Khủng hoảng ở Mỹ: Nay có khác xưa?
Ai dám khẳng đinh, sự lặp lại của Đại suy thoái 1929 ở Mỹ vào thời điểm hiên nay là điều không thể?
Nhiều người cho rằng, ở thời đại này, sự lặp lại của Đại suy thoái 1929 ở Mỹ vào thời điểm hiện nay là điều không thể, vì các nhà hoạch định chính sách của nước này đã có hiểu biết sâu rộng hơn về kinh tế và có những công cụ hiệu quả hơn so với những người tiền nhiệm của họ cách đây 80 năm.
Nhưng cũng có một số ý kiến cho rằng, đây có thể là một quan điểm xa rời thực tế.
Những lý do để lạc quan…
Đúng là các nhà hoạch định chính sách Mỹ hiện nay đã có nhiều đổi mới so với các thế hệ đi trước. Nhưng nhiều sự thay đổi trong số này đơn giản chỉ là kinh nghiệm.
Chẳng hạn, không thể có chuyện Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thắt chặt chính sách tiền tệ trong điều kiện hiện nay như chính FED đã làm vào năm bắt đầu của Đại suy thoái 1929 bằng cách tăng lãi suất, và vào thời kỳ suy thoái 1936-1937 bằng cách tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Cũng không thể có chuyện Quốc hội Mỹ tăng thuế vào lúc này như đã làm ở giai đoạn suy thoái dưới thời Tổng thống Herbert Hoover…
Ngược lại, ngày nay, để chống suy thoái, có lẽ nhà hoạch định chính sách nào của nước Mỹ cũng ủng hộ các biện pháp cắt giảm thuế và tung tiền để kích thích tăng trưởng. Đó là do ngày nay, quan điểm chính phủ đóng vai trò kích thích kinh tế đã được hiểu rõ hơn rất nhiều và được chấp nhận rộng rãi hơn rất nhiều so với ở thời điểm thập niên 1930.
Những khác biệt nữa của kinh tế Mỹ ngày nay tồn tại dưới dạng các chính sách và thể chế. Bản thân mạng lưới an sinh xã hội phát triển từ năm 1930 tới nay của nước này đã là một chướng ngại vật đối với suy thoái.
Các chính sách bảo hiểm thất nghiệp, an sinh xã hội, bảo hiểm y tế và hỗ trợ y tế đều có tác dụng hỗ trợ hoạt động đầu tư và chi tiêu. Trên thực tế, những khoản chi này có xu hướng gia tăng trong những giai đoạn khó khăn, đóng vai trò một lực lượng kích thích kinh tế đáng kể.
Do đó, quy mô khổng lồ của ngân sách liên bang (hiện chiếm khoảng 20% GDP của Mỹ) đóng vai trò như một tấm nệm cho các chu kỳ kinh tế - một việc không thể có vào thời điểm năm 1932, khi mà ngân sách liên bang chỉ chiếm có 5% GDP.
Những thay đổi trong chính sách thuế cũng đóng vai trò hỗ trợ tích cực. Sự phụ thuộc gia tăng của chính phủ liên bang vào nguồn thu từ thuế thu nhập, ngược lại với ở các loại thuế khác, đồng nghĩa với việc khi thu nhập giảm, gánh nặng thuế cũng giảm theo. Milton Friedman, nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel, đã viết: “Chính sách thuế thu nhập càng mang tính lũy tiến bao nhiêu, thì sự tăng giảm trong thu nhập càng dẫn tới sự tăng giảm nghĩa vụ thuế mạnh bấy nhiêu”.
Khi đề cập tới vấn đề chống suy giảm tăng trưởng, phần lớn mọi người hay nói tới FED. FED ngày nay có mức độ linh hoạt cao hơn và có những nhà hoạch định xuất sắc hơn so với chính tổ chức này ở thời điểm xảy ra Đại khủng hoảng. FED của thời hiện đại ra đời khi Đạo luật Ngân hàng năm 1935 của Mỹ trao quyền lực tiền tệ cho ban lãnh đạo của FED và đưa 12 ngân hàng địa phương vào thế phụ thuộc vào FED.
Trước năm 1935, FED hầu như chẳng có mấy quyền lực do chịu tác động của những quan điểm lỗi thời mà hiện đã từ lâu không còn được chấp nhận, trong đó đáng chú ý nhất là chế độ bản vị vàng và thuyết thương phiếu thực tế.
