Khó xử lý người bị tố cáo tham nhũng
Vẫn còn nhiều ý kiến không đồng nhất với nhiều điểm quy định trong dự thảo Nghị định thi hành một số điều Luật Phòng, chống tham nhũng
Trong tháng 3/2013 này Thanh tra Chính phủ phải trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng. Tuy vậy, đến thời điểm này vẫn đang còn nhiều ý kiến không đồng nhất với nhiều điểm quy định trong dự thảo...
Tại cuộc hội thảo lấy ý kiến đóng góp xây dựng dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng do Thanh tra Chính phủ tại Hà Nội ngày 12/3, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh cho biết, một trong những quy định đang có nhiều ý kiến khác nhau của dự thảo là quy định về trình tự, thủ tục, thời hạn tạm đình chỉ, chuyển vị trí công tác khác; quy định việc hưởng lương, phụ cấp, quyền lợi khác của người bị tố cáo tham nhũng có bằng chứng rõ ràng; quy định về việc khôi phục lại chức vụ, quyền lợi cũng như việc bồi thường cho cán bộ công chức sau khi cơ quan có thẩm quyền kết luận người đó không có hành vi tham nhũng...
Tại hội thảo, ông Trần Ngọc Tranh, Phó chánh thanh tra tỉnh Hòa Bình chỉ ra, quy định tại Điều 16 của dự thảo về “nguyên tắc xác định thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ công tác, quyết định tạm thời chuyển vị trí công tác khác” cần phải bỏ vì cũng nội dung này lại được quy định rất chi tiết tại Điều 17 và Điều 18.
Đại diện Thanh tra Bộ Công an cũng đồng ý kiến với ông Tranh và bổ sung, cần tính rút ngắn các quy định sao cho rõ ràng, dễ thực hiện. Như tại Điều 15 cần phải làm rõ căn cứ nào ra quyết định tạm đình chỉ công tác, căn cứ nào ra quyết định tạm thời chuyển vị trí công tác khác để thống nhất thực hiện, còn quy định tại Điều 22 về thời hạn đình chỉ, tạm thời chuyển vị trí công tác khác rất khó thực hiện trong thực tế.
Theo nhiều đại biểu dự hội thảo, động cơ và nguyên nhân phát sinh tố cáo tham nhũng có rất nhiều, trong đó có trường hợp cố tình tố cáo sai sự thật do đó cần quy định và thể hiện rõ thái độ xử lý nghiêm trường hợp cố tình tố cáo sai sự thật nếu không, dễ dẫn đến sự thỏa hiệp giữa người tố cáo và người bị tố cáo. Ngoài ra các đại biểu còn đề nghị phải quy định thêm về phần khen thưởng những người tố cáo đúng sự thật.
Ông Vũ Minh Tuân, Phó thanh tra Tp. Hải Phòng bổ sung thêm, dự thảo cần phải nêu nguyên tắc xác định thẩm quyền ra quyết định tạm thời đình chỉ, tạm thời chuyển vị trí công tác khác nếu không sẽ dẫn đến tình trạng lạm quyền. Trong thực tế có trường hợp một cán bộ được bổ nhiệm, quản lý từ nhiều cơ quan nên khó xác định thẩm quyền ra quyết định và dễ gây chồng chéo.
Đi sâu hơn, ông Nguyễn Khắc Chanh, Chánh thanh tra tỉnh Nam Định đặt ra vấn đề khiếu nại quyết định tạm đình chỉ công tác, quyết định tạm thời chuyển vị trí công tác khác được quy định tại Điều 14 của dự thảo.
Ông Chanh lưu ý những quy định này chưa khớp với Luật Khiếu nại hiện hành. Đồng tình với ý kiến của ông Tuân, ông Chanh cho rằng khi có tố cáo thì phải xác minh nhưng nếu chưa xác minh được mà đã ra quyết định đình chỉ công tác, chuyển vị trí công tác tạm thời sẽ rất khó.
Ngoài ra dự thảo chỉ cần quy định nguyên tắc xác định thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ công tác, quyết định tạm thời chuyển vị trí công tác, không cần quy định chi tiết vì quy định chi tiết thì phải đầy đủ, nếu không thì rất khó vận dụng thực hiện.
Chánh thanh tra tỉnh Điện Biên Nguyễn Xuân Cách cũng yêu cầu phải làm rõ căn cứ đưa ra quyết định tạm đình chỉ công tác và quyết định thạm thời chuyển vị trí công tác khác. Quy định này là cần thiết nhưng cần phải nghiên cứu quy định như thế nào để có thể áp dụng được với cả cơ quan hành chính, cơ quan của Đảng cũng như các tổ chức chính trị - xã hội khác.
Nhiều đại biểu cũng cho rằng các thủ tục yêu cầu phải nêu rõ là bằng văn bản để có căn cứ, cũng như xem xét đến trách nhiệm của cơ quan yêu cầu nếu yêu cầu đó không đúng. Ngoài ra phải xác định rõ căn cứ ra cũng như việc hủy quyết định tạm đình chỉ công tác và quyết định tạm thời chuyển vị trí công tác khác.
Kết luận buổi hội thảo, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh cho biết, các quy định về tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác mang tính hành chính thuộc trách nhiệm của người đứng đầu.
Tuy nhiên đến nay nhiều ý kiến vẫn băn khoăn với quy định: “Cán bộ, công chức, viên chức bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác có quyền khiếu nại quyết định tạm đình chỉ công tác, quyết định tạm thời chuyển vị trí công tác khác khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật....”.
