“Khó đạt” mục tiêu kiềm chế nhập siêu
Ngày 25/3, Bộ Công Thương đã họp với các tập đoàn, tổng công ty, hiệp hội để bàn biện pháp kiềm chế nhập siêu năm 2010
Ngày 25/3, Bộ Công Thương đã họp với các tập đoàn, tổng công ty, hiệp hội để bàn biện pháp kiềm chế nhập siêu năm 2010.
Theo số liệu của Bộ, kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong 3 tháng đầu năm đạt khoảng 14 tỷ USD, vẫn giảm 1,6% so với cùng kỳ năm trước. Còn để đạt mục tiêu tăng trưởng xuất của năm 2010 là 6% thì những tháng còn lại xuất khẩu phải đạt 47 tỷ USD, tức khoảng 5,2 tỷ USD/tháng.
Về nhập khẩu, theo ước tính sơ bộ trong 3 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu của cả nước là 17,5 tỷ USD, tăng 37,6% so với cùng kỳ 2009.
Trong đó, nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu (hàng cần nhập khẩu) tăng 35,3% và chiếm tỷ trọng 77,9% kim ngạch nhập khẩu.
Nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu có mức tăng tới 60,2% so với cùng kỳ. Nguyên nhân khiến kim ngạch nhập khẩu của nhóm này tăng được giải thích là do kim ngạch nhập khẩu vàng tăng mạnh so với 3 tháng đầu năm 2009 (tăng 806,9%). Nếu loại trừ lượng vàng nhập khẩu thì kim ngạch nhập khẩu của nhóm này tăng 43%.
Đáng chú ý, nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu trong những tháng đầu năm cũng đã tăng thêm 33%, chiếm tỷ trọng khoảng 10,3% kim ngạch nhập khẩu.
Ba tháng đầu năm, nhập siêu Việt Nam ước tính vào khoảng 3,51 tỷ USD, tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu là 25%. Theo nhìn nhận của Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên, “với tình hình xuất nhập khẩu những tháng đầu năm, việc thực hiện mục tiêu kiềm chế nhập siêu năm 2010 ở mức 20% kim ngạch xuất khẩu, tương đương nhập siêu 12,2 tỷ USD là rất khó đạt”.
Các doanh nghiệp có mặt tại cuộc họp cũng đã đưa ra lý giải từ góc nhìn của họ. Ông Lê Tiến Trường, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết trong thời gian qua, giá của các đơn hàng dệt may chỉ tăng được từ 2-3%. Trong khi đó, quý 1/2010, ngành vẫn đạt tăng trưởng xuất khẩu là 17,8%. Đạt được con số trên chủ yếu là do sản lượng xuất khẩu của toàn ngành tăng. Điều này đã buộc ngành phải tăng nhập khẩu các nguyên phụ liệu dùng cho sản xuất.
Thêm vào đó, Vinatex nhận định thời gian tới, giá bông trên thị trường thế giới sẽ có sự biến động mạnh về giá. Vì vậy, trong những tháng đầu năm lượng bông nhập khẩu đã tăng tới 344%, sợi các loại tăng 170%, vải tăng 113%. Nhưng việc nhập khẩu này cũng là để phục vụ sản xuất vải, tăng tỷ lệ nội địa hóa.
Còn ông Nguyễn Quang Kiên, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) thì cho rằng lượng xăng dầu nhập khẩu tăng 133,2% là do theo quy định mới các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối phải tăng mức dự trữ từ 20 ngày lên 30 ngày.
Ông Nguyễn Việt Đức, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Giấy Việt Nam lại khá thẳng thắn khi cho biết các doanh nghiệp giấy vẫn thích nhập khẩu nguyên liệu giấy loại hơn là thu mua trong nước. Một phần là do giấy trong nước được phân loại kém. Bên cạnh đó, nếu nhập khẩu doanh nghiệp sẽ được hưởng ưu đãi về thuế và không gặp phải khó khăn về thủ tục giấy tờ như khi thu mua từ trong nước…
Các bất cập khác khi sử dụng sản phẩm trong nước sản xuất cũng đã được các đại diện doanh nghiệp nêu ra, như “Nhà máy Lọc dầu Dung Quất do mới đi vào hoạt động nên chất lượng, số lượng sản phẩm chưa được ổn định”, theo ý kiến của đại diện Petrolimex. Ngoài ra, doanh nghiệp này còn gặp nhiều khó khăn khi ký kết các hợp đồng, giao nhận hàng do cầu cảng của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất chủ yếu phục vụ cho các tàu lớn…
Trước những phản ánh nêu trên, ông Huỳnh Đức Thắng, Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương) cho rằng để kiểm soát nhập siêu ngoài biện pháp thương mại, điểm mấu chốt để giải quyết vấn đề vẫn là Chính phủ cần ban hành nghị định về quy hoạch, phát triển công nghiệp phụ trợ để chủ động về nguyên phụ liệu. Như thế, đến năm 2015, mới có hy vọng đạt được sự cân bằng giữa nhập khẩu và xuất khẩu.
Trong khi đó, "các văn bản liên quan đến phát triển công nghiệp phụ trợ Bộ Công Thương đã trình lên Chính phủ mấy lần nhưng hiện vẫn chưa được xem xét", ông Ngô Văn Trụ, Phó vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) giãi bày.