Chế độ bản vị vàng hạn chế quyền lực của FED trong việc tăng cung tiền, trong khi thuyết thương phiếu thực tế hạn chế các loại chứng khoán mà FED có thể mua vào thông qua các nghiệp vụ thị trường mở khi đó.
Ngày nay, các nghiệp vụ thị trường mở đã trở thành một trong những công cụ chính sách chính của FED. Ở thời đó, nếu không bị hạn chế bởi hai rào cản này, rất có thể đã có những hành động ngăn chặn đươc sự suy giảm mạnh lượng cung tiền đây nền kinh tế Mỹ từ chỗ suy thoái nhẹ vào một cuộc Đại suy thoái.
Tuy nhiên, cho tới tận năm 1951, FED mới có toàn quyền tự chủ, khi vào năm này, FED trở thành một cơ quan độc lập hoàn toàn so với Bộ Tài chính và bắt đầu thực sự nhiêm vụ chống lại những chu kỳ suy giảm kinh tế. Trong lần suy thoái này, FED đã hạ lãi suất cơ bản đồng USD về khoảng 0 - 0,25% và tung ra một số lượng lớn những biện pháp tái cấp vốn mà nếu áp dụng ở thời Đại khủng hoảng, tổng thống Mỹ khi đó là Herbert Hoover có lẽ đã thất kinh!
Có lẽ khác biệt quan trọng nhất của FED ngày nay là sự tồn tại của quỹ bảo hiểm tiền gửi - cơ chế có thể ngay lập tức chấm dứt những đợt rút tiền gửi ồ ạt và tiếp đó là những vụ sụp đổ ngân hàng ở giai đoạn đầu của Đại khủng hoảng.
Friedman đã coi Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) là một trong ba cải cách ít nhiều ngăn chăn một cuộc đại khủng hoảng mới. Hai cải cách còn lại là sự gia tăng của các loại giấy tờ có giá của Chính phủ trong tài sản của các ngân hàng và sự cắt đứt liên kết giữa vàng và chính sách tiền tệ.
…và thận trọng
Như vậy, có thể thấy, nước Mỹ ngày nay đã có được sự bảo vệ kinh tế tốt hơn so với ở thời điểm cách đây 80 năm. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra lúc này là liệu sự bảo vệ này sẽ khiến một cuộc đại suy thoái mới là điều không thể xảy ra, hay chỉ làm giảm bớt phần nào nguy cơ này?
Nhiều kinh tế gia hàng đầu, từ Friedman tới Paul Krugman - người đoạt giải Nobel kinh tế 2008, đều cho rằng lý do chính dẫn tới Đại khủng hoảng 1929 là do FED khi đó không thể ngăn chặn được sự sụt giảm 33% cung tiền trong khoảng thời gian từ 1929 tới 1933.
Họ cũng cho rằng, then chốt trong chống suy thoái là tăng mạnh thanh khoản cho hệ thống ngân hàng. Friedman vẫn thường nói: “Giảm phát là thứ dễ chống nhất trên thế giới. Chỉ cần in tiền là được”.
Nhưng vấn đề có lẽ không đơn giản đến thế. Nhiều người có thể phản bác lại quan điểm của Friedman bằng kết quả chống giảm phát không mấy mỹ mãn của Nhất Bản thông qua chính sách “nới lỏng khối lượng”ở đầu thập kỷ này.
Nhà kinh tế học Mark Skousen nhấn mạnh rằng cung tiền thực tế của Mỹ không hề giảm trong suốt những thời kỳ suy thoái nghiêm trọng của thập niên 1970 và 1980, qua đó khẳng định tăng trưởng kinh tế âm vẫn có thể xảy ra khi FED in tiền.
Một số nhà kinh tế khác thì cho rằng, hiện nay, nước Mỹ đang phải đối mặt với tình trạng vỡ nợ gia tăng, chứ không phải là thiếu thanh khoản, và FED đang có cách nhìn nhận vấn đề thiếu đúng đắn.
Về FDIC, liệu cơ quan này đã chấm dứt được tình trạng đổ vỡ trong các ngân hàng? Năm 2008, có 25 ngân hàng ở Mỹ sụp đổ, tăng gấp khoảng 8 lần so với số ngân hàng bị “xóa sổ” ở nước này trong cuộc khủng hoảng tiết kiệm và cho vay hồi những năm 1980. Vậy liệu có ai dám chắc rằng mức trần bảo hiểm tiền gửi mà FDIC áp dụng hiện nay sẽ có thể ngăn chặn được những đợt tháo chạy của các khách hàng gửi tiền tiết kiệm như ở Đại khủng hoảng 1929.
