Ai là “bệnh nhân số 0” của suy thoái toàn cầu?
Người "châm ngòi" cho suy thoái kinh tế thế giới có thể đã mua nhà ở Mỹ vào năm 2003 bằng một khoản vay dưới chuẩn
Một số căn bệnh truyền nhiễm có thể bắt nguồn từ “bệnh nhân số 0” - cách gọi của các nhà y học dành cho người đầu tiên mắc phải căn bệnh đó.
Một trong những ví dụ điển hình nhất về “bệnh nhân số 0” là một phụ nữ có tên Mary Mallon, người bị cho là đã châm ngòi cho sự bùng phát của căn bệnh sốt thương hàn ở New York và vùng ngoại ô của thành phố này trong thời gian 1901-1906.
Theo các chuyên gia kinh tế, sự suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay cũng nhất định phải có một “bệnh nhân số 0” - một cá nhân nào đó đã khởi động cho series những biến cố đẩy nền kinh tế thế giới vào giai đoạn sụt giảm tăng trưởng tồi tệ nhất từ Đại suy thoái 1929 tới nay, khiến khoảng 51 triệu người trên thế giới có nguy cơ mất việc trong năm 2009.
“Bệnh nhân số 0” của suy thoái kinh tế thế giới có thể là một người đã mua một ngôi nhà ở California (Mỹ) vào năm 2003 bằng một khoản vay dưới chuẩn, nhưng không lâu sau đó đã vỡ nợ...
Ngọn nguồn của suy thoái
Phần lớn các kinh tế gia đổ lỗi cho sự sụt giảm của giá nhà ở Mỹ và sự mất giá nghiêm trọng của các loại chứng khoán bảo đảm bằng nợ địa ốc (morgate-backed securities - MBS) đã dẫn tới đổ vỡ của thị trường tín dụng - sự cố châm ngòi cho suy thoái.
Ở một cấp độ nào đó, các chuyên gia của thị trường tài chính Phố Wall, những người sáng tạo ra những công cụ tài chính phái sinh đầy rủi ro, trong đó có MBS, đã không thể dự báo được khả năng đổ vỡ quá nhanh chóng của thị trường cho vay chất lượng thấp, vì giá nhà ở Mỹ trong nhiều thập kỷ trở lại đây chỉ có đi lên. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng của tỷ lệ vỡ nợ tại Mỹ, giá trị của những công cụ phái sinh này cũng “cắm đầu” lao theo, khiến các ngân hàng và các tổ chức nắm giữ chúng phải công bố những khoản thua lỗ khổng lồ.
Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) vừa qua tại Davos, Thụy Sỹ, các nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc đã chỉ trích nước Mỹ về sai lầm trong hoạt động kiểm soát thị trường tài chính dẫn tới sự nhân rộng của các công cụ phái sinh độc hại.
Để “sản xuất” MBS, đầu tiên, các công ty tài chính phải mua lại một lượng lớn những khoản vay địa ốc đã có từ các ngân hàng, rồi dùng vào danh mục nợ đó để phát hành các loại chứng khoán này. Khi phát hành MBS, các công ty tài chính thiết lập những mô hình toán học về các dòng tiền được tạo ra trong tương lai từ các khoản nợ mà họ đã mua, trong đó có các khoản mà người vay chi trả hàng tháng.
MBS sẽ được chia ra thành nhiều gói, mỗi gói được đánh giá bằng khả năng bao nhiêu khoản vay sẽ được trả đúng hạn, và bao nhiêu khoản vay không được trả đúng hạn. Như vậy, gói MBS loại A là loại độ rủi ro thấp nhất, tiếp theo là gói B, C… và cuối cùng là gói Z với độ rủi ro cao nhất.
Sau khi những tính toán này được hoàn tất, MBS được bán cho các ngân hàng, các công ty môi giới và các tổ chức tài chính khác như một dạng trái phiếu hạng đầu cơ. Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm ban đầu đều dành cho các loại MBS mức xếp hạng AAA do từ Đại khủng hoảng 1929 tới nay, giá nhà ở Mỹ chưa năm nào giảm.
