Không tính vào nợ công các khoản tự vay của doanh nghiệp Nhà nước?
Các khoản nợ vay lại, nợ được Chính phủ bảo lãnh cho doanh nghiệp nhà nước vẫn được tính vào nợ công
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2017, các thành viên Chính phủ đã thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Luật Quản lý nợ công.
Trao đổi với báo chí chiều 1/3, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho hay, trong dự thảo Luật Quản lý nợ công, vấn đề được dư luận quan tâm là phạm vi nợ công.
Sau khi thảo luận, các thành viên Chính phủ thống nhất phạm vi nợ công chỉ gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của chính quyền địa phương, không bao gồm nợ tự vay tự trả của doanh nghiệp nhà nước, nhằm bảo đảm bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, dự thảo Luật đã có quy định các khoản nợ vay lại, nợ được Chính phủ bảo lãnh cho doanh nghiệp nhà nước được tính vào nợ công, tức là dần tiếp cận với thông lệ quốc tế. Tinh thần chung là phải sử dụng nợ công hiệu quả hơn, không vượt trần nợ công.
Cũng trong ngày 1/3, trao đổi với báo chí về chủ đề nợ công được Chính phủ bảo lãnh, Phó cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại Nguyễn Hoàng Hải, cho biết theo Quyết định số 908 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược nợ công thì nợ Chính phủ bảo lãnh đến cuối năm 2020 là không quá 12%.
Do cơ chế tiếp tục siết chặt bảo lãnh thì dư nợ hiện nay đang khoảng 10,2% GDP, tương đương hơn 21 tỷ USD. Kế hoạch dự kiến đến năm 2020, duy trì dư nợ Chính phủ bảo lãnh so với GDP ở mức không quá 10%.
Đối với một số khoản nợ của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trước đây đến nay chưa xử lý xong, đại diện Cục Quản lý nợ cho biết, trong các khoản nợ đó có cả nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ Chính phủ vay về cho vay lại, đơn cử như của Vinashin trước đây (nay là Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy – SBIC). Con số này hiện lên tới 63.000 tỷ đồng.
Một số dự án xi măng như Đồng Bành, Tam Điệp, Hoàng Mai, Hạ Long…mà ngân sách từng phải bỏ tiền ra trả nợ thay, ông Nguyễn Hoàng Hải cho biết: Khi các dự án xi măng gặp khó khăn không trả được nợ, chúng tôi đã phải tái cơ cấu cho một số dự án được bảo lãnh như xi măng Tam Điệp, Hoàng Mai. Có thể khẳng định tới nay các dự án này đã hoạt động bình thường, trả được nợ Chính phủ bảo lãnh, đồng thời trả lại khoản nợ Chính phủ đã trả thay.
Với dự án bột giấy Phương Nam, đại diện Bộ Tài chính thừa nhận hiện nay dự án không có khả năng thu hồi vốn và Chính phủ đang phải trả nợ thay cho dự án.
“Chúng tôi hiện đang làm việc với ngân hàng của Áo để đàm phán phương án tài chính, chia sẻ rủi ro của khoản nợ này”, ông Hải nói.
Trao đổi với báo chí chiều 1/3, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho hay, trong dự thảo Luật Quản lý nợ công, vấn đề được dư luận quan tâm là phạm vi nợ công.
Sau khi thảo luận, các thành viên Chính phủ thống nhất phạm vi nợ công chỉ gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của chính quyền địa phương, không bao gồm nợ tự vay tự trả của doanh nghiệp nhà nước, nhằm bảo đảm bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, dự thảo Luật đã có quy định các khoản nợ vay lại, nợ được Chính phủ bảo lãnh cho doanh nghiệp nhà nước được tính vào nợ công, tức là dần tiếp cận với thông lệ quốc tế. Tinh thần chung là phải sử dụng nợ công hiệu quả hơn, không vượt trần nợ công.
Cũng trong ngày 1/3, trao đổi với báo chí về chủ đề nợ công được Chính phủ bảo lãnh, Phó cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại Nguyễn Hoàng Hải, cho biết theo Quyết định số 908 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược nợ công thì nợ Chính phủ bảo lãnh đến cuối năm 2020 là không quá 12%.
Do cơ chế tiếp tục siết chặt bảo lãnh thì dư nợ hiện nay đang khoảng 10,2% GDP, tương đương hơn 21 tỷ USD. Kế hoạch dự kiến đến năm 2020, duy trì dư nợ Chính phủ bảo lãnh so với GDP ở mức không quá 10%.
Đối với một số khoản nợ của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trước đây đến nay chưa xử lý xong, đại diện Cục Quản lý nợ cho biết, trong các khoản nợ đó có cả nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ Chính phủ vay về cho vay lại, đơn cử như của Vinashin trước đây (nay là Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy – SBIC). Con số này hiện lên tới 63.000 tỷ đồng.
Một số dự án xi măng như Đồng Bành, Tam Điệp, Hoàng Mai, Hạ Long…mà ngân sách từng phải bỏ tiền ra trả nợ thay, ông Nguyễn Hoàng Hải cho biết: Khi các dự án xi măng gặp khó khăn không trả được nợ, chúng tôi đã phải tái cơ cấu cho một số dự án được bảo lãnh như xi măng Tam Điệp, Hoàng Mai. Có thể khẳng định tới nay các dự án này đã hoạt động bình thường, trả được nợ Chính phủ bảo lãnh, đồng thời trả lại khoản nợ Chính phủ đã trả thay.
Với dự án bột giấy Phương Nam, đại diện Bộ Tài chính thừa nhận hiện nay dự án không có khả năng thu hồi vốn và Chính phủ đang phải trả nợ thay cho dự án.
“Chúng tôi hiện đang làm việc với ngân hàng của Áo để đàm phán phương án tài chính, chia sẻ rủi ro của khoản nợ này”, ông Hải nói.