Nhập siêu tăng mạnh ngoài dự kiến
Nhập siêu quý 1/2010 ước đạt 3,6 tỷ USD và chiếm tới 25,6% kim ngạch xuất khẩu
Báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh ngành công nghiệp tháng 3 và 3 tháng đầu năm 2010 của Vụ Kinh tế công nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, nhập siêu quý 1/2010 ước đạt 3,6 tỷ USD và chiếm tới 25,6% kim ngạch xuất khẩu.
Theo nhận định của Vụ Kinh tế công nghiệp, đây là mức khá cao, bởi nhập siêu đang vượt quá chỉ tiêu khống chế dưới 20% kim ngạch xuất khẩu mà Quốc hội đã thông qua và Thủ tướng Chính phủ cũng có văn bản chỉ đạo.
Nếu so với dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được công bố cuối tháng 2 vừa qua, con số này đã cao hơn khoảng 1 tỷ USD. Trước đó, Bộ này tính toán rằng, kim ngạch xuất khẩu quý 1 dự kiến sẽ đạt khoảng 14,2 tỷ USD; kim ngạch nhập khẩu khoảng 16,8 tỷ USD. Nhưng trên thực tế, kim ngạch xuất khẩu đã giảm so với cùng kỳ, trong khi nhập khẩu tăng rất mạnh.
Cụ thể, xuất khẩu quý 1 ước đạt 14,1 tỷ USD, giảm 1,6% so với cùng kỳ (có nguyên nhân quý 1/2009, Việt Nam tái xuất một lượng vàng lớn lên đến trên 1 tỷ USD). Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu cả nước 3 tháng đầu năm ước đạt 17,6 tỷ USD, tăng 38,4% so với cùng kỳ năm 2009.
Xét các mặt hàng cụ thể, về phía xuất khẩu, so với quý 1/2009, nhiều mặt hàng công nghiệp chiến lược đã giảm sản lượng và kim ngạch xuất khẩu như dầu thô đạt 2,24 triệu tấn, giảm 46,8% và bằng 24,7% kế hoạch năm 2010; than đá đạt 4,73 triệu tấn, giảm 15,5%; đá quý, kim loại quý và sản phẩm đạt 48 triệu USD, chỉ bằng 1,9% so với cùng kỳ.
Trong khi đó, không hiếm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng rất mạnh như dây và cáp điện đạt 292 triệu USD, tăng 119,5%; sắt thép và sản phẩm đạt 372 triệu USD, tăng 72,2%; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt 630 triệu USD, tăng 66,7%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 703 triệu USD, tăng 40,9%; sản phẩm nhựa đạt 210 triệu USD, tăng 20,7%; dệt may đạt 2,16 tỷ USD, tăng 12,3%; giày dép đạt 1,03 tỷ USD, tăng 10,1%; túi xách, vali, mũ và ô dù đạt 181 triệu USD, tăng 8,4%...
Bên phía xuất khẩu, các mặt hàng có mức tăng cao về kim ngạch gồm nguyên liệu phục vụ sản xuất như bông, vải, sợi, phôi thép, máy tính và linh kiện, phụ tùng ôtô, xe máy. "Điều này thể hiện sự phục hồi và tăng trưởng của sản xuất trong nước", cơ quan lập báo cáo nhận định.
* Cụ thể, sản phẩm có tốc độ tăng kim ngạch lớn trong quý 1 gồm bông các loại đạt 92 nghìn tấn, tăng 162,9%; linh kiện phụ tùng ôtô đạt 433 triệu USD, tăng 119,8%; linh kiện xe máy đạt 179 triệu USD, tăng 82,7%; sản phẩm từ dầu mỏ đạt 169 triệu USD, tăng 65,7%; kim loại thường đạt 149 nghìn tấn, tăng 55,2%; máy tính và linh kiện điện tử đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 53%; hóa chất đạt 430 triệu USD, tăng 36,5%; nguyên phụ liệu dệt may, da đạt 483 triệu USD, tăng 21,7%; sắt thép các loại đạt 1,65 triệu tấn, tăng 16,2% (trong đó phôi thép đạt 444 nghìn tấn, tăng 21%); ôtô nguyên chiếc đạt 8941 chiếc, tăng 14,1%; vải các loại đạt 955 triệu USD, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm 2009.