Vào năm 2007, tỷ lệ vỡ nợ địa ốc ở Mỹ, nhất là trong số các đối tượng vay nợ dưới chuẩn, bắt đầu tăng với tốc độ chưa từng có tiền lệ. Trước đó, nhiều khoản vay thế chấp nhà đã được cấp cho những người thậm chí không có thẻ tín dụng hay xác minh thu nhập.
Các khoản vay mua nhà thường có lãi suất rất thấp trong 3 năm đầu tiên, còn sau đó, lãi suất được điều chỉnh lên mức cao hơn rất nhiều. Người vay tiền vì thế nhận thấy khoản tiền phải trả hàng tháng ban đầu rất “mềm” nhưng càng về sau càng tăng chóng mặt, và cuối cùng nhiều người đã mất khả năng chi trả. Tỷ lệ thất nghiệp leo thang càng khiến việc trả nợ ngân hàng càng khiến tỷ lệ vỡ nợ tăng.
Tới lúc này, những dòng tiền được sinh ra từ danh mục nợ mà công ty phát hành MBS đã mua để dựa vào đó phát hành các loại chứng khoán này bắt đầu teo lại nhanh chóng. Bởi thế, giá trị của các MBS cũng “bốc hơi” với tốc độ đáng sợ, đẩy các loại chứng khoán này vào vị thế những tài sản “độc hại”, thay vì các loại chứng khoán được xếp hạng tín nhiệm AAA như trước. Các tổ chức nắm giữ lúc này tìm cách bán đổ bán tháo MBS, nhưng giao dịch của MBS đã gần như đóng băng, khiến giá trị của chúng càng lao dốc mạnh hơn.
Một ai đó vay một khoản vay dưới chuẩn tại Mỹ vào năm 2003 có thể chính là “bệnh nhân số 0” của sự suy thoái toàn cầu này. Theo các quy định của ngân hàng, người này phải trả khoản vay của anh ta trong thời gian 10 năm. Tuy nhiên, khi lãi suất khoản vay được điều chỉnh vào năm 2006, anh ta đã vỡ nợ. Dòng tiền mà khoản vay của anh ta sản sinh ra cho công ty tài chính phát hành MBS dựa trên khoản vay đó ngừng lại.
Tiếp đó, một người vay tiền mua nhà khác cũng vỡ nợ… Cứ thế, giá trị của các gói MBS cứ giảm dần, giảm dần, càng về sau càng giảm mạnh.
Sau vụ vỡ nợ đầu tiên, giá nhà ở khu vực lân cận nơi có ngôi nhà của người vỡ nợ đó giảm xuống chút ít. Cứ thế, sau mỗi vụ vỡ nợ, giá nhà lại giảm xuống chút nữa và mỗi lúc đà giảm này một tăng tốc và lan rộng trên khắp nước Mỹ như một trận dịch lớn.
Thua lỗ nghiêm trọng trong các tập đoàn tài chính lớn tại Mỹ dẫn tới sự chao đảo mạnh của hệ thống tài chính không chỉ ở nước này mà trên toàn thế giới, vì trong một thế giới mở như hiện nay, biên giới là thứ gần như không hề tồn tại trong ngành tài chính. Mặt khác, các loại MBS có nguồn gốc tại Mỹ cũng được bán cho rất nhiều nhà đầu tư trên khắp thế giới chứ không riêng gì ở nước này.
Đỉnh điểm của cơn khủng hoảng là vào tháng 9/2008 sau vụ phá sản của ngân hàng đầu tư Phố Wall Lehman Brothers và nguy cơ đổ vỡ của một loạt tập đoàn tài chính lớn của Mỹ, trong đó có hãng bảo hiểm AIG.
Sau cơn hoảng loạn lan rộng khắp các châu lục là sự đóng băng của thị trường tín dụng vì các ngân hàng đã quá sợ cho vay, bất chấp những nỗ lực bơm vốn vào hệ thống tài chính của các chính phủ.
