Khởi động lại thị trường Nga và nỗi lo từ bài học cũ
Thị trường tiềm năng, nhưng sự quan tâm của các doanh nghiệp liệu đã đúng mức?
Sau bốn tháng tạm dừng, Nga đã quyết định mở cửa nhập khẩu trở lại đối với các mặt hàng thuỷ sản Việt Nam. Hiện có 30 doanh nghiệp Việt Nam được phép xuất khẩu tôm, chả cá, hàng thuỷ sản khô, cá tra, basa vào thị trường này.
Ông Dương Ngọc Minh, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hùng Vương (Tiền Giang), Trưởng ban Điều hành xuất khẩu cá tra sang thị trường Nga cho biết, dự kiến trong năm 2009, cá tra Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này sẽ đạt 200 triệu USD và tiếp tục tăng mạnh trong những năm sau. Đây là thị trường tiềm năng, do vậy các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam cần phải quan tâm đúng mức.
Không thiếu cá nguyên liệu
Trong 3 tháng đầu năm 2009, có 122 thị trường nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam, giảm 37 thị trường so với cùng kỳ năm 2008. Giai đoạn cực khó của ngành thuỷ sản trong năm 2009 được nhiều doanh nghiệp dự đoán sẽ rơi vào quý2 và 3.
Theo nhận định của các chuyên gia, trong quý 1, xuất khẩu chủ yếu dựa vào nguyên liệu, đơn hàng và thị trường của năm 2008 chuyển qua. Còn từ tháng 4 trở đi, doanh nghiệp sẽ gặp khó cả về nguyên liệu đầu vào lẫn thị trường đầu ra. Hàng tồn kho năm 2008 của các doanh nghiệp giảm vì thiếu vốn, nông dân lại lỗ nhiều trong năm 2008, nên giảm nuôi trồng. Trong khi các doanh nghiệp phải mua bù nguyên liệu giá cao cho các hợp đồng đã ký từ trước. Có thể bước sang quý 3, khó khăn về nguyên liệu sẽ giảm nhưng giá xuất khẩu nhận định là không tăng, muốn có hợp đồng các doanh nghiệp buộc phải ký với giá rẻ, do vậy hợp đồng mới cũng không thuận lợi.
Suốt tháng qua, giá cá tra ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long tăng liên tục, cá tra loại 1 hiện đã chạm ngưỡng 16.500-17.000 đồng/kg, cá loại 2 có giá 16.000-16.200 đồng/kg... Với mức giá này, người nuôi cá có lãi từ 1.000 - 2.000 đồng /kg.
Giá cá đang tăng cao, sản lượng cá trong dân không nhiều, liệu có xảy ra tình trạng thiếu cá nguyên liệu khi thị trường Nga khởi động lại? Có ý kiến cho rằng, vấn đề này không đáng ngại, vì doanh nghiệp và ngư dân đang "nghe ngóng" tình hình, họ đã chuẩn bị sẵn nguồn hàng, chỉ cần ký hợp đồng xuất khẩu trở lại sẽ có nguồn hàng đáp ứng ngay. Mỗi doanh nghiệp có vùng nuôi đáp ứng khoảng 60-70% sản lượng, và đang cho ăn cầm chừng, khi ký hợp đồng cá sẽ được cho ăn thúc và chỉ trong thời gian ngắn con cá sẽ đạt kích cỡ theo yêu cầu.
Nỗi lo từ bài học cũ
Theo ông Nguyễn Văn Thạnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang, Chính phủ đã xác định cá tra thuộc nhóm ngành hàng chiến lược. Do vậy sau khi đề án sản xuất - tiêu thụ cá tra do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình được Thủ tướng phê duyệt, nghề nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ cá tra ở vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ đi vào ổn định. Đây chính là sự mong mỏi lớn nhất của ngư dân và doanh nghệp chế biến, xuất khẩu ở đồng bằng sông Cửu Long.
Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 168 doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản, trong đó chỉ có 57 doanh nghiệp có nhà máy chế biến, còn lại 111 doanh nghiệp chỉ xuất hàng. 111 doanh nghiệp này chỉ chiếm 11% thị phần, nhưng vì không có nhà máy chế biến nên trong quá trình bảo quản lưu thông, chuyển giao hàng hoá không bảo đảm được tiêu chuẩn. Trong số 57 doanh nghiệp chế biến có một số cũng bị cắt code ở thị trường Nga.
Trong năm 2007, thuỷ sản của Việt Nam vào Nga chỉ có 16 lô hàng bị cảnh báo có dấu hiệu không tốt về chất lượng, nhưng trong năm 2008 có đến 38 lô hàng bị cảnh báo, trong đó riêng sản phẩm cá tra, basa chiếm đến 27 lô. Điều này cho thấy một số doanh nghiệp đã ngày càng xem thường chất lượng khi xuất khẩu vào thị trường Nga.
Năm 2008, Nga trả hàng về do khi kiểm tra một số lô hàng phát hiện vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm và gian lận trong mạ băng. Mặc dù quy cách mạ băng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) đã cảnh báo từ lâu nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn vi phạm. Sử dụng hàng rào kỹ thuật để "bắt" các doanh nghiệp làm ăn gian dối, nhưng việc khiến phía Nga phản ứng mạnh đối với cá tra, basa Việt Nam vẫn là chuyện liên quan đến mạ băng.