Một số kinh tế gia thậm chí còn cho rằng việc nước Mỹ “chung thủy” với hệ thống dự trữ một phần - cho phép các ngân hàng nắm giữ trong tay một lượng vốn chỉ bằng một phần nhỏ so với lượng tiền mà họ cho vay - có thể dẫn tới sự tháo chạy của tiền gửi khỏi các ngân hàng vì một lý do nào đó, chẳng hạn sự mất niềm tin vào hệ thống ngân hàng.
Một số chuyên gia khác thì lập luận rằng, giống như một dạng bảo hiểm bất kỳ nào khác, thực sự tạo ra một mối nguy đạo đức (moral hazard) khuyến khích các ngân hàng liều chấp nhận những rủi ro lẽ ra không nên chấp nhận.
Mặt khác, cho dù những quy định luật pháp có chặt chẽ tới đâu thì các cá nhân và tổ chức trên thị trường vẫn luôn luôn tìm ra những “đường vòng”, để lao vào những rủi ro mà ở đó chẳng có quy định nào có thể bảo vệ được họ.
Kết luận cuối cùng là, chẳng có gì có thể đảm bảo Đại suy thoái sẽ không xảy ra một lần nữa, mặc dù khả năng này hiện thấp hơn so với thời điểm cách đây 80 năm.
Trong cuốn sách nổi tiếng “Thiên nga đen”, tác giả Nassim Taleb đã nhấn mạnh rằng, cho dù chuẩn bị kỹ càng tới đâu, người ta cũng không thể lường trước được những gì có thể xảy ra. Rất có thể hệ thống ngân hàng khổng lồ ngày nay sẽ vượt xa những gì mà FDIC có thể kiểm soát.
Giai đoạn đầu của Đại chiến Thế giới 2 được gọi là “chiến tranh giả” vì không có nhiều biến cố lớn xảy ra trong suốt 8 tháng sau khi phát xít Đức bắt đầu tấn công vào Ba Lan. Tuy nhiên sau đó, các cuộc tấn công của phát xít Đức vào Bỉ, Hà Lan và Luxembourg đã thực sự hâm nóng cuộc chiến này.
Hy vọng là thế giới đang không ở trong một thời kỳ “đại suy thoái giả”, nhưng ai có thể biết chắc điều này?
(Theo Newsweek)
Nhưng cũng có một số ý kiến cho rằng, đây có thể là một quan điểm xa rời thực tế.
Những lý do để lạc quan…
Đúng là các nhà hoạch định chính sách Mỹ hiện nay đã có nhiều đổi mới so với các thế hệ đi trước. Nhưng nhiều sự thay đổi trong số này đơn giản chỉ là kinh nghiệm.
Chẳng hạn, không thể có chuyện Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thắt chặt chính sách tiền tệ trong điều kiện hiện nay như chính FED đã làm vào năm bắt đầu của Đại suy thoái 1929 bằng cách tăng lãi suất, và vào thời kỳ suy thoái 1936-1937 bằng cách tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc.
Cũng không thể có chuyện Quốc hội Mỹ tăng thuế vào lúc này như đã làm ở giai đoạn suy thoái dưới thời Tổng thống Herbert Hoover…
Ngược lại, ngày nay, để chống suy thoái, có lẽ nhà hoạch định chính sách nào của nước Mỹ cũng ủng hộ các biện pháp cắt giảm thuế và tung tiền để kích thích tăng trưởng. Đó là do ngày nay, quan điểm chính phủ đóng vai trò kích thích kinh tế đã được hiểu rõ hơn rất nhiều và được chấp nhận rộng rãi hơn rất nhiều so với ở thời điểm thập niên 1930.
Những khác biệt nữa của kinh tế Mỹ ngày nay tồn tại dưới dạng các chính sách và thể chế. Bản thân mạng lưới an sinh xã hội phát triển từ năm 1930 tới nay của nước này đã là một chướng ngại vật đối với suy thoái.
Các chính sách bảo hiểm thất nghiệp, an sinh xã hội, bảo hiểm y tế và hỗ trợ y tế đều có tác dụng hỗ trợ hoạt động đầu tư và chi tiêu. Trên thực tế, những khoản chi này có xu hướng gia tăng trong những giai đoạn khó khăn, đóng vai trò một lực lượng kích thích kinh tế đáng kể.