Một số mặt hàng công nghiệp nhập khẩu có kim ngạch giảm trong quý 1 gồm xăng dầu các loại đạt 2,67 triệu tấn, giảm 14,4%; khí đốt hóa lỏng đạt 147 nghìn tấn, giảm 24,6%; xe máy nguyên chiếc đạt 24.291 chiếc, giảm 30,5% so với cùng kỳ.
Theo nhận định của Vụ Kinh tế công nghiệp, đây là mức khá cao, bởi nhập siêu đang vượt quá chỉ tiêu khống chế dưới 20% kim ngạch xuất khẩu mà Quốc hội đã thông qua và Thủ tướng Chính phủ cũng có văn bản chỉ đạo.
Nếu so với dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được công bố cuối tháng 2 vừa qua, con số này đã cao hơn khoảng 1 tỷ USD. Trước đó, Bộ này tính toán rằng, kim ngạch xuất khẩu quý 1 dự kiến sẽ đạt khoảng 14,2 tỷ USD; kim ngạch nhập khẩu khoảng 16,8 tỷ USD. Nhưng trên thực tế, kim ngạch xuất khẩu đã giảm so với cùng kỳ, trong khi nhập khẩu tăng rất mạnh.
Cụ thể, xuất khẩu quý 1 ước đạt 14,1 tỷ USD, giảm 1,6% so với cùng kỳ (có nguyên nhân quý 1/2009, Việt Nam tái xuất một lượng vàng lớn lên đến trên 1 tỷ USD). Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu cả nước 3 tháng đầu năm ước đạt 17,6 tỷ USD, tăng 38,4% so với cùng kỳ năm 2009.
Xét các mặt hàng cụ thể, về phía xuất khẩu, so với quý 1/2009, nhiều mặt hàng công nghiệp chiến lược đã giảm sản lượng và kim ngạch xuất khẩu như dầu thô đạt 2,24 triệu tấn, giảm 46,8% và bằng 24,7% kế hoạch năm 2010; than đá đạt 4,73 triệu tấn, giảm 15,5%; đá quý, kim loại quý và sản phẩm đạt 48 triệu USD, chỉ bằng 1,9% so với cùng kỳ.
Trong khi đó, không hiếm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng rất mạnh như dây và cáp điện đạt 292 triệu USD, tăng 119,5%; sắt thép và sản phẩm đạt 372 triệu USD, tăng 72,2%; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng đạt 630 triệu USD, tăng 66,7%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 703 triệu USD, tăng 40,9%; sản phẩm nhựa đạt 210 triệu USD, tăng 20,7%; dệt may đạt 2,16 tỷ USD, tăng 12,3%; giày dép đạt 1,03 tỷ USD, tăng 10,1%; túi xách, vali, mũ và ô dù đạt 181 triệu USD, tăng 8,4%...
Bên phía xuất khẩu, các mặt hàng có mức tăng cao về kim ngạch gồm nguyên liệu phục vụ sản xuất như bông, vải, sợi, phôi thép, máy tính và linh kiện, phụ tùng ôtô, xe máy. "Điều này thể hiện sự phục hồi và tăng trưởng của sản xuất trong nước", cơ quan lập báo cáo nhận định.
* Cụ thể, sản phẩm có tốc độ tăng kim ngạch lớn trong quý 1 gồm bông các loại đạt 92 nghìn tấn, tăng 162,9%; linh kiện phụ tùng ôtô đạt 433 triệu USD, tăng 119,8%; linh kiện xe máy đạt 179 triệu USD, tăng 82,7%; sản phẩm từ dầu mỏ đạt 169 triệu USD, tăng 65,7%; kim loại thường đạt 149 nghìn tấn, tăng 55,2%; máy tính và linh kiện điện tử đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 53%; hóa chất đạt 430 triệu USD, tăng 36,5%; nguyên phụ liệu dệt may, da đạt 483 triệu USD, tăng 21,7%; sắt thép các loại đạt 1,65 triệu tấn, tăng 16,2% (trong đó phôi thép đạt 444 nghìn tấn, tăng 21%); ôtô nguyên chiếc đạt 8941 chiếc, tăng 14,1%; vải các loại đạt 955 triệu USD, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm 2009.
Một số mặt hàng công nghiệp nhập khẩu có kim ngạch giảm trong quý 1 gồm xăng dầu các loại đạt 2,67 triệu tấn, giảm 14,4%; khí đốt hóa lỏng đạt 147 nghìn tấn, giảm 24,6%; xe máy nguyên chiếc đạt 24.291 chiếc, giảm 30,5% so với cùng kỳ.