Các công ty cạn vốn để làm ăn, dẫn tới sa thải hàng loạt. Người tiêu dùng vừa không thể vay tín dụng để chi tiêu, vừa mất việc, nên thắt lưng buộc bụng, khiến các ngành sản xuất càng gặp khó… Cứ thế, lần lượt các nền kinh tế đầu tàu Mỹ, khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu, Nhật Bản và Anh đã cùng tuyên bố suy thoái. Nhiều nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu ở châu Á thì chứng kiến tốc độ sụt giảm “vô tiền khoáng hậu” trong kim ngạch xuất khẩu và cũng có nguy cơ suy thoái theo.
Đến lúc này, suy thoái đã trở thành cơn bệnh của thế giới.
Chân dung “bệnh nhân số 0”
Vậy, “bệnh nhân số 0” của suy thoái đến từ đâu và tình hình tài chính của anh ta lúc đầu như thế nào?
Dựa vào thời điểm là thời kỳ đỉnh cao của thị trường địa ốc Mỹ và đâu ngân hàng cho vay dưới chuẩn nhiều nhất ở nước này, có thể xác định, anh ta là một khách hàng của ngân hàng Countrywide đã bị Bank of America thâu tóm.
Theo dự đoán, anh ta đã vay một khoản vay cầm cố nhà trị giá 250.000 USD cách đây 5 năm mà không cần phải chứng minh mình có năng lực tài chính ra sao.
Có thể anh ta đã mua một ngôi nhà ở vùng Stockton, bang California - nơi giá nhà đã tăng 10% mỗi năm trong vòng 4 năm trước đó. Cả ngân hàng cho anh ta vay tiền và bản thân anh ta cùng kỳ vọng, với đà này, giá ngôi nhà anh ta mua sẽ tăng gấp đôi trong vòng 10 năm. Nhưng chỉ hai tháng sau khi lãi suất khoản vay được điều chỉnh vào năm 2006, anh ta mất việc. Chưa đầy 3 tháng sau, người này vỡ nợ.
Đâu đó trong kho tài liệu lưu trữ của Countrywide hiện vẫn còn lưu trữ số khách hàng, số điện thoại và địa chỉ liên lạc gần đây nhất của “bệnh nhân số 0” này. Còn anh ta thì rất có thể hiện vẫn đang trong quá trình tìm việc làm mới!
(Theo Time)
Một trong những ví dụ điển hình nhất về “bệnh nhân số 0” là một phụ nữ có tên Mary Mallon, người bị cho là đã châm ngòi cho sự bùng phát của căn bệnh sốt thương hàn ở New York và vùng ngoại ô của thành phố này trong thời gian 1901-1906.
Theo các chuyên gia kinh tế, sự suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay cũng nhất định phải có một “bệnh nhân số 0” - một cá nhân nào đó đã khởi động cho series những biến cố đẩy nền kinh tế thế giới vào giai đoạn sụt giảm tăng trưởng tồi tệ nhất từ Đại suy thoái 1929 tới nay, khiến khoảng 51 triệu người trên thế giới có nguy cơ mất việc trong năm 2009.
“Bệnh nhân số 0” của suy thoái kinh tế thế giới có thể là một người đã mua một ngôi nhà ở California (Mỹ) vào năm 2003 bằng một khoản vay dưới chuẩn, nhưng không lâu sau đó đã vỡ nợ...
Ngọn nguồn của suy thoái
Phần lớn các kinh tế gia đổ lỗi cho sự sụt giảm của giá nhà ở Mỹ và sự mất giá nghiêm trọng của các loại chứng khoán bảo đảm bằng nợ địa ốc (morgate-backed securities - MBS) đã dẫn tới đổ vỡ của thị trường tín dụng - sự cố châm ngòi cho suy thoái.
Ở một cấp độ nào đó, các chuyên gia của thị trường tài chính Phố Wall, những người sáng tạo ra những công cụ tài chính phái sinh đầy rủi ro, trong đó có MBS, đã không thể dự báo được khả năng đổ vỡ quá nhanh chóng của thị trường cho vay chất lượng thấp, vì giá nhà ở Mỹ trong nhiều thập kỷ trở lại đây chỉ có đi lên. Tuy nhiên, cùng với sự gia tăng của tỷ lệ vỡ nợ tại Mỹ, giá trị của những công cụ phái sinh này cũng “cắm đầu” lao theo, khiến các ngân hàng và các tổ chức nắm giữ chúng phải công bố những khoản thua lỗ khổng lồ.
Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) vừa qua tại Davos, Thụy Sỹ, các nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc đã chỉ trích nước Mỹ về sai lầm trong hoạt động kiểm soát thị trường tài chính dẫn tới sự nhân rộng của các công cụ phái sinh độc hại.
Để “sản xuất” MBS, đầu tiên, các công ty tài chính phải mua lại một lượng lớn những khoản vay địa ốc đã có từ các ngân hàng, rồi dùng vào danh mục nợ đó để phát hành các loại chứng khoán này. Khi phát hành MBS, các công ty tài chính thiết lập những mô hình toán học về các dòng tiền được tạo ra trong tương lai từ các khoản nợ mà họ đã mua, trong đó có các khoản mà người vay chi trả hàng tháng.
MBS sẽ được chia ra thành nhiều gói, mỗi gói được đánh giá bằng khả năng bao nhiêu khoản vay sẽ được trả đúng hạn, và bao nhiêu khoản vay không được trả đúng hạn. Như vậy, gói MBS loại A là loại độ rủi ro thấp nhất, tiếp theo là gói B, C… và cuối cùng là gói Z với độ rủi ro cao nhất.
Sau khi những tính toán này được hoàn tất, MBS được bán cho các ngân hàng, các công ty môi giới và các tổ chức tài chính khác như một dạng trái phiếu hạng đầu cơ. Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm ban đầu đều dành cho các loại MBS mức xếp hạng AAA do từ Đại khủng hoảng 1929 tới nay, giá nhà ở Mỹ chưa năm nào giảm.
Vào năm 2007, tỷ lệ vỡ nợ địa ốc ở Mỹ, nhất là trong số các đối tượng vay nợ dưới chuẩn, bắt đầu tăng với tốc độ chưa từng có tiền lệ. Trước đó, nhiều khoản vay thế chấp nhà đã được cấp cho những người thậm chí không có thẻ tín dụng hay xác minh thu nhập.
Các khoản vay mua nhà thường có lãi suất rất thấp trong 3 năm đầu tiên, còn sau đó, lãi suất được điều chỉnh lên mức cao hơn rất nhiều. Người vay tiền vì thế nhận thấy khoản tiền phải trả hàng tháng ban đầu rất “mềm” nhưng càng về sau càng tăng chóng mặt, và cuối cùng nhiều người đã mất khả năng chi trả. Tỷ lệ thất nghiệp leo thang càng khiến việc trả nợ ngân hàng càng khiến tỷ lệ vỡ nợ tăng.
Tới lúc này, những dòng tiền được sinh ra từ danh mục nợ mà công ty phát hành MBS đã mua để dựa vào đó phát hành các loại chứng khoán này bắt đầu teo lại nhanh chóng. Bởi thế, giá trị của các MBS cũng “bốc hơi” với tốc độ đáng sợ, đẩy các loại chứng khoán này vào vị thế những tài sản “độc hại”, thay vì các loại chứng khoán được xếp hạng tín nhiệm AAA như trước. Các tổ chức nắm giữ lúc này tìm cách bán đổ bán tháo MBS, nhưng giao dịch của MBS đã gần như đóng băng, khiến giá trị của chúng càng lao dốc mạnh hơn.
Một ai đó vay một khoản vay dưới chuẩn tại Mỹ vào năm 2003 có thể chính là “bệnh nhân số 0” của sự suy thoái toàn cầu này. Theo các quy định của ngân hàng, người này phải trả khoản vay của anh ta trong thời gian 10 năm. Tuy nhiên, khi lãi suất khoản vay được điều chỉnh vào năm 2006, anh ta đã vỡ nợ. Dòng tiền mà khoản vay của anh ta sản sinh ra cho công ty tài chính phát hành MBS dựa trên khoản vay đó ngừng lại.
