8 doanh nghiệp nước ngoài đã được cấp phép thuê đất trồng rừng
Chính phủ báo cáo Quốc hội việc một số tỉnh cho các nhà đầu tư nước ngoài thuê đất lâm nghiệp trồng rừng
Nhiều tỉnh đã cấp phép đầu tư với quy mô diện tích vượt quá khả năng thực tế, trong đó đã dự kiến cho thuê cả những diện tích đất thực tế đã có chủ, diện tích đất có rừng tự nhiên…, Chính phủ báo cáo Quốc hội việc một số tỉnh cho các nhà đầu tư nước ngoài thuê đất lâm nghiệp trồng rừng
Đây là một trong những nội dung Quốc hội yêu cầu Chính phủ có báo cáo riêng, cũng là vấn đề được nêu trong một số chất vấn tại kỳ họp này.
Báo cáo cho biết, đến hết tháng 12/2009 có 11 doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam để khảo sát và đầu tư trồng rừng trên địa bàn 10 tỉnh.
Trong số đó, có 8 doanh nghiệp đã khảo sát và được UBND các tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư, bao gồm 1 doanh nghiệp của Nhật Bản, 1 của Hồng Kông (Trung Quốc); Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan đều có 2 doanh nghiệp.
Đến nay, theo báo cáo của Chính phủ, các tỉnh mới chỉ quyết định cho thuê và cho phép liên doanh, liên kết trồng rừng được 33.824 ha (bằng 11,1% so diện tích dự kiến trong giấy chứng nhận đầu tư). Trong đó, diện tích đã được cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài thuê 50 năm là 15.664 ha và diện tích đất doanh nghiệp nước ngoài liên doanh, liên kết với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước là 18.160 ha.
Riêng công ty InnovGreen của chủ doanh nghiệp đến từ Đài Loan, đăng ký ở Hồng Kông, đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư với quy mô lớn nhất là 264.848 ha, chiếm 87% tổng diện tích.
Theo đánh giá của Chính phủ, “các địa phương về cơ bản thực hiện đúng quy định về thu hút đầu tư phát triển rừng”. UBND các tỉnh chỉ đạo khá chặt chẽ trình tự, thủ tục cho thuê đất lâm nghiệp theo quy định.
Về địa bàn đầu tư, đa số các dự án đều ở các vùng đất khó khăn, một số dự án nằm ở khu vực biên giới. “Các dự án đều đã được thẩm định về Quốc phòng, an ninh”, báo cáo viết.
Các nhà đầu tư cũng “cơ bản chấp hành tốt các quy định của pháp luật Việt Nam”. Đến cuối năm 2009 đã trồng được 15.183,9 ha rừng, khoanh nuôi bảo vệ 542,5ha. Việc sử dụng lao động là người nước ngoài ở các doanh nghiệp này cũng không nhiều, báo cáo nêu rõ.
Về hướng giải quyết tiếp theo, theo báo cáo, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ ngành liên quan lập đoàn công tác tiến hành rà soát kiểm tra, đánh giá và báo cáo Thủ tướng về việc cấp giấy chứng nhận đầu tư và thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Thủ tướng cũng yêu cầu, trong thời gian thực hiện việc rà soát kiểm tra, đánh giá, UBND các tỉnh không được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới và không ký hợp đồng cho thuê đối với các dự án đầu tư nước ngoài trong phạm vi các lĩnh vực nêu trên.
Đây là một trong những nội dung Quốc hội yêu cầu Chính phủ có báo cáo riêng, cũng là vấn đề được nêu trong một số chất vấn tại kỳ họp này.
Báo cáo cho biết, đến hết tháng 12/2009 có 11 doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam để khảo sát và đầu tư trồng rừng trên địa bàn 10 tỉnh.
Trong số đó, có 8 doanh nghiệp đã khảo sát và được UBND các tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư, bao gồm 1 doanh nghiệp của Nhật Bản, 1 của Hồng Kông (Trung Quốc); Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan đều có 2 doanh nghiệp.
Đến nay, theo báo cáo của Chính phủ, các tỉnh mới chỉ quyết định cho thuê và cho phép liên doanh, liên kết trồng rừng được 33.824 ha (bằng 11,1% so diện tích dự kiến trong giấy chứng nhận đầu tư). Trong đó, diện tích đã được cấp cho các nhà đầu tư nước ngoài thuê 50 năm là 15.664 ha và diện tích đất doanh nghiệp nước ngoài liên doanh, liên kết với các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước là 18.160 ha.
Riêng công ty InnovGreen của chủ doanh nghiệp đến từ Đài Loan, đăng ký ở Hồng Kông, đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư với quy mô lớn nhất là 264.848 ha, chiếm 87% tổng diện tích.
Theo đánh giá của Chính phủ, “các địa phương về cơ bản thực hiện đúng quy định về thu hút đầu tư phát triển rừng”. UBND các tỉnh chỉ đạo khá chặt chẽ trình tự, thủ tục cho thuê đất lâm nghiệp theo quy định.
Về địa bàn đầu tư, đa số các dự án đều ở các vùng đất khó khăn, một số dự án nằm ở khu vực biên giới. “Các dự án đều đã được thẩm định về Quốc phòng, an ninh”, báo cáo viết.
Các nhà đầu tư cũng “cơ bản chấp hành tốt các quy định của pháp luật Việt Nam”. Đến cuối năm 2009 đã trồng được 15.183,9 ha rừng, khoanh nuôi bảo vệ 542,5ha. Việc sử dụng lao động là người nước ngoài ở các doanh nghiệp này cũng không nhiều, báo cáo nêu rõ.
Về hướng giải quyết tiếp theo, theo báo cáo, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ ngành liên quan lập đoàn công tác tiến hành rà soát kiểm tra, đánh giá và báo cáo Thủ tướng về việc cấp giấy chứng nhận đầu tư và thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Thủ tướng cũng yêu cầu, trong thời gian thực hiện việc rà soát kiểm tra, đánh giá, UBND các tỉnh không được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới và không ký hợp đồng cho thuê đối với các dự án đầu tư nước ngoài trong phạm vi các lĩnh vực nêu trên.