làm đường và thi công trồng rừng, vừa khó tuyển lao động, lại vừa khó khăn cho việc thi công trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng…. Ngược lại, chúng tôi luôn mong muốn được các cơ quan quản lý của Việt Nam giới thiệu và được thuê diện tích đất ở những khu vực có cơ sở hạ tầng tốt: gần bến cảng, thuận tiện giao thông, đất liền mảnh để thuận tiện cho mọi hoạt động thuê đất, vận chuyển vật tư, trồng, chăm sóc rừng và xuất khẩu sau này”, thư ngỏ viết.
Bản “Tiêu chuẩn chất lượng đất xin thuê, và bản phân tích điều tra hiện trường” do InnovGreen ban hành, được gửi kèm bức thư ngỏ, cũng nêu lên việc không thuê những khu đất thích hợp trồng rừng nhưng diện tích khu đất nhỏ hơn 50ha; đất thuộc rừng phòng hộ hoặc rừng phòng hộ sinh thái; đất trồng rừng bảo vệ đường cao tốc; đất quốc phòng nằm trong tuyến bảo vệ biên giới và rừng công ích, khu bảo tồn tự nhiên.
Ông Wu Guo Wei cũng nhấn mạnh rằng những diện tích mà InnovGreen đã thuê đều là do chính quyền địa phương giới thiệu, và hồ sơ thuê đất của tập đoàn đều đã được các sở ban ngành thẩm định theo đúng qui định của nhà nước.
“Nếu giờ đây các khu đất chúng tôi đã được giới thiệu thuê được coi là “nhạy cảm, phương hại đến an ninh quốc phòng” thì chúng tôi sẵn sàng bàn giao lại toàn bộ các diện tích đó ngay nếu nhà nước Việt Nam ban hành quyết định cho thuê và bàn giao đất ở khu vực khác với diện tích, thời hạn thuê tương đương, phù hợp để trồng rừng, đồng thời bồi thường các chi phí liên quan đến đầu tư làm đường, trồng, chăm sóc rừng đã thực hiện”, bức thư ngỏ nhấn mạnh.
Hành xử thế nào?
Việc cho doanh nghiệp nước ngoài thuê đất rừng là chủ đề “nóng” trong hơn một năm qua, thậm chí đã được đưa ra thảo luận sôi nổi tại Quốc hội.
Các vấn đề được mổ xẻ bao gồm: nhiều địa phương đã cho thuê đất tại các khu vực nhạy cảm về an ninh quốc phòng, giao đất nhiều song triển khai chậm, giá thuê đất quá rẻ… Trong các vấn đề này, vấn đề thứ nhất được quan tâm hơn cả.
Một vấn đề đối với riêng InnovGreen chính là việc họ đã thuê tới 274.848 ha, chiếm 87% diện tích đất thuê của các dự án trồng rừng có vốn đầu tư nước ngoài. Câu hỏi được đặt ra là liệu có phải InnovGreen đã tiến hành thuê đất một cách có hệ thống để phục vụ cho mục đích khác ngoài chuyện trồng rừng?
Với 8.123 ha đã được cấp, InnovGreen đã nộp ngân sách 77.946 USD, với giá thuê đất trồng rừng trung bình 9,58 USD/ha, tương đương 180.000 đồng/ha... Những con số “khiêm tốn” này cũng là cơ sở để công luận đặt ra những câu hỏi khác về mục đích thật sự của InnovGreen...
Nhưng, khi báo cáo tại Quốc hội, Bộ Kế hoạch và đầu tư đã khẳng định rằng các dự án đều đã được cấp phép đúng trình tự, thủ tục và tuân thủ các quy định luật đầu tư. Chính vì vậy, trong thời gian tới, sẽ quy định chặt chẽ hơn về thẩm quyền, điều kiện và trình tự thẩm tra việc cấp giấy chứng nhận đầu tư trong lĩnh vực này.
