“Khu kinh doanh nhạy cảm”: Không ngẫu nhiên mà nhiều nước có
Quan điểm của một số đại biểu Quốc hội xung quanh đề xuất lập “khu kinh doanh nhạy cảm” tại Tp.HCM
Không phải ngẫu nhiên mà ở những quốc gia phát triển cao, có điều kiện nhân quyền cao, tiêu chuẩn sống cao, luật pháp nghiêm minh, họ chọn phương án gom lại để quản lý.
Đây là trao đổi của đại biểu - luật sư Trương Trọng Nghĩa (T.pHCM) với báo chí xung quanh đề xuất gom các ngành nghề kinh doanh dịch vụ “nhạy cảm”, có điều kiện dễ phát sinh tệ nạn xã hội ở một khu vực riêng của Phó chi cục trưởng Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội Tp.HCM
Tùy vào mục đích
Phải xem mục đích gom lại, nếu là để hạn chế các tệ nạn xã hội, thứ hai là bảo vệ phụ nữ rồi bảo vệ thuần phong mỹ tục, thì chắc không ai không thống nhất cả, đại biểu Trương Trọng Nghĩa phân tích.
Theo ông, khi mục đích như vậy phải tìm phương thức, phương tiện làm sao để mục đích đó đạt kết quả tốt nhất. Cái này nước nào cũng đặt ra. Nhiều nước đã đi đến các phương pháp gom lại và quản lý.
Lấy ví dụ ở Hà Lan, ông Nghĩa nói, với ma tuý, họ gom lại chỉ một số địa điểm nhất định được dùng và chỉ cho dùng ma tuý nhẹ, còn sử dụng bên ngoài thì bị trừng trị rất nặng.
“Ở Hà Lan cũng có khu vực “đèn đỏ” nhưng có ai dám nói ở Hà Lan thuần phong mỹ tục băng hoại không, có ai dám nói công dân, phụ nữ của họ bị đối xử tệ hại không?”, đại biểu Nghĩa bày tỏ quan điểm.
Ông Nghĩa cũng cho rằng, bước đầu nên có sự thí điểm, bởi nhiều nước phương Đông có tâm lý khá đặc thù. Một mặt thấy có hiện tượng đó, thậm chí có tràn lan khắp nơi, nhưng về chính danh, chính thức thì lại không chấp nhận.
Và theo ông, nếu lấy mục đích tối cao là hạn chế, bảo vệ người hành nghề mại dâm, tiến tới áp dụng luật pháp nghiêm minh trong việc đối phó tệ nạn, thì phải học tập kinh nghiệm của các nước là áp dụng các phương thức nhất định.
“Còn tình trạng ở ta, không muốn công nhận, không thích công nhận, nhưng lại lan tràn khắp nơi và bất lực không thể ngăn chặn được. Những người trực tiếp hành nghề không được bảo vệ gì cả, bị các ma cô, đầu gấu bắt nạt, ức hiếp, không được bảo vệ sức khoẻ, từ đó ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng, vì không có giám sát” , ông Nghĩa nói.
Quan điểm của đại biểu Nghĩa là đã đến lúc, khi chúng ta chấp nhận nhà nước pháp quyền, chấp nhận hội nhập, chấp nhận đất nước văn minh lên, thì phải chấp nhận cách làm lấy mục đích, tiêu chí đặt lên trên hết.
Không công nhận, vẫn tồn tại
Đại biểu Lê Như Tiến, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá giáo dục thanh thiếu niên nhi đồng cho rằng, đưa những hoạt động nhạy cảm vào khu riêng không chỉ là quản lý người hành nghề, mà còn quản lý cả cán bộ công chức. Nếu cán bộ công chức “mon men” đi vào khu đó, có nghĩa là có “vấn đề”.
“Luật có thể không thừa nhận, nhưng thực tế tất cả các nước trên thế giới đều thấy, càng cấm càng bùng lên, vẫn phải có giải pháp”, ông Tiến nêu hiện trạng.
Về lo ngại cho rằng nếu chấp nhận “quy hoạch” cũng đồng nghĩa với việc hợp pháp hoá hoạt động mại dâm, đại biểu Tiến thừa nhận đúng là còn quan điểm đó, nhưng nếu chúng ta không thừa nhận thì (mại dâm) có biến mất không, hay nó vẫn tồn tại?
“Một số nước có giải pháp mềm như gom vào khu. Họ lý giải như thế còn hơn là phụ nữ Việt Nam phải chạy sang các nước như Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan... để hành nghề và chúng ta cũng không thể quản lý được”, ông Tiến nói.
Trước việc dư luận xã hội còn nhiều luồng ý kiến khác nhau, đại biểu Tiến cho rằng UBND Tp.HCM phải nghiên cứu kỹ để tìm giải pháp, vừa giảm thiểu tệ nạn xã hội, vừa quản lý được tệ nạn xã hội. Nếu không thì người ta vẫn đứng ở gốc cây, góc đường góc phố mà không thể có đủ lực lượng xử lý hết.