Khi Nga mở cửa lại thị trường, có lẽ các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sẽ "thấm" hơn điều giản dị "xây dựng lòng tin đối với khách hàng không gì bằng cách làm ăn chân chính".
Ông Dương Ngọc Minh, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hùng Vương (Tiền Giang), Trưởng ban Điều hành xuất khẩu cá tra sang thị trường Nga cho biết, dự kiến trong năm 2009, cá tra Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này sẽ đạt 200 triệu USD và tiếp tục tăng mạnh trong những năm sau. Đây là thị trường tiềm năng, do vậy các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam cần phải quan tâm đúng mức.
Không thiếu cá nguyên liệu
Trong 3 tháng đầu năm 2009, có 122 thị trường nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam, giảm 37 thị trường so với cùng kỳ năm 2008. Giai đoạn cực khó của ngành thuỷ sản trong năm 2009 được nhiều doanh nghiệp dự đoán sẽ rơi vào quý2 và 3.
Theo nhận định của các chuyên gia, trong quý 1, xuất khẩu chủ yếu dựa vào nguyên liệu, đơn hàng và thị trường của năm 2008 chuyển qua. Còn từ tháng 4 trở đi, doanh nghiệp sẽ gặp khó cả về nguyên liệu đầu vào lẫn thị trường đầu ra. Hàng tồn kho năm 2008 của các doanh nghiệp giảm vì thiếu vốn, nông dân lại lỗ nhiều trong năm 2008, nên giảm nuôi trồng. Trong khi các doanh nghiệp phải mua bù nguyên liệu giá cao cho các hợp đồng đã ký từ trước. Có thể bước sang quý 3, khó khăn về nguyên liệu sẽ giảm nhưng giá xuất khẩu nhận định là không tăng, muốn có hợp đồng các doanh nghiệp buộc phải ký với giá rẻ, do vậy hợp đồng mới cũng không thuận lợi.
Suốt tháng qua, giá cá tra ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long tăng liên tục, cá tra loại 1 hiện đã chạm ngưỡng 16.500-17.000 đồng/kg, cá loại 2 có giá 16.000-16.200 đồng/kg... Với mức giá này, người nuôi cá có lãi từ 1.000 - 2.000 đồng /kg.
Giá cá đang tăng cao, sản lượng cá trong dân không nhiều, liệu có xảy ra tình trạng thiếu cá nguyên liệu khi thị trường Nga khởi động lại? Có ý kiến cho rằng, vấn đề này không đáng ngại, vì doanh nghiệp và ngư dân đang "nghe ngóng" tình hình, họ đã chuẩn bị sẵn nguồn hàng, chỉ cần ký hợp đồng xuất khẩu trở lại sẽ có nguồn hàng đáp ứng ngay. Mỗi doanh nghiệp có vùng nuôi đáp ứng khoảng 60-70% sản lượng, và đang cho ăn cầm chừng, khi ký hợp đồng cá sẽ được cho ăn thúc và chỉ trong thời gian ngắn con cá sẽ đạt kích cỡ theo yêu cầu.
Nỗi lo từ bài học cũ
Theo ông Nguyễn Văn Thạnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang, Chính phủ đã xác định cá tra thuộc nhóm ngành hàng chiến lược. Do vậy sau khi đề án sản xuất - tiêu thụ cá tra do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình được Thủ tướng phê duyệt, nghề nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ cá tra ở vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ đi vào ổn định. Đây chính là sự mong mỏi lớn nhất của ngư dân và doanh nghệp chế biến, xuất khẩu ở đồng bằng sông Cửu Long.
Đồng bằng sông Cửu Long hiện có 168 doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản, trong đó chỉ có 57 doanh nghiệp có nhà máy chế biến, còn lại 111 doanh nghiệp chỉ xuất hàng. 111 doanh nghiệp này chỉ chiếm 11% thị phần, nhưng vì không có nhà máy chế biến nên trong quá trình bảo quản lưu thông, chuyển giao hàng hoá không bảo đảm được tiêu chuẩn. Trong số 57 doanh nghiệp chế biến có một số cũng bị cắt code ở thị trường Nga.
Trong năm 2007, thuỷ sản của Việt Nam vào Nga chỉ có 16 lô hàng bị cảnh báo có dấu hiệu không tốt về chất lượng, nhưng trong năm 2008 có đến 38 lô hàng bị cảnh báo, trong đó riêng sản phẩm cá tra, basa chiếm đến 27 lô. Điều này cho thấy một số doanh nghiệp đã ngày càng xem thường chất lượng khi xuất khẩu vào thị trường Nga.
Năm 2008, Nga trả hàng về do khi kiểm tra một số lô hàng phát hiện vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm và gian lận trong mạ băng. Mặc dù quy cách mạ băng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) đã cảnh báo từ lâu nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn vi phạm. Sử dụng hàng rào kỹ thuật để "bắt" các doanh nghiệp làm ăn gian dối, nhưng việc khiến phía Nga phản ứng mạnh đối với cá tra, basa Việt Nam vẫn là chuyện liên quan đến mạ băng.
Khi Nga mở cửa lại thị trường, có lẽ các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sẽ "thấm" hơn điều giản dị "xây dựng lòng tin đối với khách hàng không gì bằng cách làm ăn chân chính".