Tuy nhiên đến nay dự thảo lại không quy định cụ thể việc khiếu nại này được giải quyết theo trình tự thủ tục như thế nào, nhất là khi vụ việc đang được điều tra, thanh tra làm rõ. Ông Thanh nhấn mạnh, Thanh tra Chính phủ sẽ cố gắng hoàn thành dự thảo nghị định trình Chính phủ để ban hành trong tháng 3 này.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)
Tại cuộc hội thảo lấy ý kiến đóng góp xây dựng dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng do Thanh tra Chính phủ tại Hà Nội ngày 12/3, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh cho biết, một trong những quy định đang có nhiều ý kiến khác nhau của dự thảo là quy định về trình tự, thủ tục, thời hạn tạm đình chỉ, chuyển vị trí công tác khác; quy định việc hưởng lương, phụ cấp, quyền lợi khác của người bị tố cáo tham nhũng có bằng chứng rõ ràng; quy định về việc khôi phục lại chức vụ, quyền lợi cũng như việc bồi thường cho cán bộ công chức sau khi cơ quan có thẩm quyền kết luận người đó không có hành vi tham nhũng...
Tại hội thảo, ông Trần Ngọc Tranh, Phó chánh thanh tra tỉnh Hòa Bình chỉ ra, quy định tại Điều 16 của dự thảo về “nguyên tắc xác định thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ công tác, quyết định tạm thời chuyển vị trí công tác khác” cần phải bỏ vì cũng nội dung này lại được quy định rất chi tiết tại Điều 17 và Điều 18.
Đại diện Thanh tra Bộ Công an cũng đồng ý kiến với ông Tranh và bổ sung, cần tính rút ngắn các quy định sao cho rõ ràng, dễ thực hiện. Như tại Điều 15 cần phải làm rõ căn cứ nào ra quyết định tạm đình chỉ công tác, căn cứ nào ra quyết định tạm thời chuyển vị trí công tác khác để thống nhất thực hiện, còn quy định tại Điều 22 về thời hạn đình chỉ, tạm thời chuyển vị trí công tác khác rất khó thực hiện trong thực tế.
Theo nhiều đại biểu dự hội thảo, động cơ và nguyên nhân phát sinh tố cáo tham nhũng có rất nhiều, trong đó có trường hợp cố tình tố cáo sai sự thật do đó cần quy định và thể hiện rõ thái độ xử lý nghiêm trường hợp cố tình tố cáo sai sự thật nếu không, dễ dẫn đến sự thỏa hiệp giữa người tố cáo và người bị tố cáo. Ngoài ra các đại biểu còn đề nghị phải quy định thêm về phần khen thưởng những người tố cáo đúng sự thật.
Ông Vũ Minh Tuân, Phó thanh tra Tp. Hải Phòng bổ sung thêm, dự thảo cần phải nêu nguyên tắc xác định thẩm quyền ra quyết định tạm thời đình chỉ, tạm thời chuyển vị trí công tác khác nếu không sẽ dẫn đến tình trạng lạm quyền. Trong thực tế có trường hợp một cán bộ được bổ nhiệm, quản lý từ nhiều cơ quan nên khó xác định thẩm quyền ra quyết định và dễ gây chồng chéo.
Đi sâu hơn, ông Nguyễn Khắc Chanh, Chánh thanh tra tỉnh Nam Định đặt ra vấn đề khiếu nại quyết định tạm đình chỉ công tác, quyết định tạm thời chuyển vị trí công tác khác được quy định tại Điều 14 của dự thảo.
Ông Chanh lưu ý những quy định này chưa khớp với Luật Khiếu nại hiện hành. Đồng tình với ý kiến của ông Tuân, ông Chanh cho rằng khi có tố cáo thì phải xác minh nhưng nếu chưa xác minh được mà đã ra quyết định đình chỉ công tác, chuyển vị trí công tác tạm thời sẽ rất khó.
Ngoài ra dự thảo chỉ cần quy định nguyên tắc xác định thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ công tác, quyết định tạm thời chuyển vị trí công tác, không cần quy định chi tiết vì quy định chi tiết thì phải đầy đủ, nếu không thì rất khó vận dụng thực hiện.
Chánh thanh tra tỉnh Điện Biên Nguyễn Xuân Cách cũng yêu cầu phải làm rõ căn cứ đưa ra quyết định tạm đình chỉ công tác và quyết định thạm thời chuyển vị trí công tác khác. Quy định này là cần thiết nhưng cần phải nghiên cứu quy định như thế nào để có thể áp dụng được với cả cơ quan hành chính, cơ quan của Đảng cũng như các tổ chức chính trị - xã hội khác.
Nhiều đại biểu cũng cho rằng các thủ tục yêu cầu phải nêu rõ là bằng văn bản để có căn cứ, cũng như xem xét đến trách nhiệm của cơ quan yêu cầu nếu yêu cầu đó không đúng. Ngoài ra phải xác định rõ căn cứ ra cũng như việc hủy quyết định tạm đình chỉ công tác và quyết định tạm thời chuyển vị trí công tác khác.
Kết luận buổi hội thảo, Phó tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Thanh cho biết, các quy định về tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác mang tính hành chính thuộc trách nhiệm của người đứng đầu.
Tuy nhiên đến nay nhiều ý kiến vẫn băn khoăn với quy định: “Cán bộ, công chức, viên chức bị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác khác có quyền khiếu nại quyết định tạm đình chỉ công tác, quyết định tạm thời chuyển vị trí công tác khác khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật....”.
Tuy nhiên đến nay dự thảo lại không quy định cụ thể việc khiếu nại này được giải quyết theo trình tự thủ tục như thế nào, nhất là khi vụ việc đang được điều tra, thanh tra làm rõ. Ông Thanh nhấn mạnh, Thanh tra Chính phủ sẽ cố gắng hoàn thành dự thảo nghị định trình Chính phủ để ban hành trong tháng 3 này.
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)