Với quan điềm “quy hoạch” có nghĩa là thừa nhận, đại biểu Tiến cũng cho rằng, nếu không có giải pháp nào hữu hiệu, cứ để thả lỏng, để hút sách, mại dâm khắp các gốc cây, đường phố còn có hại hơn.
Đây là trao đổi của đại biểu - luật sư Trương Trọng Nghĩa (T.pHCM) với báo chí xung quanh đề xuất gom các ngành nghề kinh doanh dịch vụ “nhạy cảm”, có điều kiện dễ phát sinh tệ nạn xã hội ở một khu vực riêng của Phó chi cục trưởng Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội Tp.HCM
Tùy vào mục đích
Phải xem mục đích gom lại, nếu là để hạn chế các tệ nạn xã hội, thứ hai là bảo vệ phụ nữ rồi bảo vệ thuần phong mỹ tục, thì chắc không ai không thống nhất cả, đại biểu Trương Trọng Nghĩa phân tích.
Theo ông, khi mục đích như vậy phải tìm phương thức, phương tiện làm sao để mục đích đó đạt kết quả tốt nhất. Cái này nước nào cũng đặt ra. Nhiều nước đã đi đến các phương pháp gom lại và quản lý.
Lấy ví dụ ở Hà Lan, ông Nghĩa nói, với ma tuý, họ gom lại chỉ một số địa điểm nhất định được dùng và chỉ cho dùng ma tuý nhẹ, còn sử dụng bên ngoài thì bị trừng trị rất nặng.
“Ở Hà Lan cũng có khu vực “đèn đỏ” nhưng có ai dám nói ở Hà Lan thuần phong mỹ tục băng hoại không, có ai dám nói công dân, phụ nữ của họ bị đối xử tệ hại không?”, đại biểu Nghĩa bày tỏ quan điểm.
Ông Nghĩa cũng cho rằng, bước đầu nên có sự thí điểm, bởi nhiều nước phương Đông có tâm lý khá đặc thù. Một mặt thấy có hiện tượng đó, thậm chí có tràn lan khắp nơi, nhưng về chính danh, chính thức thì lại không chấp nhận.
Và theo ông, nếu lấy mục đích tối cao là hạn chế, bảo vệ người hành nghề mại dâm, tiến tới áp dụng luật pháp nghiêm minh trong việc đối phó tệ nạn, thì phải học tập kinh nghiệm của các nước là áp dụng các phương thức nhất định.
“Còn tình trạng ở ta, không muốn công nhận, không thích công nhận, nhưng lại lan tràn khắp nơi và bất lực không thể ngăn chặn được. Những người trực tiếp hành nghề không được bảo vệ gì cả, bị các ma cô, đầu gấu bắt nạt, ức hiếp, không được bảo vệ sức khoẻ, từ đó ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng, vì không có giám sát” , ông Nghĩa nói.
Quan điểm của đại biểu Nghĩa là đã đến lúc, khi chúng ta chấp nhận nhà nước pháp quyền, chấp nhận hội nhập, chấp nhận đất nước văn minh lên, thì phải chấp nhận cách làm lấy mục đích, tiêu chí đặt lên trên hết.
Không công nhận, vẫn tồn tại
Đại biểu Lê Như Tiến, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá giáo dục thanh thiếu niên nhi đồng cho rằng, đưa những hoạt động nhạy cảm vào khu riêng không chỉ là quản lý người hành nghề, mà còn quản lý cả cán bộ công chức. Nếu cán bộ công chức “mon men” đi vào khu đó, có nghĩa là có “vấn đề”.
“Luật có thể không thừa nhận, nhưng thực tế tất cả các nước trên thế giới đều thấy, càng cấm càng bùng lên, vẫn phải có giải pháp”, ông Tiến nêu hiện trạng.
Về lo ngại cho rằng nếu chấp nhận “quy hoạch” cũng đồng nghĩa với việc hợp pháp hoá hoạt động mại dâm, đại biểu Tiến thừa nhận đúng là còn quan điểm đó, nhưng nếu chúng ta không thừa nhận thì (mại dâm) có biến mất không, hay nó vẫn tồn tại?
“Một số nước có giải pháp mềm như gom vào khu. Họ lý giải như thế còn hơn là phụ nữ Việt Nam phải chạy sang các nước như Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan... để hành nghề và chúng ta cũng không thể quản lý được”, ông Tiến nói.
Trước việc dư luận xã hội còn nhiều luồng ý kiến khác nhau, đại biểu Tiến cho rằng UBND Tp.HCM phải nghiên cứu kỹ để tìm giải pháp, vừa giảm thiểu tệ nạn xã hội, vừa quản lý được tệ nạn xã hội. Nếu không thì người ta vẫn đứng ở gốc cây, góc đường góc phố mà không thể có đủ lực lượng xử lý hết.
Với quan điềm “quy hoạch” có nghĩa là thừa nhận, đại biểu Tiến cũng cho rằng, nếu không có giải pháp nào hữu hiệu, cứ để thả lỏng, để hút sách, mại dâm khắp các gốc cây, đường phố còn có hại hơn.