Đồng thời, điểm mới nhất chính là quy định phải có ý kiến chính thức của Bộ Quốc phòng và Bộ Công an hoặc cơ quan quốc phòng, an ninh địa phương trước khi cấp phép. Bộ Quốc phòng được giao nhiệm vụ điều chỉnh theo hướng thu hẹp diện tích của các dự án trồng rừng tại các khu vực có liên quan hoặc có khả năng ảnh hưởng tới quốc phòng, an ninh.
Trước mắt, UBND các tỉnh không tiếp tục xem xét cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê đất đối với diện tích đất chưa có quyết định cho thuê. Đồng thời, rà soát kỹ lại các phần diện tích đã cho thuê tại các dự án trồng rừng có vốn đầu tư nước ngoài.
Với cách xử lý vấn đề như vậy, có thể hiểu là các nhà đầu tư như InnovGreen sẽ tiếp tục được thực hiện dự án. Khả năng rút giấy phép hay thu hồi diện tích đất đã cấp là rất nhỏ, bởi vì giờ đây, với việc hội nhập sâu rộng với thế giới, cách hành xử của chính quyền không thể bằng cảm tính mà phải dựa trên luật pháp.
Một khi đã xác định rằng quy trình cấp phép là đúng luật, cách tốt nhất hiện nay là áp dụng chính các quy định của Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn hiện hành. Nếu thấy rằng Luật và các văn bản hướng dẫn không đủ để điều chỉnh, cần sửa đổi hoặc bổ sung cho phù hợp để áp dụng.
Soi chiếu vào câu chuyện của InnovGreen, có thể thấy Điều 6 của Luật Đầu tư là một điều khoản quan trọng. Điều khoản này nói rằng vốn đầu tư và tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.
Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua, trưng dụng tài sản của nhà đầu tư thì nhà đầu tư được thanh toán hoặc bồi thường theo giá thị trường tại thời điểm công bố việc trưng mua, trưng dụng. Việc thanh toán hoặc bồi thường phải bảo đảm lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư.
Điều 11 của Luật Đầu tư về bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật, chính sách cũng rất đáng chú ý. Theo điều này, trường hợp pháp luật, chính sách mới ban hành làm ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích hợp pháp mà nhà đầu tư đã được hưởng trước khi quy định của pháp luật, chính sách đó có hiệu lực thì nhà đầu tư được bảo đảm hưởng các ưu đãi như quy định tại giấy chứng nhận đầu tư hoặc được trừ thiệt hại vào thu nhập chịu thuế, điều chỉnh mục tiêu hoạt động của dự án hoặc được xem xét bồi thường trong một số trường hợp cần thiết.
Giới đầu tư quốc tế sẽ theo dõi cách xử lý của chính quyền trong những câu chuyện như thế này. Vì vậy, hành xử một cách công khai, minh bạch và đúng pháp luật đối với các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực trồng rừng như InnovGreen, có thể xem là cách làm đúng đắn trong bối cảnh hiện nay.
Sau khi tiến hành rà soát tổng thể, cần công bố cho nhà đầu tư và công luận biết khu vực nào được tiếp tục trồng rừng, khu vực nào sẽ thu hồi vì lý do an ninh quốc phòng… Làm như vậy, các tỉnh thành và các bộ chức năng sẽ không gặp cảnh “khó ăn khó nói” với công luận, trong khi nhà đầu tư biết rõ mình được làm gì và sẽ được bảo vệ như thế nào để tiếp tục dự án, tránh tình trạng phải đối mặt với một bản án vô hình “lơ lửng” ở đâu đó.
InnovGreen có vẻ như đang gặp phải một cuộc khủng hoảng về truyền thông hơn là trong việc triển khai dự án. Cách tốt nhất cho nhà đầu tư này hiện nay, có lẽ là tập trung làm cho tốt việc trồng rừng tại các khu vực đã được giao đất, để chứng minh cho cộng đồng thấy được thiện chí (nếu có) của mình trong việc trở thành một “doanh nghiệp xã hội kinh doanh bền vững” như đã cam kết, hơn là việc tiếp tục lún sâu hơn vào tranh cãi.