Tiếp đó, một người vay tiền mua nhà khác cũng vỡ nợ… Cứ thế, giá trị của các gói MBS cứ giảm dần, giảm dần, càng về sau càng giảm mạnh.
Sau vụ vỡ nợ đầu tiên, giá nhà ở khu vực lân cận nơi có ngôi nhà của người vỡ nợ đó giảm xuống chút ít. Cứ thế, sau mỗi vụ vỡ nợ, giá nhà lại giảm xuống chút nữa và mỗi lúc đà giảm này một tăng tốc và lan rộng trên khắp nước Mỹ như một trận dịch lớn.
Thua lỗ nghiêm trọng trong các tập đoàn tài chính lớn tại Mỹ dẫn tới sự chao đảo mạnh của hệ thống tài chính không chỉ ở nước này mà trên toàn thế giới, vì trong một thế giới mở như hiện nay, biên giới là thứ gần như không hề tồn tại trong ngành tài chính. Mặt khác, các loại MBS có nguồn gốc tại Mỹ cũng được bán cho rất nhiều nhà đầu tư trên khắp thế giới chứ không riêng gì ở nước này.
Đỉnh điểm của cơn khủng hoảng là vào tháng 9/2008 sau vụ phá sản của ngân hàng đầu tư Phố Wall Lehman Brothers và nguy cơ đổ vỡ của một loạt tập đoàn tài chính lớn của Mỹ, trong đó có hãng bảo hiểm AIG.
Sau cơn hoảng loạn lan rộng khắp các châu lục là sự đóng băng của thị trường tín dụng vì các ngân hàng đã quá sợ cho vay, bất chấp những nỗ lực bơm vốn vào hệ thống tài chính của các chính phủ.
Các công ty cạn vốn để làm ăn, dẫn tới sa thải hàng loạt. Người tiêu dùng vừa không thể vay tín dụng để chi tiêu, vừa mất việc, nên thắt lưng buộc bụng, khiến các ngành sản xuất càng gặp khó… Cứ thế, lần lượt các nền kinh tế đầu tàu Mỹ, khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu, Nhật Bản và Anh đã cùng tuyên bố suy thoái. Nhiều nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu ở châu Á thì chứng kiến tốc độ sụt giảm “vô tiền khoáng hậu” trong kim ngạch xuất khẩu và cũng có nguy cơ suy thoái theo.
Đến lúc này, suy thoái đã trở thành cơn bệnh của thế giới.
Chân dung “bệnh nhân số 0”
Vậy, “bệnh nhân số 0” của suy thoái đến từ đâu và tình hình tài chính của anh ta lúc đầu như thế nào?
Dựa vào thời điểm là thời kỳ đỉnh cao của thị trường địa ốc Mỹ và đâu ngân hàng cho vay dưới chuẩn nhiều nhất ở nước này, có thể xác định, anh ta là một khách hàng của ngân hàng Countrywide đã bị Bank of America thâu tóm.
Theo dự đoán, anh ta đã vay một khoản vay cầm cố nhà trị giá 250.000 USD cách đây 5 năm mà không cần phải chứng minh mình có năng lực tài chính ra sao.
Có thể anh ta đã mua một ngôi nhà ở vùng Stockton, bang California - nơi giá nhà đã tăng 10% mỗi năm trong vòng 4 năm trước đó. Cả ngân hàng cho anh ta vay tiền và bản thân anh ta cùng kỳ vọng, với đà này, giá ngôi nhà anh ta mua sẽ tăng gấp đôi trong vòng 10 năm. Nhưng chỉ hai tháng sau khi lãi suất khoản vay được điều chỉnh vào năm 2006, anh ta mất việc. Chưa đầy 3 tháng sau, người này vỡ nợ.
Đâu đó trong kho tài liệu lưu trữ của Countrywide hiện vẫn còn lưu trữ số khách hàng, số điện thoại và địa chỉ liên lạc gần đây nhất của “bệnh nhân số 0” này. Còn anh ta thì rất có thể hiện vẫn đang trong quá trình tìm việc làm mới!
(Theo Time)