Do đó, quy mô khổng lồ của ngân sách liên bang (hiện chiếm khoảng 20% GDP của Mỹ) đóng vai trò như một tấm nệm cho các chu kỳ kinh tế - một việc không thể có vào thời điểm năm 1932, khi mà ngân sách liên bang chỉ chiếm có 5% GDP.
Những thay đổi trong chính sách thuế cũng đóng vai trò hỗ trợ tích cực. Sự phụ thuộc gia tăng của chính phủ liên bang vào nguồn thu từ thuế thu nhập, ngược lại với ở các loại thuế khác, đồng nghĩa với việc khi thu nhập giảm, gánh nặng thuế cũng giảm theo. Milton Friedman, nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel, đã viết: “Chính sách thuế thu nhập càng mang tính lũy tiến bao nhiêu, thì sự tăng giảm trong thu nhập càng dẫn tới sự tăng giảm nghĩa vụ thuế mạnh bấy nhiêu”.
Khi đề cập tới vấn đề chống suy giảm tăng trưởng, phần lớn mọi người hay nói tới FED. FED ngày nay có mức độ linh hoạt cao hơn và có những nhà hoạch định xuất sắc hơn so với chính tổ chức này ở thời điểm xảy ra Đại khủng hoảng. FED của thời hiện đại ra đời khi Đạo luật Ngân hàng năm 1935 của Mỹ trao quyền lực tiền tệ cho ban lãnh đạo của FED và đưa 12 ngân hàng địa phương vào thế phụ thuộc vào FED.
Trước năm 1935, FED hầu như chẳng có mấy quyền lực do chịu tác động của những quan điểm lỗi thời mà hiện đã từ lâu không còn được chấp nhận, trong đó đáng chú ý nhất là chế độ bản vị vàng và thuyết thương phiếu thực tế.
Chế độ bản vị vàng hạn chế quyền lực của FED trong việc tăng cung tiền, trong khi thuyết thương phiếu thực tế hạn chế các loại chứng khoán mà FED có thể mua vào thông qua các nghiệp vụ thị trường mở khi đó.
Ngày nay, các nghiệp vụ thị trường mở đã trở thành một trong những công cụ chính sách chính của FED. Ở thời đó, nếu không bị hạn chế bởi hai rào cản này, rất có thể đã có những hành động ngăn chặn đươc sự suy giảm mạnh lượng cung tiền đây nền kinh tế Mỹ từ chỗ suy thoái nhẹ vào một cuộc Đại suy thoái.
Tuy nhiên, cho tới tận năm 1951, FED mới có toàn quyền tự chủ, khi vào năm này, FED trở thành một cơ quan độc lập hoàn toàn so với Bộ Tài chính và bắt đầu thực sự nhiêm vụ chống lại những chu kỳ suy giảm kinh tế. Trong lần suy thoái này, FED đã hạ lãi suất cơ bản đồng USD về khoảng 0 - 0,25% và tung ra một số lượng lớn những biện pháp tái cấp vốn mà nếu áp dụng ở thời Đại khủng hoảng, tổng thống Mỹ khi đó là Herbert Hoover có lẽ đã thất kinh!
Có lẽ khác biệt quan trọng nhất của FED ngày nay là sự tồn tại của quỹ bảo hiểm tiền gửi - cơ chế có thể ngay lập tức chấm dứt những đợt rút tiền gửi ồ ạt và tiếp đó là những vụ sụp đổ ngân hàng ở giai đoạn đầu của Đại khủng hoảng.
Friedman đã coi Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC) là một trong ba cải cách ít nhiều ngăn chăn một cuộc đại khủng hoảng mới. Hai cải cách còn lại là sự gia tăng của các loại giấy tờ có giá của Chính phủ trong tài sản của các ngân hàng và sự cắt đứt liên kết giữa vàng và chính sách tiền tệ.
…và thận trọng
Như vậy, có thể thấy, nước Mỹ ngày nay đã có được sự bảo vệ kinh tế tốt hơn so với ở thời điểm cách đây 80 năm. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra lúc này là liệu sự bảo vệ này sẽ khiến một cuộc đại suy thoái mới là điều không thể xảy ra, hay chỉ làm giảm bớt phần nào nguy cơ này?