Theo số liệu của Bộ, kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong 3 tháng đầu năm đạt khoảng 14 tỷ USD, vẫn giảm 1,6% so với cùng kỳ năm trước. Còn để đạt mục tiêu tăng trưởng xuất của năm 2010 là 6% thì những tháng còn lại xuất khẩu phải đạt 47 tỷ USD, tức khoảng 5,2 tỷ USD/tháng.
Về nhập khẩu, theo ước tính sơ bộ trong 3 tháng đầu năm, kim ngạch nhập khẩu của cả nước là 17,5 tỷ USD, tăng 37,6% so với cùng kỳ 2009.
Trong đó, nhóm hàng nguyên nhiên vật liệu (hàng cần nhập khẩu) tăng 35,3% và chiếm tỷ trọng 77,9% kim ngạch nhập khẩu.
Nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu có mức tăng tới 60,2% so với cùng kỳ. Nguyên nhân khiến kim ngạch nhập khẩu của nhóm này tăng được giải thích là do kim ngạch nhập khẩu vàng tăng mạnh so với 3 tháng đầu năm 2009 (tăng 806,9%). Nếu loại trừ lượng vàng nhập khẩu thì kim ngạch nhập khẩu của nhóm này tăng 43%.
Đáng chú ý, nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu trong những tháng đầu năm cũng đã tăng thêm 33%, chiếm tỷ trọng khoảng 10,3% kim ngạch nhập khẩu.
Ba tháng đầu năm, nhập siêu Việt Nam ước tính vào khoảng 3,51 tỷ USD, tỷ lệ nhập siêu/xuất khẩu là 25%. Theo nhìn nhận của Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên, “với tình hình xuất nhập khẩu những tháng đầu năm, việc thực hiện mục tiêu kiềm chế nhập siêu năm 2010 ở mức 20% kim ngạch xuất khẩu, tương đương nhập siêu 12,2 tỷ USD là rất khó đạt”.
Các doanh nghiệp có mặt tại cuộc họp cũng đã đưa ra lý giải từ góc nhìn của họ. Ông Lê Tiến Trường, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết trong thời gian qua, giá của các đơn hàng dệt may chỉ tăng được từ 2-3%. Trong khi đó, quý 1/2010, ngành vẫn đạt tăng trưởng xuất khẩu là 17,8%. Đạt được con số trên chủ yếu là do sản lượng xuất khẩu của toàn ngành tăng. Điều này đã buộc ngành phải tăng nhập khẩu các nguyên phụ liệu dùng cho sản xuất.
Thêm vào đó, Vinatex nhận định thời gian tới, giá bông trên thị trường thế giới sẽ có sự biến động mạnh về giá. Vì vậy, trong những tháng đầu năm lượng bông nhập khẩu đã tăng tới 344%, sợi các loại tăng 170%, vải tăng 113%. Nhưng việc nhập khẩu này cũng là để phục vụ sản xuất vải, tăng tỷ lệ nội địa hóa.
Còn ông Nguyễn Quang Kiên, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) thì cho rằng lượng xăng dầu nhập khẩu tăng 133,2% là do theo quy định mới các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối phải tăng mức dự trữ từ 20 ngày lên 30 ngày.
Ông Nguyễn Việt Đức, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Giấy Việt Nam lại khá thẳng thắn khi cho biết các doanh nghiệp giấy vẫn thích nhập khẩu nguyên liệu giấy loại hơn là thu mua trong nước. Một phần là do giấy trong nước được phân loại kém. Bên cạnh đó, nếu nhập khẩu doanh nghiệp sẽ được hưởng ưu đãi về thuế và không gặp phải khó khăn về thủ tục giấy tờ như khi thu mua từ trong nước…
Các bất cập khác khi sử dụng sản phẩm trong nước sản xuất cũng đã được các đại diện doanh nghiệp nêu ra, như “Nhà máy Lọc dầu Dung Quất do mới đi vào hoạt động nên chất lượng, số lượng sản phẩm chưa được ổn định”, theo ý kiến của đại diện Petrolimex. Ngoài ra, doanh nghiệp này còn gặp nhiều khó khăn khi ký kết các hợp đồng, giao nhận hàng do cầu cảng của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất chủ yếu phục vụ cho các tàu lớn…
Trước những phản ánh nêu trên, ông Huỳnh Đức Thắng, Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch (Bộ Công Thương) cho rằng để kiểm soát nhập siêu ngoài biện pháp thương mại, điểm mấu chốt để giải quyết vấn đề vẫn là Chính phủ cần ban hành nghị định về quy hoạch, phát triển công nghiệp phụ trợ để chủ động về nguyên phụ liệu. Như thế, đến năm 2015, mới có hy vọng đạt được sự cân bằng giữa nhập khẩu và xuất khẩu.
Trong khi đó, "các văn bản liên quan đến phát triển công nghiệp phụ trợ Bộ Công Thương đã trình lên Chính phủ mấy lần nhưng hiện vẫn chưa được xem xét", ông Ngô Văn Trụ, Phó vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương) giãi bày.