Nhiều kinh tế gia hàng đầu, từ Friedman tới Paul Krugman - người đoạt giải Nobel kinh tế 2008, đều cho rằng lý do chính dẫn tới Đại khủng hoảng 1929 là do FED khi đó không thể ngăn chặn được sự sụt giảm 33% cung tiền trong khoảng thời gian từ 1929 tới 1933.
Họ cũng cho rằng, then chốt trong chống suy thoái là tăng mạnh thanh khoản cho hệ thống ngân hàng. Friedman vẫn thường nói: “Giảm phát là thứ dễ chống nhất trên thế giới. Chỉ cần in tiền là được”.
Nhưng vấn đề có lẽ không đơn giản đến thế. Nhiều người có thể phản bác lại quan điểm của Friedman bằng kết quả chống giảm phát không mấy mỹ mãn của Nhất Bản thông qua chính sách “nới lỏng khối lượng”ở đầu thập kỷ này.
Nhà kinh tế học Mark Skousen nhấn mạnh rằng cung tiền thực tế của Mỹ không hề giảm trong suốt những thời kỳ suy thoái nghiêm trọng của thập niên 1970 và 1980, qua đó khẳng định tăng trưởng kinh tế âm vẫn có thể xảy ra khi FED in tiền.
Một số nhà kinh tế khác thì cho rằng, hiện nay, nước Mỹ đang phải đối mặt với tình trạng vỡ nợ gia tăng, chứ không phải là thiếu thanh khoản, và FED đang có cách nhìn nhận vấn đề thiếu đúng đắn.
Về FDIC, liệu cơ quan này đã chấm dứt được tình trạng đổ vỡ trong các ngân hàng? Năm 2008, có 25 ngân hàng ở Mỹ sụp đổ, tăng gấp khoảng 8 lần so với số ngân hàng bị “xóa sổ” ở nước này trong cuộc khủng hoảng tiết kiệm và cho vay hồi những năm 1980. Vậy liệu có ai dám chắc rằng mức trần bảo hiểm tiền gửi mà FDIC áp dụng hiện nay sẽ có thể ngăn chặn được những đợt tháo chạy của các khách hàng gửi tiền tiết kiệm như ở Đại khủng hoảng 1929.
Một số kinh tế gia thậm chí còn cho rằng việc nước Mỹ “chung thủy” với hệ thống dự trữ một phần - cho phép các ngân hàng nắm giữ trong tay một lượng vốn chỉ bằng một phần nhỏ so với lượng tiền mà họ cho vay - có thể dẫn tới sự tháo chạy của tiền gửi khỏi các ngân hàng vì một lý do nào đó, chẳng hạn sự mất niềm tin vào hệ thống ngân hàng.
Một số chuyên gia khác thì lập luận rằng, giống như một dạng bảo hiểm bất kỳ nào khác, thực sự tạo ra một mối nguy đạo đức (moral hazard) khuyến khích các ngân hàng liều chấp nhận những rủi ro lẽ ra không nên chấp nhận.
Mặt khác, cho dù những quy định luật pháp có chặt chẽ tới đâu thì các cá nhân và tổ chức trên thị trường vẫn luôn luôn tìm ra những “đường vòng”, để lao vào những rủi ro mà ở đó chẳng có quy định nào có thể bảo vệ được họ.
Kết luận cuối cùng là, chẳng có gì có thể đảm bảo Đại suy thoái sẽ không xảy ra một lần nữa, mặc dù khả năng này hiện thấp hơn so với thời điểm cách đây 80 năm.
Trong cuốn sách nổi tiếng “Thiên nga đen”, tác giả Nassim Taleb đã nhấn mạnh rằng, cho dù chuẩn bị kỹ càng tới đâu, người ta cũng không thể lường trước được những gì có thể xảy ra. Rất có thể hệ thống ngân hàng khổng lồ ngày nay sẽ vượt xa những gì mà FDIC có thể kiểm soát.
Giai đoạn đầu của Đại chiến Thế giới 2 được gọi là “chiến tranh giả” vì không có nhiều biến cố lớn xảy ra trong suốt 8 tháng sau khi phát xít Đức bắt đầu tấn công vào Ba Lan. Tuy nhiên sau đó, các cuộc tấn công của phát xít Đức vào Bỉ, Hà Lan và Luxembourg đã thực sự hâm nóng cuộc chiến này.
Hy vọng là thế giới đang không ở trong một thời kỳ “đại suy thoái giả”, nhưng ai có thể biết chắc điều này?
(Theo Newsweek)